Phân tích thực trạng tác động của lạm phát đến hoạt động kinh doanh và tiêu

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) tác động của lạm phát đến tiêu thụ sản phẩm dây cáp điện của công ty TNHH thương mại và dịch vụ TCT trên thị trường hà nội (Trang 35 - 40)

5. Phương pháp nghiên cứu

2.2. Phân tích thực trạng tác động của lạm phát đến hoạt động kinh doanh và tiêu

2.2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty

Khi thực hiện gói thầu, Cơng ty và nhà thấu ln có những bản cam kết về dây cáp điện mà nhà thầu u cầu. Với mỗi cơng trình, dây cáp điện sử dụng khác nhau về chủng loại và số lượng. Vì là đại lý cấp I của các thương hiệu dây cáp điện nổi tiếng trong và ngoài nước lên cơng ty có thể đáp ứng được các nhu cầu khắt khe nhất của các nhà thầu. Và doanh số bán hàng được thể hiện qua bảng:

Dây cáp điện

Số lượng (cuộn)

Thiết bị điện trung thế Số lượng (chiếc) Các sản phẩm khác Số lượng (chiếc) Dây điện hạ thế 210

Máy biến thế 2 Công tơ 458

Đầu cáp 945 Aptomat 458

Hộp nối cáp 104 Công tắc 2342

Cầu dao 24 Ống luồn

dây

200 (cuộn)

(Nguồn: Phịng kế tốn)

Bảng 2.1: Số lượng vật tư trung bình cho mỗi cơng trình

Là đại lý cấp I, được sự uỷ quyền Công ty Cổ Phần Dây và Cáp Điện TAYA (VN), CADISUN (Thượng Đình), NGỌC KHÁNH (Goldcup), NEXAN LIOA, LS- VINA, TRẦN PHÚ… , công ty cam kết đem đến cho quý khách những sản phẩm tốt nhất, đáp ứng mọi nhu cầu về kỹ thuật và yêu cầu sử dụng, tiến độ thi công của khách hàng với giá cả cạnh tranh nhất trên thị trường, các sản phẩm công ty cung cấp đầy đủ CO, CQ, thông số kỹ thuật, phiếu kiểm tra chất lượng sản phẩm cuối cùng (Test Report) thoả mãn yêu cầu khắt khe nhất của các chủ đầu tư.

Hiện tại công ty cung cấp các chủng loại dây đặc chủng, phù hợp với yêu cầu sử dụng và khí hậu Việt Nam: Cáp chống cháy, chậm cháy, cáp dầu khí, cáp tàu biển và chủng loại cáp theo yêu cầu của khách hàng… chuyên cung cấp cho các cơng trình xây dựng, hầm mỏ, thủy điện, chung cư, KCN, nhà xưởng, các toà nhà cao tầng....

Theo báo cáo kết quả kinh doanh năm 2013, tổng tài sản của công ty tăng 9,6% so với năm 2012. Lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế đạt lần lượt là 5,6 tỷ đồng và 5,1 tỷ đồng, gấp 1,89 lần so năm 2012. Như vậy, kết quả kinh doanh năm 2013 của công ty đạt những thành công ấn tượng.

