Định hướng hoàn thiện pháp luật điều chỉnh hợp đồng đại lý thương mại

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) pháp luật về hợp đồng đại lý thương mại và thực tiễn áp dụng tại công ty cổ phần vận tải và thương mại phúc lai (Trang 35 - 37)

Chương 1 CƠ SỞ PHÁP LÝ VỀ HỢP ĐỒNG ĐẠI LÝ THƯƠNG MẠI

3.1. Định hướng hoàn thiện pháp luật điều chỉnh hợp đồng đại lý thương mại

3.1.1. Định hướng hoàn thiện pháp luật điều chỉnh hợp đồng đại lý thương mại đối với Nhà nước.

Do phạm vi hoạt động đại lý thượng mại rộng nên nguồn pháp luật điều chỉnh đối với hoạt động trung gian thương mại này rất phong phú, khơng chỉ có Luật thương mại 2005 mà còn nhiều luật, pháp lệnh, nghị định, quyết định của Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành có liên quan điều chỉnh hoạt động đại lý trong các lĩnh vực chuyên ngành.

Hoạt động thương mại không được quy định trong Luật thương mại 2005 và trong các văn bản khác thì áp dụng Bộ Luật dân sự 2005. Mặt khác theo các nhà nghiên cứu luật tìm hiểu thì trong nhiều tài liệu cũng như trong các văn bản pháp luật có cách hiểu, cách quy định rất khác nhau về đại lý nói chung và đại lý thương mại nói riêng.

Quy định đại lý thương mại trong Luật thương mại 2005 khác với quy định đại lý trong nhiều luật chuyên ngành. Căn cứ vào nội dung của hoạt động đại lý: đại lý thương mại sẽ chia thành nhiều loại: đại lý bảo hiểm, đại lý lữ hành, đại lý quảng cáo…Vì vậy, Luật thương mại 2005 là luật chung điều chỉnh hoạt động thương mại nên khái niêm đại lý trong những lĩnh vực hoạt động cụ thể phải có cách hiểu thống nhất, phù hợp với cách hiểu về đại lý thương mại trong Luật thương mại 2005. Tuy nhiên trong nhiều luật chuyên ngành, đại lý lại được hiểu theo phương diện chủ thể, (người thực hiện hoạt động thương mại). Ví dụ điều 84 Luật kinh doanh bảo hiểm: đại lý bảo hiểm là tổ chức, cá nhân được doanh nghiệp bảo hiểm ủy quyền trên cơ sở hợp đồng đại lý bảo hiểm để thực hiện hoạt động đại lý bảo hiểm theo quy định của luật này. Do đó tư cách của người đại lý theo các văn bản này giống với tư cách của người đại diện cho thương nhân chứ không phải với tư cách của người đại lý trong hoạt động đại lý thương mại quy định trong Luật thương mại 2005.

Do đó, các cơ quan nhà nước cũng cần xem xét lại việc pháp luật dùng cùng một tên gọi, một khái niệm là đại lý để tránh tình trạng nội dung của chúng lại khơng đồng nhất như đã nêu ở trên. Từ đó dẫn tới sự hiểu lầm, gây khó khăn trong thực tiễn áp dụng pháp luật, đặc biệt là khi có tranh chấp xảy ra.

Với việc Việt Nam là thành viên của WTO thì trong quá trình xin ra kết nạp thành viên thì Việt Nam đã phải tiến hành sửa các điều luật, luật, bộ luật cho phù hợp với luật quốc tế, chính vì vậy mà việc tham khảo luật quốc tế là điều tất yếu để cho quá trình áp dụng luật trong nước trở nên dễ dàng hơn khi các cá nhân, tổ chức tham gia quan hệ quốc tế, đồng thời đưa luật trong nước phù hợp với thông lệ quốc tê.

Tuy nhiên cùng với quá trình tìm hiểu và nghiên cứu các nguồn luật quốc tế khác nhau thì trong quá trình các dịch giả soạn dịch sang tiếng việt thì tùy thuộc vào nội dung của quy định mà sử dụng thuật ngữ cho phù hợp với ngôn ngữ pháp lý, tránh làm sai lệch bản chất và sự khác biệt giữa các quan hệ này. Do đó mà nó đỏi hỏi các cơ quan nhà nước và các nhà làm luật cần đưa ra một cách hiểu chung nhất để từ đó nó thuận lợi cho dịch giả đồng thời tạo cho đọc giả cách hiểu đúng nhất. Về ngơn ngữ pháp lý nói riêng cũng như hiểu rõ bản chất, khái niệm pháp lý của đại lý thương mại nói riêng cũng như hoạt động thương mại nói chung, từ đó nó tạo ra tính thống nhất trong các văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động của nó.

3.1.2. Định hướng hồn thiện pháp luật điều chỉnh hợp đồng đại lý thương mại đối với công ty.

