Tình hình lạm phát từ năm 2008

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) tác động của lạm phát đến tiêu thụ sản phẩm dây cáp điện của công ty TNHH thương mại và dịch vụ TCT trên thị trường hà nội (Trang 31)

5. Phương pháp nghiên cứu

2.1. Tổng quan tình hình và ảnh hưởng của nhân tố môi trường đến lạm phát

2.1.3.2. Tình hình lạm phát từ năm 2008

Năm 2008 là một năm đáng nhớ đối với kinh tế vĩ mơ cũng như tình hình lạm phát ở Việt Nam. CPI đã liên tục tăng cao từ đầu năm, và mức cao nhất của CPI tính theo năm của năm 2008 đã lên đến 30%. Kết thúc năm 2008, chỉ số CPI tăng 19.89%, tính theo trung bình năm tăng 22.97%.

Năm 2009, suy thoái của kinh tế thế giới khiến sức cầu suy giảm, giá nhiều hàng hóa cũng xuống mức khá thấp, lạm phát trong nước được khống chế. CPI năm 2009 tăng 6.52%, thấp hơn đáng kể so với những năm gần đây. Tuy vậy, mức tăng này nếu so với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới lại cao hơn khá nhiều.

Năm 2010, Tổng cục thống kê công bố CPI tháng 12 năm 2010 tăng 1,98% so với tháng trước, đẩy lạm phát năm 2010 của cả nước lên 11,75% so với tháng 12/2009. Nếu tính bình qn theo cách tính mới của tổng cục thống kê, chỉ số giá năm 2010 so với năm 2009 tăng 9,19%

Năm 2011, theo số liệu của Tổng cục Thống kê, so với năm 2010, chỉ số giá tiêu dùng cả năm 2011 tăng 18,58% - cao hơn nhiều so với mục tiêu mà Chính phủ đề ra cũng như các dự báo trước đó của các bộ ngành và giới phân tích. Trong đó, theo số liệu của Tổng cục Thống kê, thủ phạm chính đẩy lạm phát tăng cao vẫn là giá thực phẩm, lương thực tăng mạnh với mức 29,34% và 22,82%.

Năm 2012, là năm ghi nhận nhiều biến động bất thường.Cụ thể, CPI tăng không quá cao vào hai tháng đầu năm (tăng 1% vào tháng Một và tăng 1,37% vào tháng Hai), nhưng lại tăng quá cao trong tháng Chín, với mức tăng 2,2%.Dù mức tăng CPI của tháng 9 chủ yếu là do tác động của nhóm thuốc và dịch vụ y tế và nhóm giáo dục, được cho là chỉ mang tính thời điểm, tuy nhiên, vào thời điểm đó, rất nhiều quan điểm lo ngại về khả năng tăng tốc của CPI những tháng cuối năm. Tuy nhiên, trái với

lo ngại, CPI đã tăng chậm dần trong những tháng cuối năm. Cụ thể, tháng 10 chỉ tăng 0,85%; tháng 11 tăng 0,47% và tháng 12 tăng 0,27%.“Điều này thể hiện tính kịp thời và hiệu quả của việc triển khai Chỉ thị số 25/CT-TTg ngày 26/9/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường cơng tác quản lý, điều hành và bình ổn giá”. Một điểm bất thường nữa của thị trường giá cả trong nước năm 2012, theo Tổng cục Thống kêCPI không giảm vào sau Tết Âm lịch, mà lại giảm vào hai tháng giữa năm (tháng Sáu và tháng Bảy).Về diễn biến CPI trong năm 2012, điểm đáng chú ý là nhóm hàng lương thực, thực phẩm tăng thấp hơn mức tăng chung (lương thực tăng 3,26%, thực phẩm tăng 8,14%, CPI bình quân chung tăng 9,21%). Trong khi đó, năm 2011, đây là nhóm hàng có CPI tăng cao nhất và cao hơn nhiều so với mức tăng chung.Cùng với đó, chỉ số giá nhóm dịch vụ y tế có sự thay đổi lớn, với CPI tăng mạnh, chỉ số giá nhóm giáo dục tuy mức tăng giảm so với năm trước, nhưng vẫn ở mức cao.Trong khi đó, một mục tiêu quan trọng khác của Kế hoạch Phát triển kinh tế - xã hội năm 2012, tăng trưởng GDP, theo Tổng cục Thống kê chỉ dừng ở con số 5,03%. Trong đó, quý I, tăng 4,64%; quý II tăng 4,8%; quý III tăng 5,05% và quý IV tăng 5,44%.Trong mức tăng trưởng chung của tồn nền kinh tế, khu vực nơng, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,72%, đóng góp 0,44 điểm % vào mức tăng trưởng chung; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 4,52%, đóng góp 1,89 điểm %; cịn khu vực dịch vụ tăng 7,42%, đóng góp 2,7 điểm %.

