Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) pháp luật về hợp đồng đại lý thương mại và thực tiễn áp dụng tại công ty cổ phần vận tải và thương mại phúc lai (Trang 41 - 44)

Chương 1 CƠ SỞ PHÁP LÝ VỀ HỢP ĐỒNG ĐẠI LÝ THƯƠNG MẠI

3.3. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu

Qua quá trình nghiên cứu đề tài trên, em thấy vẫn còn rất nhiều bất cập trong việc thực hiện hợp đồng đại lý. Để có thể hồn thiện hơn trong vấn đề pháp luật về hợp đồng đại lý em xin đưa ra một số vấn đề sau và mong muốn mọi người có thể nghiên cứu và hồn thiện những vấn đề này hơn:

+ Hoàn thiện các quy định về các biện pháp đảm bảo thực hiện hợp đồng đại lý thương mại.

Các quy định về các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng hiện nay chưa rõ ràng, có nhiều điều gây nhầm lẫn, khó khăn khi áp dụng. Các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng chưa rõ ràng là điều kiện của hợp đồng hay là một bộ phận phụ của hợp đồng, gây ra sự áp dụng một cách tùy tiện.

+ Nghiên cứu và hoàn thiện các chế tài phạt vi phạm hợp đồng đại lý thương mại theo Luật thương mại 2005.

Luật thương mại 2005 tôn trọng sự thỏa thuận của các chủ thể, song trong Điều 301 có quy định mức phạt khơng quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm nhưng trên thực tế thì các hợp đồng đều quy định mức phạt tùy theo thỏa thuận của các bên thường là 10%. Hơn nữa không phải tất cả các mặt hàng khi bị tổn thất đều tính đúng được giá trị của mình. Do vậy, cần đi tìm hiểu và hồn thiện hơn trong vấn đề phạt vi phạm trong hợp đồng.

+ Sửa đổi, bổ sung Điều 177 Luật thương mại 2005.

Trong điều luật này có rất nhiều chỗ khơng hợp lý như trong Khoản 2 điều này quy định “Nếu bên giao đại lý thực hiện thông báo chấm dứt hợp đồng theo quy định nêu trên thì bên đại lý có quyền u cầu bên giao đại lý bồi thường một khoản tiền cho thời gian mình làm đại lý cho bên đại lý đó, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác. Giá trị của khoản bồi thường là một tháng thù lao đại lý trung bình trong thời gian nhận đại lý cho mỗi năm mà bên đại lý làm đại lý cho bên giao đại lý”. Cách quy định giá trị khoản bồi thường như vậy mang tính chủ quan, khơng phù hợp với ngun tắc tính bồi thường thiệt hại. Hơn nữa trên thực tế quan hệ đại lý thường được thực hiện trong một thời gian dài và để thực hiện dịch vụ đại lý cho bên giao đại lý, bên đại lý có thể bỏ ra khá nhiều chi phí. Nếu bên giao đại lý đơn phương chấm dứt hợp đồng đại lý sẽ gây thiệt hại cho bên đại lý.

Hay Khoản 3 Điều 177 Luật thương mại 2005 quy định “Trường hợp hợp đồng đại lý đựơc chấm dứt trên cơ sở yêu cầu của bên đại lý thì bên đại lý khơng có quyền u cầu bên giao đại lý bồi thường cho thời gian mình đã làm đại lý cho bên giao đại lý” như vậy chưa thực sự hợp lý, chưa bảo vệ được quyền lợi của bên đại lý trong trường hợp bên giao đại lý không thực hiện, thực hiện không đủ, thực hiện không đúng nghĩa vụ buộc bên đại lý phải chấm dứt hợp đồng.

KẾT LUẬN

Thơng qua q trình tìm hiểu về pháp luật về hợp đồng đại lý thương mại ở Việt Nam giúp chúng ta nắm được các vấn đề khái quát nhất liên quan đến hợp đồng đặc biệt là hợp đồng trong hoạt động kinh doanh thương mại. Cũng từ quá trình nghiên cứu này chúng ta cũng hiểu rõ hơn sự phát triển của hoạt động kinh doanh và vị trí vai trị của hợp đồng đối với thực tiễn kinh doanh của các doanh nghiệp. Thơng qua q trình nghiên cứu hợp đồng đại lý thượng mại tại Công ty cổ phần vận tải và thương mại Phúc Lai giúp em nắm được các quy định về hợp đồng. Từ đó tạo cơ sở pháp lý trong việc áp dụng vào thực tiễn kinh doanh.

Hiện nay hoạt động đại lý thương mại đang được nhiều doanh nghiệp lựa chọn. Vì đây được coi là hình thức trao đổi hàng hố hiện đại, tiện ích khi cả người bán và người mua đểu không phải gặp nhau mà vẫn có thể trao đổi được với nhau, thơng qua trung gian trực tiếp là các đại lý. Với vai trò là trung gian thương mại các đại lý ngày càng năng động và chiếm được lòng tin của người tiêu dùng.

Trong thời gian thực tập tại công ty, được sự giúp đỡ tận tình của cơ giáo hướng dẫn, ban lãnh đạo phòng kinh doanh và bộ phận tư vấn luật nói riêng cũng như cán bộ cơng ty nói chung đã cho em nắm vững được giữa lý luận đã học và tình hình thực tế áp dụng lý luận đó.

Do điều kiện thực tế khơng cho phép và thời gian có hạn nên mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng bài thực tập chuyên đề không thể tránh khỏi những thiếu xót, em rất mong nhận được sự góp ý của thầy cơ, ban lãnh đạo công ty để bài thực tập được hoàn thiện hơn.

Cuối cùng, một lần nữa em xin chân thành cảm ơn cơ giáo Phùng Bích Ngọc, cùng ban lãnh đạo và toàn thể anh chị phịng kinh doanh đã tận tình giúp đỡ em. Tạo điều kiện cho em hồn thành khóa luận thực tập này.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Văn bản quy phạm pháp luật:

1. Bộ luật dân sự 2005. 2. Luật doanh ngiệp 2005.

3. Luật thương mại 1997. 4. Luật thương mại 2005.

5. Pháp lệnh hợp đồng kinh tế 1989.

Tài liệu tham khảo:

1. Đinh Thị Mai Phương (2005), Thống nhất luật hợp đồng ở Việt Nam, Nhà xuất bản Tư pháp, Hà Nội.

2. Nguyễn Thị Mơ ( 2005), Sửa đổi luật thương mại Việt nam năm 1997 phù

hợp với pháp luật và tập quán quốc tế, Nhà xuất bản Lý luật - chính trị, Hà Nội.

3. Đặng Văn Được (2006), Hợp đồng thương mại, Nhà xuấ bản Lao động- xã hội. Hà Nội.

Các tài liệu của Công ty

1. Báo cáo hoạt động kinh doanh của công ty những năm gần đây. 2. Một số tài liệu về thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty. 3. Một số mẫu hợp đồng cụ thể của công ty về đại lý bán hàng.

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) pháp luật về hợp đồng đại lý thương mại và thực tiễn áp dụng tại công ty cổ phần vận tải và thương mại phúc lai (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(44 trang)