Đánh giá hiệu quả cho vay của Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) nâng cao hiệu quả cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh hà nội phòng giao dịch chợ hôm (Trang 40 - 45)

2.2 Khảo sát hoạt động cho vay tại Agribank Hà Nội PGD Chợ Hôm

2.2.2 Đánh giá hiệu quả cho vay của Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông

thôn – PGD Chợ Hôm theo các chỉ tiêu

Doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ

Như đã trình bày ở mục 2.2.1, giai đoạn 2011-2013 doanh số cho vay, doanh số thu nợ và dư nợ cho vay của Ngân hàng liên tục tăng. Thể hiện quy mô cho vay của Ngân hàng ngày càng được mở rộng, cung cấp một nguồn vốn lớn cho nền kinh tế, đáp ứng ngày càng cao nhu cầu vốn trong sản xuất kinh doanh và tiêu dùng của nền kinh tế, giúp kích thích nền kinh tế phát triển. Đặc biệt trong điều kiện nền kinh tế khó khăn, Ngân hàng vẫn đảm bảo được việc mở rộng doanh số cho vay và đẩy mạnh thu hồi nợ giúp nâng cao hiệu quả cho vay của Ngân hàng so với các Ngân hàng khác. Tuy nhiên, để đánh giá đầy đủ về hiệu quả cho vay, ta không thể chỉ dựa vào chỉ tiêu này.

Tỷ lệ nợ quá hạn

Bảng 2.5: Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ

Đvt: Triệu đồng

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Nợ quá hạn (triệu đồng) 50.716 96.341 70,234 Nợ quá hạn/Tổng dư nợ 2,8% 4,1% 2,2%

(Nguồn: Báo cáo tổng hợp dư nợ của Agribank Chợ Hôm)

Đánh giá hiệu quả cho vay qua chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn ta thấy chất lượng cho vay của Agribank Chợ Hôm được cải thiện rất nhiều vào năm 2013 khi tỷ lệ nợ quá hạn giảm từ 4,1% vào năm 2012 xuống 2,2%. Sở dĩ năm 2012 nợ quá hạn ở mức cao vì nằm trong xu thế chung của ngành Ngân hàng trong bối cảnh nền kinh tế khó khăn, chất lượng cho vay đã bị giảm sút, tỷ lệ nợ quá hạn tăng trở lại mức 4,1%, tăng 1,3% so với năm 2011. Sự gia tăng tỷ lệ nợ quá hạn này chủ yếu do nợ quá hạn trong năm 2012 tăng so với năm 2011, nợ quá hạn năm 2012 là 96.341 triệu đồng tăng 45.925 triệu đồng so với năm 2011 làm cho tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ tăng 1,96%.

Như đã giải thích ở mục 2.2.1, các khách hàng của Agribank Chợ Hơm khơng nằm ngồi sự suy thoái của nền kinh tế, sản xuất kinh doanh khó khăn khi lãi suất vay vốn lại cao đã ảnh hưởng lớn đến khả năng trả nợ của khách hàng. Ngồi ngun nhân này ra, cũng có thể do có sự yếu kém trong khâu thẩm định cho vay và thu nợ của Ngân hàng. Dựa vào bảng phân loại nợ, nợ quá hạn tăng chủ yếu là do nợ nhóm 2 tăng mạnh, do đó tỷ lệ nợ xấu của Ngân hàng không tăng nhiều so với năm 2011. Ngân hàng cần phân tích đánh giá chính xác nguyên nhân để đưa ra những giải pháp hợp lí để hạn chế việc nợ nhóm 2 bị đánh xếp hạng xuống nợ nhóm thấp hơn và rơi vào nợ xấu, đồng thời giảm tỷ lệ nợ quá hạn, nâng cao hiệu quả cho vay.

Tỷ lệ nợ xấu

Bảng 2.6: Tỷ lệ nợ xấu tại Agribank Chợ Hôm và của ngành ngân hàngtrong giai đoạn 2011-2013

Đvt: Triệu đồng

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Nợ xấu 25.358 37.189 27.832 Nợ xấu/Tổng dư nợ tại

Agribank Chợ Hôm 1,4% 1,6% 0,9% Nợ xấu/Tổng dư nợ

ngành ngân hàng 3.30% 4,82% 5,72%

(Nguồn: http://taichinh.vnexpress.net)

Ta thấy: Tỷ lệ nợ xấu tại Agribank Chợ Hôm luôn thấp hơn so với tỷ lệ nợ xấu của ngành ngân hàng trong giai đoạn 2011-2013; nhưng sang năm 2012 tỷ lệ nợ xấu của Ngân hàng tăng cao đột biến. Tỷ lệ nợ xấu có xu hướng tăng vào năm 2012 tuân theo xu hướng chung của toàn ngành ngân hàng tăng 0,2% trong khi của toàn ngành tăng tới 1,52%. Tuy nhiên, với tỷ lệ nợ xấu này cũng đặt ra nhiều rủi ro cho Ngân hàng, ảnh hưởng đến khả năng thu hồi nợ, vịng quay vốn tín dụng của Ngân hàng.