Năm 2013, với mức tăng chỉ số tiêu dùng 6,04% so với cuối năm 2012, lạm phát trong năm 2013 được ghi nhận là mức tăng thấp nhất trong suốt 10 năm qua. Báo cáo số liệu thống kê kinh tế - xã hội năm 2013 tại cuộc họp báo sáng 23/12/2013, bà Nguyễn Thị Ngọc Vân, Vụ trưởng Vụ Thống kê Tổng hợp thuộc Tổng cục Thống kê cho biết, trong tháng 12, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) đã tăng 0,51% so với tháng trước và tăng 6,04% so với cùng kỳ tháng 12/2012. Đây là năm có chỉ số giá tiêu dùng tăng thấp nhất trong 10 năm trở lại đây. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm 2013 tăng 6,6% so với bình quân năm 2012, thấp hơn nhiều so với mức tăng 9,21% của năm 2012.

Trong năm 2013, CPI tăng cao vào quý I và quý III với mức tăng bình quân tháng là 0,8%; quý II và quý IV, CPI tương đối ổn định và tăng ở mức thấp với mức tăng bình qn tháng là 0,4%. Trong các nhóm hàng hóa và dịch vụ, nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng có chỉ số giá tháng 12/2013 so với tháng trước tăng cao nhất với mức tăng 2,31%, nguyên nhân do việc điều chỉnh giá gas hồi đầu tháng. Một số nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá giảm bao gồm nhóm giao thơng giảm 0,23%; bưu chính viễn thơng giảm 0,01%.

Năm 2014, Về cơ bản, nhiều khả năng lạm phát năm 2014 sẽ tiếp tục được kiểm sốt ở mức thấp tuy rằng mức tăng có thể cao hơn một chút so với năm 2013. Tổng cung tiếp tục được cải thiện nhờ niềm tin của các doanh nghiệp trở lại trong khi tổng cầu được dự báo chỉ hồi phục chậm sẽ là những nhân tố giúp giữ mặt bằng giá cả các mặt hàng thiết yếu như lương thực, thực phẩm; đồ uống và thuốc lá; may mặc, mũ nón, giày dép… duy trì ở mức thấp. Tuy nhiên, vẫn cịn một số yếu tố có thể có những tác động bất ngờ và khó lường đến diễn biến lạm phát 2014.

Thứ nhất, kinh tế phục hồi nhanh hơn, tăng trưởng tín dụng cao hơn. Mặc dù doanh số bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng năm 2013 sau khi loại trừ yếu tố giá chỉ tăng 5,6%- mức tăng thấp nhất trong vòng bốn năm trở lại đây nhưng bước sang năm 2014 các dự báo lạc quan về tăng trưởng và việc làm có thể sẽ khiến người tiêu dùng mạnh tay chi tiêu hơn, giúp gia tăng tổng cầu. Mặt khác, tăng trưởng tín dụng năm 2014 cũng được NHNN đặt mục tiêu ở mức 12-14%- cao hơn mức 11% của năm 2013 cũng sẽ phần nào tác động đến lạm phát.

