Chương 1 CƠ SỞ PHÁP LÝ VỀ HỢP ĐỒNG ĐẠI LÝ THƯƠNG MẠI
2.2. Phân tích thực trạng các quy phạm pháp luật điều chỉnh hợp đồng đại lý
thương mại tại công ty.
2.2.1. Chủ thể giao kết.
Bên đại lý thương mại.
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, các cơ chế chính sách của Nhà Nước đối với chủ thể kinh doanh là hết sức dễ dàng. Do đó cơng ty Phúc Lai có thể giao kết hợp đồng với rất nhiều chủ thể kinh doanh. Tuy nhiên để đảm bảo uy tín cùng sự phát triển của mình Cơng ty Phúc Lai ln cân nhắc trong việc lựa chọn những chủ thể có đủ điều kiện và khả năng để giao kết hợp đồng đại lý làm nhà phân phối của mình. Hợp đồng đại lý tiêu thụ sản phảm được giao kết với các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nhà nước và các hộ kinh doanh cá thể có đủ các điều kiện sau:
* Đối với các đại lý đã giao kết hợp đồng năm trước:
Phải đạt mức doanh thu theo quy định: Doanh thu bình quân đạt trên 30 triệu đồng/tháng.
Nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật của Nhà nước, thực hiện tốt quy chế đại lý và hợp đồng đại lý tại Cơng ty.
Qua đó có thể thấy mức doanh thu tối thiểu này đối với một số mặt hàng khác là cao nhưng đối với mặt hàng cơng nghệ máy móc, phụ tùng vận tải thì khơng phải là cao, do giá trị của mỗi sản phẩm lớn hơn các mặt hàng khác. Hơn nữa Công ty phải đề ra hạn mức doanh thu như vậy nhằm hạn chế những đại lý làm ăn kém hiệu quả.
Đã có quan hệ mua bán thường xuyên, ổn định, thanh tốn dứt điểm với Cơng ty trong thời gian tối thiểu ba tháng trước đó, thuộc khu vực địa bàn có tiềm năng. Đây là một điều kiện tốt vì trong giai đoạn cạnh tranh khốc liệt như hiện nay thì ngồi hiệu quả kinh doanh cịn phải có sự tín nhiệm của các bên trong quan hệ mua bán. Đồng thời để mở rộng thị trường thì Cơng ty phải chọn những khu vực thực sự có tiềm năng phát triển, có như vậy mới mở rộng được thị trường và thị phần các sản phẩm của Cơng ty.
Có giấy phép kinh doanh mặt hàng mà Cơng ty sản xuất, có địa điểm bán hàng ổn định. Đây là hai điều kiện hiển nhiên đối với bất kì một thương nhân nào có nhu cầu làm đại lý cho Cơng ty. Đó chính là sự hợp pháp và tính ổn định lâu dài của đối tác.
Có đơn tự nguyện xin làm đại lý và cam kết chấp hành quy chế đại lý của Cơng ty Phúc Lai.
Phía Cơng ty.
Cơng ty sau khi xem xét tồn bộ các điều kiện mà bên có nhu cầu làm đại lý đưa ra sẽ tiến hành khảo sát thực tế sau khi đã đồng ý đại diện của Công ty sẽ tiến hành giao kết hợp đồng đại lý với thời hạn là 12 tháng. Sau 12 tháng tuỳ khả năng và điều kiện của các bên Cơng ty sẽ xem xét có tiến hành giao kết hợp đồng tiếp hay không. Hiện nay nhu cầu làm đại lý của các thương nhân đang rất lớn, vì vậy để chọn được những thương nhân kinh doanh có hiệu quả là cả một vấn đề lớn đối với Công ty. Chất lượng của các đại lý quyết định đến thành quả kinh doanh của Công ty.
Thông thường các đại lý sẽ được nhận làm đại lý trong năm đầu tiên, thông qua kết quả kinh doanh và nhu cầu thị trường khu vực đó Cơng ty sẽ tiến hành xem xét có nên tiếp tục đầu tư phát triển hệ thống đại lý ở đó hay tạm dừng để đầu tư cho khu vực khác qua việc lựa chọn như vậy Cơng ty sẽ tìm ra khu vực thực sự có tiềm năng.
2.2.2. Nguyên tắc, căn cứ giao kết hợp đồng.
Nguyên tắc giao kết: Công ty Phúc Lai và các đại lý tự nguyện giao kết hợp
đồng, được tự do lựa chọn thời điểm giao kết, sau khi tiến hành thoả thuận các nội dung của hợp đồng, đại diện của hai bên sẽ tiến hành giao kết hợp đồng. Nguyên tắc chính là hai bên cùng có lợi. Các bên phải trực tiếp chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình. Tuy nhiên hợp đồng giao kết phải không trái với pháp luật và đảm bảo lợi ích của người tiêu dùng. Phải ln đạt mục tiêu phục vụ khách hàng, phục vụ xã hội lên hàng đầu.