2.2.2. Ảnh hưởng của lạm phát tới nguồn vốn và hoạt động huy động vốn

Do lạm phát cao và để kiềm chế lạm phát, Nghị quyết 11/NQ-CP ngày 24/2/2011 của chính phủ về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội đã đưa ra những chủ trương “Thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt..”. Trong quá trình thực hiện chủ trương này, bên cạnh những mặt tích cực thì mặt trái của chính sách này dẫn tới tình trạng khát vốn và gây ra khơng ít khó khăn cho nhiều doanh nghiệp nói chung và cơng ty TNHH Thương Mại Và Dịch Vụ TCT nói riêng. Từ tháng 3/2011, với mục đích hạn chế tăng trưởng tín dụng, xử lý tình trạng các ngân hàng đua nhau tăng lãi suất huy động nhằm thu hút các nguồn tiền gửi từ dân cư, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã thực hiện một loạt các biện pháp áp trần lãi suất huy động đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam (VNĐ). Nhưng phải đến cuối năm 2012, chính sách thắt chặt tiền tệ mới bắt đầu có kết quả tích cực. Mặt trái của chính sách đó là tình trạng khát vốn, đẩy hầu hết các doanh nghiệp vào tình trạng khó khăn. Cơng ty TNHH Thương Mại Và Dịch Vụ TCT cũng nằm trong tình trạng chung đó. Nguồn vốn vay từ ngân hàng để phục vụ cho hoạt động kinh doanh giảm sút đáng kể, làm giảm sút về sản lượng hàng hóa bán ra thị trường. Giá trị vốn hàng bán năm 2011 từ 34,2 tỷ đã giảm xuống chỉ cịn 18,2 tỷ đồng. Trước tình hình đó ban lãnh đạo cơng ty đã có rất nhiều biện pháp để hạn chế phần nào đó về nguồn vốn huy động. Công ty đã phải vay vốn từ các ngân hàng với lãi suất khá cao 16%/ năm, phần còn lại huy động được từ thế chấp tài sản và vay mượn của bạn bè, nhân viên công ty.

2.2.3. Ảnh hưởng của lạm phát tới chi phí

Lạm phát ảnh hưởng rất lớn đến chi phí đầu vào của doanh nghiệp, lạm phát tăng cao làm tăng hầu hết các loại chi phí: chi phí nguyên vật liệu đầu vào, chi phí sản xuất, chi phí nhân cơng, chi phí quản lý, bán hàng, th kho bãi,...điều đó làm tổng chi phí sản xuất kinh doanh tăng lên ảnh hưởng đến các hướng đầu tư của doanh nghiệp, buộc các doanh nghiệp phải có những điều chỉnh nhằm tối đa hóa chi phí để có thể tồn tại và cạnh tranh trên thị trường.

Năm 2011 2012 2013 Chi phí 38,4 tỷ 43,9 tỷ 50,1 tỷ Lạm phát 18,58% 6,81% 6,04%

Bảng 2.2 Ảnh hưởng của lạm phát tới chi phí

Từ bảng trên nhận thấy rằng lạm phát có ảnh hưởng rất nhiều tới chi phí của cơng ty. Từ năm 2011 đến năm 2013 lạm phát liên tục giảm nhanh là điều kiện để chi phi cho các hoạt động kinh doanh của cơng ty giảm theo. Nhìn vào bảng ta thấy chi phí cơng ty tăng lên, nhưng thực chất với sự tăng lên về quy mô rất nhiều, mở rộng

hoạt động kinh doanh mà chi phí tăng lên với số lượng nhỏ như vậy là nhờ vào lạm phát giảm giúp công ty tiết kiệm được rất nhiều chi phí.

2.2.4. Ảnh hưởng của lạm phát tới doanh thu, lợi nhuận

Lạm phát khiến cho các yếu tố đầu vào tăng cao, chi phí tăng cao ảnh hưởng đến doanh thu và chi phí của doanh nghiệp qua đó ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Lạm phát làm cho giá trị thực của các tài sản khấu hao nhiều hơn, phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp cao hơn khiến lợi nhuận giản sút.

Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, trong thời kỳ lạm phát lợi nhuận của doanh nghiệp vẫn có thể tăng do mức tăng giá bình quân của các yếu tố đầu vào thấp hơn mức tăng giá của sản phẩm đầu ra trong khi sản lượng sản phẩm của doanh nghiệp bán ra không giảm sút nhiều.

Trải qua hơn năm năm hoạt động với những thay đổi nhằm hoàn thiện bộ máy quản lý hệ thống sản xuất kinh doanh, công ty đã từng bước mở rộng quy mô sản xuất, mở rộng thị trường, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng doanh thu

Biểu đồ 2.1: Doanh thu kế hoạch và thực hiện của công ty giai đoạn 2011- 2013 Đơn vị: tỷ đồng

Nguồn: Phịng kế tốn

Theo mơ tả trên biểu đồ có thể thấy, doanh thu của cơng ty tăng ổn định qua các năm và vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Doanh thu năm 2011 của công ty đạt 40,6 tỷ đồng thì đến năm 2013 đã đạt 55,2 tỷ đồng. Điều này thể hiện nỗ lực đáng ghi nhận của ban lãnh đạo cũng như đội ngũ cán bộ cơng nhân viên trong q trình quản lý cũng như kinh doanh. Mặc dù đang ở trong giai đoạn khó khăn của nền kinh tế trong nước và quốc tế, doanh thu của công ty vẫn giữ được sự tăng trưởng ổn định qua các năm.