Thứ hai, nới trần bội chi ngân sách lên 5,3% GDP. Dự kiến sẽ có khoảng gần 20.000 tỷ đồng được Quốc hội chấp thuận để chi thêm cho đầu tư phát triển và trả nợ trong năm 2014. Mặc dù quyết định tăng đầu tư công để thúc đẩy tăng trưởng trong bối cảnh đầu tư tư nhân sụt giảm là đúng đắn nhưng hiệu quả của các cơng trình đầu tư cơng vẫn là một dấu hỏi lớn, có thể gây rủi ro tiềm tàng tới lạm phát.

Thứ ba, tiền có thể được bơm mạnh qua kênh chiết khấu trái phiếu VAMC. Một lượng vốn lớn có thể được bơm vào hệ thống ngân hàng khi các NHTM bán nợ cho VAMC có thể xin vay chiết khấu từ NHNN với giá trị tối đa bằng 70% giá trị trái phiếu VAMC. Nếu tồn bộ nợ xấu của ngân hàng có thể được xử lý hết qua kênh VAMC trong năm 2014 thì ước tính tối đa có khoảng gần 200.000 tỷ đồng có thể được NHNN bơm vào hệ thống qua kênh chiết khấu trái phiếu đặc biệt này. Điều này sẽ gây áp lực khơng nhỏ lên mục tiêu kiểm sốt lạm phát ở mức thấp.

Thứ tư, một vài mặt hàng thiết yếu như xăng dầu, điện, học phí, thuốc và dịch vụ y tế nhiều khả năng sẽ có thêm những đợt điều chỉnh giá mới. Theo lộ trình, trong năm 2014, giá điện có thể sẽ tăng tiếp 11%, giá các mặt hàng y tế tăng trung bình 20%, lương tối thiểu tăng 10%, ngồi ra giá xăng dầu, học phí cũng có thể sẽ tăng mạnh. Không loại trừ khả năng diễn biến lạm phát năm 2014 sẽ có những điểm tương đồng với năm 2013 khi tăng mạnh nhất vào tháng 1, tháng 2 (thời điểm Tết Nguyên Đán) và tháng 8, tháng 9 (thời điểm có thể điều chỉnh giá nhóm hàng giáo dục và y tế).

Trong giai đoạn nền kinh tế lạm phát cao đã ảnh hưởng khơng nhỏ đến tình hình kinh doanh dây cáp điện của cơng ty, chi phí đầu vào tăng khiến cho lợi nhuận công ty giảm. Lạm phát cao cũng ảnh hưởng đến khả năng huy động vốn của công ty

gặp nhiều khó khăn. Khi lạm phát cao, doanh nghiệp gặp phải khó khăn trong khâu huy động vốn để mở rộng quy mơ sản xuất. Cùng với đó, khi xảy ra lạm phát nhu cầu tiêu dùng của người tiêu dùng cũng có xu hướng giảm làm sản lượng tiêu thụ của doanh nghiệp giảm kéo theo doanh thu cả doanh nghiệp cũng giảm. Từ đó khả năng mở rộng thị trường cũng sẻ bị ảnh hưởng rất nhiều.

2.1.3.3. Chính sách vĩ mơ liên quan đến vấn đề nghiên cứu

• Chính sách thúc đẩy tăng trưởng: đó là các chính sách thu hút đầu tư, phát triển khoa học công nghệ

Hiện nay, Nhu cầu về dây cáp điện không chỉ tăng về số lượng mà còn tăng cả về chất lượng nên Nhà nước có nhiều chính sách đầu tư, hỗ trợ cho kinh doanh dây cáp điện, đặc biệt là hỗ trợ cho việc nhập khẩu nguyên liệu đầu vào giảm thuế nhập khẩu, thủ tục hành chính rút gọn. Điều đó tạo điều kiện tốt cho việc tìm kiếm nguồn hàng từ nước ngoài. Đồng thời cũng tạo điều kiện tốt cho doanh nghiệp thực hiện khâu phân phối.