Căn cứ giao kết: Căn cứ thiết lập đại lý trước tiên phải dựa vào nhu cầu và
khả năng của hai bên: Đối với Cơng ty có nhu cầu cung cấp sản phẩm và mở rộng thị trường. Đối với bên đại lý có nhu cầu phân phối sản phẩm nhằm mục đích lợi nhuận.
Ngồi ra căn cứ giao kết chính là pháp luật của nhà nước, cụ thể là Luật thương mại 2005 và Bộ luật Dân sự 2005.
2.2.3. Nội dung giao kết hợp đồng.
Nội dung của hợp đồng là kết quả của quá trình đàm phán giữa hai bên với nhau về các điều khoản trong hợp đồng. Nội dung của hợp đồng đại lý thường bao gồm các vấn đề sau:
+ Tên hàng hóa: Gồm các loại thiết bị và phụ tùng ơ tô mà Công ty giao cho bên đại lý.
+ Chất lượng hàng hóa: Trong hợp đồng Cơng ty ln ghi rõ phẩm chất, các thông số kỹ thuật, kích thước, mẫu mã,…
+ Số lượng, chủng loại: Số lượng, chủng loại hàng hóa ln được ghi rõ ràng, chính xác theo sự thỏa thuận của hai bên và tính theo đơn vị hợp pháp của Nhà nước với từng mặt hàng như chiếc, bộ,…
+ Giao nhận hàng hóa : Hàng hoá trên được bán theo nhu cầu đăng ký bằng văn bản (đơn đặt hàng) của đại lý tại kho của Công ty trên phương tiện của đại lý. Khi nhận hàng đại lý có trách nhiệm kiểm tra số lượng, chất lượng. Nếu có sai sót thì phải thơng báo ngay cho Công ty.
+ Giá cả: Giá Công ty giao cho đại lý căn cứ theo bảng giá bán buôn cho các đại lý ở tường thời điểm. Tỷ lệ chiết khấu được tính 5% theo quy định của Cơng ty.
+ Thanh tốn: Đại lý có trách nhiệm thanh tốn cho Cơng ty bằng tiền mặt, séc,
chuyển khoản hoặc bù trừ công nợ (nếu có) theo hố đơn (bao gồm cả VAT) của Công ty xuất cho đại lý theo nguyên tắc chung là: “Nhận hàng đến đâu thanh tốn ngay đến đó”.
+ Trách nhiệm của mỗi bên: Các bên thỏa thuận trách nhiệm của mình tuân theo quy định của Luật thương mại 2005 về quyền hạn và nghĩa vụ của bên đại lý và bên giao đại lý.
+ Thời hạn hiệu lực của hợp đồng: Tùy vào điều kiện các đại lý mà Công ty ký kết thời hạn đại lý là khác nhau. Nhưng thông thường Công ty ký kết với các đại lý là 1 năm.
+ Biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng: Với mục đích nâng cao trách nhiệm của các bên trong việc thực hiện nghĩa vụ, ngăn ngừa và khắc phục những hậu quả xấu do việc thực hiện hoặc thực hiện không đúng các nghĩa vụ gây ra, các bên thỏa thuận các biện pháp bảo đảm trong hợp đồng như: Cầm cố, thế chấp, đặt cọc, ký quỹ, bảo lãnh.
+ Cách thức lập hợp đồng phụ: Hiện nay phụ lục hợp đồng được coi là một phần rất quan trọng của hợp đồng. Thông thường phụ lục hợp đồng chỉnh về giá cả khi có sự thay đổi từ phía Cơng ty, hay số lượng hàng của đại lý lấy. Khi đó hai bên sẽ đứng ra lập phụ lục hợp đồng.
+ Giải quyết tranh chấp: Hai bên chủ động thông báo cho nhau tiến độ thực hiện hợp đồng. Nếu có vấn đề gì bất lợi phát sinh, các bên phải kịp thời thông báo cho nhau biết và chủ động giải quyết trên cơ sở thương lượng đảm bảo hai bên cùng có lợi. Trường hợp tranh chấp khơng giải quyết được thì hai bên thống nhất sẽ khiếu nại tới Tồ án kinh tế có thẩm quyền giải quyết tranh chấp. Chi phi điều tra, xác minh, lệ phí do bên có lỗi chịu.