Một số kiến nghị

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) nâng cao hiệu quả cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh hà nội phòng giao dịch chợ hôm (Trang 62)

3.2.8 .Tăng cường công tác quản lý, giám sát

3.2 Một số kiến nghị

Để nâng cao hiệu quả hoạt động nói chung và hiệu quả cho vay nói riêng của Agribank Chợ Hơm em xin được đưa ra một số kiến nghị như sau:

3.3.1 Đối với Agribank Hà Nội – Phịng giao dịch Chợ Hơm

Thiết lập giới hạn tín dụng(GHTD)

Việc xây dựng GHTD sẽ góp phần hạn chế các rủi ro trong hoạt động cho vay của Chi nhánh như: cơ cấu danh mục cho vay bất hợp lý, tỉ lệ đảm bảo an toàn chưa cao, và những bất cập trong quy trình cho vay. Xác định GHTD là một bước khơng thể thiếu trong quy trình cho vay của các ngân hàng trên thế giới, nhưng cho đến nay, nó vẫn chưa được áp dụng phổ biến và hiệu quả ở các NHTM trong nước.

GHTD được xác định cho từng khách hàng cụ thể, là mức dư nợ tín dụng tối đa mà Ngân hàng có thể chấp nhân giao dịch đối với khách hàng đó trong thời kỳ nhất định. GHTD bao gồm các hạn mức như: hạn mức cho vay, hạn mức bảo lãnh, hạn mức chiết khấu… GHTD đối với từng khách hàng sẽ được xác định dựa trên hai nhân tố: rủi ro của khách hàng và nhu cầu tín dụng của khách hàng.

o Đánh giá rủi ro của khách hàng được thực hiện thơng qua các các kỹ thuật phân tích tổng hợp như: phân tích định tính, phân tích chỉ số tài chính, phân tích và dự báo dịng tiền. Dưa trên các kỹ thuật phân tích, Ngân hàng sẽ đánh giá rủi ro của khách hàng trên các khía cạnh:

Rủi ro tài chính

Rủi ro thị trường, ngành Rủi ro chính sách

o Nhu cầu tín dụng của khách hàng được ước tính dựa trên: mức trung bình giao dịch trong quá khứ (hoặc GHTD trong quá khứ), có tính đến xu hướng trong tương lai. Ngân hàng sử dụng mơ hình dịng tiền để ước tính nhu cầu tín dụng.

Ý nghĩa của việc xác định GHTD

- Quản lý rủi ro tổng thể đối với một khách hàng: trước đây, mỗi phòng ban nghiệp vụ tự đánh giá rủi ro khách hàng riêng rẽ để cung các loại dịch vụ mà phịng ban mình được phân cơng, do đó thơng tin về một khách hàng bị phân tán. Về thực chất, mọi loại nghiệp vụ đều có thể đem lại rủi ro mất vốn cho Ngân hàng. Việc từng phịng ban đánh giá rủi ro riêng rẽ sẽ khơng đựợc tổng hợp, gây ra sự lãng phí nguồn lực và hiệu quả không cao.

- Mở rộng quyền tự chủ của chi nhánh trong hoạt động tín dụng nhằm đáp ứng nhu cầu linh hoạt của khách hàng. Trong GHTD, chi nhánh được chủ động xác định trước mức có thể giao dịch với khách hàng theo đánh giá của bản thân chi nhánh, khơng phụ thuộc vào việc khách hàng có đề nghị chính thức hay khơng. Sau khi xác định ,những GHTD vuợt thẩm quyền chi nhánh trình trung ương phê duyệt. Trên cơ sở đó chi nhánh hồn tồn chủ động tiếp cận và đáp ứng nhu cầu của khách hàng, kể cả việc chủ động từ chối các khách hàng không bảo đảm chất lượng.

- Mặt khác việc áp dụng GHTD còn cho phép Ngân hàng quản lý một cách chủ động danh mục cho vay. GHTD cho mỗi doanh nghiệp sẽ đước xác định theo định hướng chiến lược quản lý danh mục đầu tư của agribank chợ hơm.Theo đó, với cùng mức rủi ro các ngành nghề thụơc lĩnh vực khuyến khích mở rộng sẽ có giới hạn lớn hơn và ngược lại các ngành thuộc lĩnh vực hạn chế sẽ có giới hạn thấp hơn.

Xuất phát từ các hạn chế và nguyên nhân trong hoạt động cho vay của phòng giao dịch, việc xác định GHTD cho từng khách hàng doanh nghiệp là

rất cần thiết nhằm hạn chế rủi ro tổng thể, nâng cao hiệu quả cho vay đáp ứng chiến lược quản lý danh mục đầu tư của ngân hàng.

Về phân cấp quản lý

Agribank trung ương nên có chủ trương khuyến khích nâng cao hiệu quả hoạt động nói chung, hiệu quả cho vay nói riêng với từng chi nhánh. Trong hoạt động cho vay, thực hiện phân loại và đánh giá tiềm lực và khả năng của từng chi nhánh một cách cụ thể hơn qua đó đưa ra các hạn mức cho vay với từng chi nhánh một cách chính xác và hợp lí.