• Chính sách tỷ giá: Giai đoạn gần đây,Nhà nước có những đợt điều chỉnh tỷ giá mới để việc phát triển kinh tế Việt nam phù hợp với xu thế phát triển kinh tế thế giới. Nhà nước hạ thấp giá VND khiến việc nhập một số nguyên liệu đầu vào từ nước ngoài tăng cao. Tuy nhiên, cùng với đó thì việc hạ tỷ giá VND lại thúc đẩy xuất khẩu. Như vậy việc hạ thấp tỷ giá VND làm tăng giá một số nguyên liệu phải nhập từ nước ngồi nhưng lại có tác động tích cực đến việc thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp.

• Kiềm chế lạm phát: Đây là chính sách mà Nhà nước áp dụng nhiều trong suốt những năm qua. Bởi vì lạm phát khơng chỉ ảnh hưởng đến một ngành, một lĩnh vực trong nền kinh tế mà nó ảnh hưởng đến tất cả các ngành các lĩnh vực của nền kinh tế. Tuy Nhà nước đã có nhiều những biện pháp để kiềm chế lạm phát nhưng lạm phát ở nước ta vẫn diễn ra với tốc độ cao.

Các biện pháp kiềm chế lạm phát của chính phủ có giúp doanh nghiệp hoạt động trong điều kiện bình ổn giá hơn. Tuy nhiên, các biện phát kiềm chế lạm phát không thể được sử dụng triệt để do mối quan hệ đánh đổi giữa lạn phát và các yếu tố khác như thất nghiệp...nên các biện phát kiềm chế lạm phát cũng chưa đem lại được nhiều tác dụng rõ rệt. Nên Nhà nước cần đẩy mạnh và tìm ra những biện pháp kiềm chế lạm phát triệt để hơn để giảm tốc độ lạm phát xuống giúp các doanh nghiệp ổn định phát triển.

2.2. Phân tích thực trạng tác động của lạm phát đến hoạt động kinh doanh và tiêuthụ sản phẩm dây cáp điện của Công ty TNHH TM & DV TCT thụ sản phẩm dây cáp điện của Công ty TNHH TM & DV TCT

2.2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của Cơng ty

Khi thực hiện gói thầu, Cơng ty và nhà thấu ln có những bản cam kết về dây cáp điện mà nhà thầu u cầu. Với mỗi cơng trình, dây cáp điện sử dụng khác nhau về chủng loại và số lượng. Vì là đại lý cấp I của các thương hiệu dây cáp điện nổi tiếng trong và ngoài nước lên cơng ty có thể đáp ứng được các nhu cầu khắt khe nhất của các nhà thầu. Và doanh số bán hàng được thể hiện qua bảng:

Dây cáp điện

Số lượng (cuộn)

Thiết bị điện trung thế Số lượng (chiếc) Các sản phẩm khác Số lượng (chiếc) Dây điện hạ thế 210

Máy biến thế 2 Công tơ 458

Đầu cáp 945 Aptomat 458

Hộp nối cáp 104 Công tắc 2342

Cầu dao 24 Ống luồn

dây

200 (cuộn)

(Nguồn: Phịng kế tốn)

Bảng 2.1: Số lượng vật tư trung bình cho mỗi cơng trình

Là đại lý cấp I, được sự uỷ quyền Công ty Cổ Phần Dây và Cáp Điện TAYA (VN), CADISUN (Thượng Đình), NGỌC KHÁNH (Goldcup), NEXAN LIOA, LS- VINA, TRẦN PHÚ… , công ty cam kết đem đến cho quý khách những sản phẩm tốt nhất, đáp ứng mọi nhu cầu về kỹ thuật và yêu cầu sử dụng, tiến độ thi công của khách hàng với giá cả cạnh tranh nhất trên thị trường, các sản phẩm công ty cung cấp đầy đủ CO, CQ, thông số kỹ thuật, phiếu kiểm tra chất lượng sản phẩm cuối cùng (Test Report) thoả mãn yêu cầu khắt khe nhất của các chủ đầu tư.