Trong giai đoạn 2011-2013, doanh thu của cơng ty tăng qua các năm, điều đó cho thấy tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của cơng ty khá ổn định.

Bên cạnh đó lý do quan trọng để cơng ty đạt được điều đó là lạm phát năm 2012 và 2013 đã đạt mức thấp tạo cho công ty điều kiện tốt phát triển.

Với mức lạm phát thấp có điều kiện kinh doanh tốt, chi phí giảm xuống thấp mà doanh thu lại tăng nhanh thì lợi nhuận của cơng ty cũng tăng rõ rệt, chúng ta có thể thấy rõ ở bảng dưới.

Bảng 2.3: Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh giai đoạn 2011 – 2013

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Lợi nhuận từ hoạt động

SXKD

2,26 2,54 4,78

Lợi nhuận khác 0,14 0,16 0,32

Tổng lợi nhuận 2,4 2,7 5.1

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh 2011 – 2013

2.2.5. Ảnh hưởng của lạm phát tới mở rộng thị trường và thị phần

Để hiểu rõ về ảnh hưởng của lạm phát tới mở rộng thị trường và thị phần, trước tiên chúng ta đi tìm hiểu về vai trị của thị trường đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp góp phần vào việc thỏa mãn các nhu cầu của thị trường, kích thích sự ra đời của các nhu cầu mới.Trong cơ chế thị trường, thị trường có vai trị đặc biệt quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Thị trường vừa là động lực, vừa là thước đo kết quả và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp.

- Thị trường là động lực: Thị trường đặt ra các nhu cầu tiêu dùng, buộc các doanh nghiệp nếu muốn tồn tại phải ln nắm bắt được các nhu cầu đó. Ngày nay, mức sống của người dân được nâng lên một cách rõ rệt, do đó khả năng chi tiêu của họ cũng cao hơn. Bên cạnh đó, các cơ sở sản xuất kinh doanh cạnh tranh giành giật khách hàng một cách quyết liệt bởi vì thị trường có chấp nhận thì doanh nghiệp mới tồn tại được, ngược lại, sẽ bị phá sản. Do đó, thị trường là động lực cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

- Thị trường là thước đo: Thị trường cũng có vai trị thẩm định tính khả thi và hiệu quả của các phương án sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp ln phải đối mặt với các tình huống khó khăn địi hỏi phải có sự phân tích, cân nhắc trước khi ra quyết định. Mỗi một

quyết định đều có ảnh hưởng nhất định tới sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Thị trường có chấp nhận, khách hàng có hài lịng thì mới chứng minh được phương án kinh doanh đó là có hiệu quả và ngược lại. Như vậy, thị trường là thước đo hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Vai trò của phát triển thị trường sản phẩm đối với doanh nghiệp: Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, thị trường ln ở vị trí trung tâm.Thị trường có sức ảnh hưởng mạnh mẽ tới từng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vì thị trường là mục tiêu kinh doanh và cũng là mơi trường của hoạt động kinh doanh hàng hóa và dịch vụ.

Thị trường tiêu thụ quyết đinh sự sống cịn của doanh nghiệp.Thơng qua hoạt động mua bán trên thị trường, các doanh nghiệp đạt được mục tiêu chính của mình là tìm kiếm lợi nhuận. Thị trường càng lớn thì hàng hố tiêu thụ càng nhiều, cịn thị trường bị thu hẹp hay doanh nghiệp bị mất thị trường thì doanh nghiệp sẽ bị suy thối, không thể tồn tại lâu. Trong nền kinh tế thị trường hiện đại, với những tiến bộ khoa học mới làm biến chuyển công nghệ sản xuất, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng khốc liệt.Nhu cầu tiêu dùng cũng vì thế ngày một nâng cao.Bất kỳ doanh nghiệp nào cho dù đang đứng trên đỉnh cao của sự thành đạt cũng có thể bị lùi lại phía sau nếu khơng nắm bắt được thị trường một cách kịp thời. Ngược lại, cho dù doanh nghiệp đang đứng trên bờ vực của sự phá sản cũng có thể vươn lên chiếm lĩnh và làm chủ thị truờng nếu họ nhạy bén, phát hiện ra xu thế của thị trư¬ờng hay những kẽ hở thị trường mà mình có thể len vào được. Do vậy, thị trường phản ánh tình hình kinh doanh của doanh nghiệp.