Đối với hoạt động kinh doanh thương mại những rủi ro pháp lý trong việc ký kết, thực hiện hợp đồng thường để lại những hậu quả nặng nề khó khắc phục, khơng chỉ mất nhiều thời gian mà cịn tốn nhiều cơng sức, tiền bạc để khắc phục những hậu quả đó. Vấn đề nêu ra ở đây không phải là hướng dẫn cách khắc phục những rủi ro pháp lý có thể xảy ra trong việc ký kết, thực hiện hợp đồng mà vấn đề là làm cách nào đó phịng, tránh được các rủi ro có thể xảy ra hoặc cũng hạn chế mức thấp nhất những khả năng rủi ro có thể xảy ra đối với người tham gia ký kết, thực hiện hợp đồng.

+ Tìm hiểu kỹ đối tác trước khi chính thức đặt bút ký kết hợp đồng. Nhất thiết phải tìm hiểu kỹ đối tác mà mình đang dự định sẽ ký kết hợp đồng, không chỉ lần đầu làm ăn với nhau mới tìm hiểu kỹ mà ngay cả những lần sau nếu tiếp tục ký kết hợp đồng thì cũng thường xuyên xem xét lại khả năng, điều kiện và những thay đổi của phía đối tác một cách kỹ lưỡng thơng qua các nguồn thơng tin tin cậy.

+ Tìm hiểu kỹ, đầy đủ các quy định của pháp luật về hợp đồng và các quy định có liên quan đến giao dịch khi ký kết, thực hiện hợp đồng. Việc làm này rất cần thiết bởi lẽ nó bảo đảm cho việc ký kết hợp đồng, nội dung thỏa thuận luôn đúng pháp luật, sẽ bảo đảm giá trị pháp lý của hợp đồng và hạn chế được những rủi ro do hợp đồng trái pháp luật gây ra.

+ Nội dung của bản hợp đồng không được trái pháp luật và trái đạo đức xã hội. Nếu bất kỳ nội dung nào mà hai bên thỏa thuận trong hợp đồng mà trái pháp luật hoặc đạo đức xã hội thì nội dung đó bị vơ hiệu, nhiều trường hợp làm cho hợp đồng bị vơ hiệu hồn tồn. Điều này sẽ làm cho phải gánh chịu những hậu quả rất nặng nề chẳng hạn tài sản giao dịch có thể bị tịch thu, khơng thu hồi được vốn, không được pháp luật bảo hộ…

Đây thực chất là một biện pháp mang yếu tố kỹ thuật, buộc người tham gia ký kết hợp đồng phải cân nhắc, xem xét về tính chất và hậu quả xấu có thể xảy ra trước

khi ghi các nội dung thỏa thuận vào văn bản. Do đó có thể nói đương nhiên người tham gia giao kết cịn phải nhận biết chính xác những quy định của pháp luật về lĩnh vực mà mình giao kết để tránh khơng vi phạm.

3.1.3. Định hướng hoàn thiện pháp luật điều chỉnh hợp đồng đại lý thương mạiđối với đại lý. đối với đại lý.

Các đại lý phải nắm vững và thường xuyên cập nhập kiến thức pháp luật, đặc biệt là pháp luật về hợp đồng đại lý. Hiểu biết các quy định của pháp luật sẽ giúp các đại lý có kiến thức vững chắc trong đàm phán kí kết hợp đồng, đồng thời tránh được những sai lầm đáng tiếc trong việc thực hiện hợp đồng. Hiện nay các đại lý rất thụ động vì hầu như việc giao kết hợp đồng đều dựa trên cơ sở các hợp đồng mẫu của Công ty. Điều này là trái với nguyên tắc tự do thoả thuân trong giao kết hợp đồng. Để không bị lệ thuộc quá nhiều vào những hợp đồng mẫu này, các đại lý phải tự trang bị cho mình các kiến thức pháp luật cần thiết để giao kết hợp đồng.

Trong quá trình thực hiện hợp đồng các đại lý phải chấp hành nghiêm túc chấp hàng các quy định của pháp luật và của Công ty về quy chế đại lý và các điều khoản mà hai bên đã giao kết, tránh tình trạng bán phá giá, cạnh tranh không lành mạnh với các đại lý khác. Việc các đại lý vi phạm quy chế giao kết hợp đồng sẽ khơng những bất lợi cho mình vì bị giảm tỷ lệ chiết khấu của Cơng ty mà cịn có thể làm cho các đại lý bị mất tư cách đại lý. Vì vậy để tránh sảy ra những hậu quả đáng tiếc các đại lý phải nghiêm chỉnh chấp hành những quy định của pháp luật và những ràng buộc trong hợp đồng đại lý.

Các đại lý nên chủ động hơn trong việc đầu tư mở rộng thị trường, tích cực tìm kiếm những khu vực có tiềm năng để mở rộng hệ thống phân phối của mình. Điều này vừa giúp cho các đại lý tăng doanh thu do việc bán hàng, vừa nhận được nhiều ưu đãi tư phía Cơng ty do có thành tích mở rộng thị trường.

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) pháp luật về hợp đồng đại lý thương mại và thực tiễn áp dụng tại công ty cổ phần vận tải và thương mại phúc lai (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(44 trang)