Hiện tại công ty cung cấp các chủng loại dây đặc chủng, phù hợp với yêu cầu sử dụng và khí hậu Việt Nam: Cáp chống cháy, chậm cháy, cáp dầu khí, cáp tàu biển và chủng loại cáp theo yêu cầu của khách hàng… chuyên cung cấp cho các cơng trình xây dựng, hầm mỏ, thủy điện, chung cư, KCN, nhà xưởng, các toà nhà cao tầng....

Theo báo cáo kết quả kinh doanh năm 2013, tổng tài sản của công ty tăng 9,6% so với năm 2012. Lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế đạt lần lượt là 5,6 tỷ đồng và 5,1 tỷ đồng, gấp 1,89 lần so năm 2012. Như vậy, kết quả kinh doanh năm 2013 của công ty đạt những thành công ấn tượng.

2.2.2. Ảnh hưởng của lạm phát tới nguồn vốn và hoạt động huy động vốn

Do lạm phát cao và để kiềm chế lạm phát, Nghị quyết 11/NQ-CP ngày 24/2/2011 của chính phủ về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội đã đưa ra những chủ trương “Thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt..”. Trong quá trình thực hiện chủ trương này, bên cạnh những mặt tích cực thì mặt trái của chính sách này dẫn tới tình trạng khát vốn và gây ra khơng ít khó khăn cho nhiều doanh nghiệp nói chung và cơng ty TNHH Thương Mại Và Dịch Vụ TCT nói riêng. Từ tháng 3/2011, với mục đích hạn chế tăng trưởng tín dụng, xử lý tình trạng các ngân hàng đua nhau tăng lãi suất huy động nhằm thu hút các nguồn tiền gửi từ dân cư, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã thực hiện một loạt các biện pháp áp trần lãi suất huy động đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam (VNĐ). Nhưng phải đến cuối năm 2012, chính sách thắt chặt tiền tệ mới bắt đầu có kết quả tích cực. Mặt trái của chính sách đó là tình trạng khát vốn, đẩy hầu hết các doanh nghiệp vào tình trạng khó khăn. Cơng ty TNHH Thương Mại Và Dịch Vụ TCT cũng nằm trong tình trạng chung đó. Nguồn vốn vay từ ngân hàng để phục vụ cho hoạt động kinh doanh giảm sút đáng kể, làm giảm sút về sản lượng hàng hóa bán ra thị trường. Giá trị vốn hàng bán năm 2011 từ 34,2 tỷ đã giảm xuống chỉ còn 18,2 tỷ đồng. Trước tình hình đó ban lãnh đạo cơng ty đã có rất nhiều biện pháp để hạn chế phần nào đó về nguồn vốn huy động. Công ty đã phải vay vốn từ các ngân hàng với lãi suất khá cao 16%/ năm, phần còn lại huy động được từ thế chấp tài sản và vay mượn của bạn bè, nhân viên công ty.

2.2.3. Ảnh hưởng của lạm phát tới chi phí

Lạm phát ảnh hưởng rất lớn đến chi phí đầu vào của doanh nghiệp, lạm phát tăng cao làm tăng hầu hết các loại chi phí: chi phí nguyên vật liệu đầu vào, chi phí sản xuất, chi phí nhân cơng, chi phí quản lý, bán hàng, th kho bãi,...điều đó làm tổng chi phí sản xuất kinh doanh tăng lên ảnh hưởng đến các hướng đầu tư của doanh nghiệp, buộc các doanh nghiệp phải có những điều chỉnh nhằm tối đa hóa chi phí để có thể tồn tại và cạnh tranh trên thị trường.

Năm 2011 2012 2013 Chi phí 38,4 tỷ 43,9 tỷ 50,1 tỷ Lạm phát 18,58% 6,81% 6,04%

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) tác động của lạm phát đến tiêu thụ sản phẩm dây cáp điện của công ty TNHH thương mại và dịch vụ TCT trên thị trường hà nội (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(51 trang)