Thị trường quyết định lợi nhuận của doanh nghiệp. Thị trường điều tiết, hướng dẫn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp: Trong cơ chế thị trường, việc quyết định sản xuất cái gì, như thế nào, cho ai không phải do doanh nghiệp tự quyết định theo ý muốn chủ quan của mình mà phải do nhu cầu của người tiêu dùng. Vì mục đích của nhà sản xuất kinh doanh là thu lợi nhuận thông qua việc đem bán, kinh doanh những sản phẩm, dịch vụ mà khách hàng cần chứ không phải kinh doanh cái mà doanh nghiệp có nên họ ln cố gắng xác định nhu cầu của khách hàng qua các yếu tố của thị trường như cung, cầu, giá cả…thị trường luôn tồn tại khách quan, các doanh nghiệp muốn đạt được thành công đều phải thích ứng cùng với thị trường để đạt được mục tiêu cuối cùng là thu lợi nhuận. Có nhiều cách để gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp như nâng giá trong điều kiện bán ra khơng đổi...nhưng những cách đó rất khó thực hiện khi có nhiều sản phẩm cạnh tranh nhau trên thị trường. Do đó muốn gia tăng lợi nhuận thì cách tốt nhất là doanh nghiệp phải tiêu thụ được thêm nhiều hàng hoá, nghĩa

là phải phát triển được thị trường, thu hút được thêm nhiều khách hàng mua và tiêu dùng sản phẩm của doanh nghiệp.

Phát triển thị trường giúp doanh nghiệp phát triển ổn định, tăng thị phần, nâng cao vị thế của mình trên thị trường trong nước và trên thế giới. Trong nền kinh tế thị trường ngày nay, thị trường trong nước, khu vực, và thế giới có nhiều biến động, các doanh nghiệp trong nước luôn phải đương đầu với các đối thủ cạnh tranh tầm cỡ trong nước cũng như trên thế giới. Do vậy, muốn tồn tại và phát triển thì các doanh nghiệp phải không ngừng củng cố và phát triển thị trường của mình. Khi sản phẩm của doanh nghiệp được nhiều người tiêu dùng lựa chọn thì uy tín của doanh nghiệp sẽ ngày càng tăng và càng tạo thuận lợi cho sự phát triển doanh nghiệp

Với tầm quan trọng của phát triển thị trường và thị phần như vậy, nhưng lạm phát lại làm giảm tính ổn định của nền kinh tế, do đó ảnh hưởng tới khả năng thực hiện các kế hoạch mở rộng và phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Từ những năm đầu thành lập công ty đã phải chịu tác động xấu rất nhiều từ lạm phát cao từ năm 2008 đến năm 2011. Tuy nhiên trong 2 năm trở lại đây nền kinh tế đang ổn định dần và lạm phát giữ ở mức thấp đã tạo điều kiện rất tốt cho công tác mở rộng thị trường của công ty. Từ là một công ty nhỏ mới thành lập kinh doanh trong linh vực phân phối dây cáp điện, do nắm bắt được thời cơ phát triển thị trường cơng ty đã lớn mạnh mà có thị phần khơng hề nhỏ. Cơng ty đang mở rộng vùng phân phối của minh trên toàn miền Bắc đặc biệt giữ thị phần lớn trên địa bàn Hà Nội. Mục tiêu của công ty là trở thành phà phân phối dây cáp điện lớn nhất miền Bắc và mục tiêu đó đang dần được thực hiện từng bước vững chắc

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) tác động của lạm phát đến tiêu thụ sản phẩm dây cáp điện của công ty TNHH thương mại và dịch vụ TCT trên thị trường hà nội (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(51 trang)