Vịng quay vốn tín dụng

Bảng 2.7: Vịng quay vốn tín dụng của Agribank Chợ Hơm trong giai đoạn 2011-2013

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Doanh số thu nợ 1.623.549 2.474.335 2,753,456 Dư nợ cho vay 1.811.276 2.324.295 3,135,278 Dư nợ bình quân 1.446.927 2.067.786 2,729,787 Vịng quay vốn tín dụng ( doanh số thu

nợ/dư nợ bình qn) 1,12 1,2 1

Vịng quay vốn tín dụng đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng, thời gian thu hồi vốn nhanh hay chậm. Năm 2011 vịng quay vốn tín dụng đạt 1,12 nghĩa là một đồng vốn của Ngân hàng sẽ tham gia 1,12 lần vào các hoạt động sản xuất kinh doanh và tiêu dùng của các chủ thể trong nền kinh tế. Năm 2012 vịng quay vốn tín dụng đạt 1,2 vòng tăng 0,08 vòng so với năm 2011. Năm 2013 vịng quay vốn tín dụng giảm 0,2 vịng xuống cịn 1. Như vậy, tốc độ luân chuyển vốn tín dụng của Agribank Chợ Hôm trong giai đoạn 2011-2013 khá ổn định, đây là dấu hiệu tốt trong bối cảnh nền kinh tế gặp khó khăn, việc đồng vốn được luân chuyển nhanh hơn sẽ giúp nâng cao hiệu quả của đồng vốn, nâng cao khả năng sinh lời của một đồng vốn huy động được từ đó đem lại lợi ích cho Ngân hàng, nâng cao hiệu quả cho vay. Ngân hàng cần có những biện pháp thích hợp để nâng cao hơn nữa tốc độ luân chuyển vốn, góp phần nâng cao hiệu quả cho vay.

Mức độ sinh lời

Khả năng sinh lời trong hoạt động cho vay có mối liên hệ mật thiết với độ an tồn trong hoạt động cho vay, Ngân hàng chỉ có thể thu đựơc lợi nhuận trên cơ sở đảm bảo đựơc độ an toàn cho các khoản cho vay của mình. Bất cứ tổn thất nào mà Ngân hàng gặp phải cũng ảnh hưởng đến thu nhập hay lợi nhuận của Ngân hàng.

Bảng 2.8: Các chỉ tiêu phản ánh mức độ sinh lời của hoạt động cho vay

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Thu lãi từ cho vay 105,483 158,392 246,324 Tổng thu từ hoạt động 122,106 167,532 192,435 Tổng dư nợ cho vay 1,811,276 2,324,295 3,135,278

Thu lãi từ cho vay/tổng thu từ hoạt động 0.86 0.95 1.28

Thu lãi từ cho vay/tổng dư nợ 0.06 0.07 0.08

Cùng với sự gia tăng mạnh mẽ của dư nợ, doanh số cho vay và doanh số thu nợ, thu nhập từ hoạt động cho vay cũng khơng ngừng tăng theo và có xu hướng chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng thu từ hoạt động của Agribank Chợ Hôm. Năm 2011 tỷ lệ thu lãi từ cho vay so với tổng thu từ hoạt động là 0,7 nghĩa là cứ trong 1 đồng thu từ hoạt động thì có 0,86 đồng là thu từ hoạt động cho vay. Năm 2012 tỷ lệ này là 0,95 tăng 0,09 lần so với năm 2011 và đến năm 2013, tỷ lệ này tiếp tục tăng lên tới 1,28 , tăng 0,33 lần so với năm 2012. Nguyên nhân là do Agribank Chợ Hôm ngày càng chú trọng hơn tới hoạt động cho vay, đồng thời nâng cao hiệu quả cho vay từ đó tăng thu nhập từ hoạt động cho vay, góp phần ngày càng lớn vào việc gia tăng lợi nhuận của Ngân hàng.

Tỷ lệ thu lãi từ cho vay so với tổng dư nợ của Agribank Chợ Hôm cũng ngày càng tăng, thể hiện mức độ sinh lời ngày càng cao của hoạt động cho vay. Tỷ lệ này vào năm 2011 là 0,06; năm 2012 là 0,07 tăng 0,01 lần so với năm 2011; năm 2013 là 0,08 tăng 0,01 lần so với năm 2012. Có được kết quả này là do Agribank Chợ Hơm đã nỗ lực kiểm sốt tốt chi phí và tăng cường lợi nhuận từ hoạt động cho vay. Chỉ tiêu này cho thấy hiệu quả cho vay của Agribank Chợ Hôm tương đối tốt, Ngân hàng cần có những biện pháp để tiếp tục duy trì tỷ lệ này ở mức cao giúp nâng cao hiệu quả cho vay và góp phần gia tăng lợi nhuận của Ngân hàng.

CHƯƠNG 3

CÁC KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

VIỆT NAM – CHI NHÁNH HÀ NỘI- PHÒNG GIAO DỊCH CHỢ HÔM

3.1 Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu thực trạng hiệu quả cho vay của Agribank Hà Nội – Phịng giao dịch Chợ Hơm

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) nâng cao hiệu quả cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh hà nội phòng giao dịch chợ hôm (Trang 40 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)