Theo đó, Qua đánh giá chung về hiệu quả cho vay của agribank Chợ Hơm có thể thấy, phịng giao dich hồn tồn có thể mở rộng hơn nữa quy mơ cho vay mà vẫn đảm bảo chất lượng và hiệu quả. Do vậy, đề nghị agribank trung ương tạo điều kiện thuận lợi cho Chi nhánh nâng cao hạn mức dư nợ hàng năm, nhằm đưa tỉ lệ dư nợ trên vốn huy động của Chi nhánh tăng lên, qua đó đạt hiệu quả cao hơn và thu được lợi nhuận lớn hơn.

Thông qua việc thiết lập GHTD,agribank trung ương có thể để phịng giao dịch chủ động trong việc cấp tín dụng dựa theo GHTD đối với từng khách hàng, nâng cao hiệu quả hoạt đông cho vay của chi nhánh.

Về chính sách tín dụng

Xuất phát từ những hạn chế trong chính sách tín dụng hiện nay, đề nghị Agribank trung ương hồn thiện chính sách tín dụng theo hướng hợp lý hố và cụ thể hố nhằm phát huy tính hiệu quả trong việc định hướng cho hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động cho vay nói riêng của tồn hệ thống.

Chính sách tín dụng mới cần có những định hướng cụ thể trong các chính sách như: chính sách khách hàng, chính sách quy mơ và giới hạn tín dụng, chính sách lãi suất, chính sách đảm bảo tiền vay.v.v.. nhằm tạo ra một khuôn khổ chung cho các đơn vị, chi nhánh định hướng thực hiện.

- Chính sách khách hàng: phải định hướng cụ thể những nhóm khách

hàng là đối tượng ưu tiên của Ngân hàng và kèm theo các ưu tiên cụ thể phù hợp với chiến lược danh mục đầu tư của Chi nhánh trong từng thời kỳ.

- Chính sách quy mơ và giới hạn tín dụng : cần phải thiết lập một hệ

thống chấm điểm tín dụng hồn thiện nhằm xác định rủi ro với từng nhóm khách hàng từ đó giúp cán bộ tín dụng có cơ sở và chủ động hơn trong việc xác định quy mơ và giới hạn tín dụng cho từng nhóm khách hàng.

- Chính sách lãi suất: bên cạnh việc xác định cơng thức tính lãi suất,

chính sách lãi suất phải được xây dựng một cách linh hoạt để các đơn vị lấy đó làm căn cứ kết hợp với thực trạng tại đơn vị để tính tốn mức lãi suất hợp lý.

- Chính sách đảm bảo tiền vay: Cần phải thiết lập những quy định rõ

ràng hơn trong vấn đề đảm bảo tiền vay bên cạnh các quy định mang tính hướng dẫn. Các quy định này phải có sự kết hợp giữa các yêu cầu về pháp lý với chính sách cho vay riêng của Ngân hàng, nhằm giúp cán bộ nắm vững hơn về các yêu cầu trong đảm bảo tiền vay.

Về quy trình cho vay

Cần hồn thiện hơn nữa quy trình cho vay theo hướng cụ thể và chuẩn xác nhằm làm cơ sở hướng dẫn cho cán bộ tín dụng trong tác nghiệp. Bên cạnh Quy định cho vay đối với khách hàng trong hệ thống agribank, agribank trung ương cần ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể hơn nữa về thực hiện quy trình cho vay, quy trình áp dụng cho từng loại hình cho vay.

Về Nhân sự

Agribank Chợ Hơm cần có các chính sách tăng cường nhân sự chất lượng cao cho chi nhánh đồng thời nâng cao chất lượng tuyển dụng nhân sư, giúp chi nhánh nâng cao hiệu quả hoạt động của mình.

Agribank Chợ Hơm cần thực hiện tốt hơn nữa các chính sách về nhân sự nhằm tạo động lực và cạnh tranh cho cán bộ nhân viên Ngân hàng.

Đồng thời cần cho phép các chi nhánh chủ động hơn trong công tác tuyển chọn cán bộ, đặc biệt là chế độ lương, thưởng, phạt.

3.3.2 Đối với Ngân hàng nhà nước

- NHNN nên giảm thiểu những can thiệp bằng hành chính trong q trình quản lý các tổ chức tín dụng, áp dụng các thơng lệ quốc tế trong kiểm tra, giám sát hoạt động của các tổ chức tín dụng để nâng cao hiệu quả hoạt động cũng như nâng cao hiệu quả cho vay của các NHTM. NHNN cần ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện các Nghị quyết của NHNN, nghị định của chính phủ đến các NHTM một cách cụ thể và kịp thời. Theo đó, NHNN phải thường xuyên nắm bắt các diễn biến kinh tế để đưa ra các hướng chỉ đạo kịp thời, nhằm đảm bảo cho hoạt động của các NHTM an toàn, hiệu quả.

- NHNN cần nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động của trung tâm thơng tin tín dụng. Hiện nay, trong hoạt động cho vay của NHTM, thơng tin về lịch sử tín dụng của khách hàng là rất quan trọng, ảnh hưởng lớn đến quyết định cho vay của NHTM. Sự ra đời của trung tâm thơng tin tín dụng đã đáp ứng được nhu cầu trên. Vì vậy, NHNN cần nâng cao hơn nữa chất lượng thông tin được lưu trữ trong trung tâm thơng tin tín dụng, mở rộng khả năng tiếp cận với các thơng tin tín dụng của các NHTM.

- Cho phép các NHTM tự xây dựng chính sách lương thưởng một cách chủ động nhằm khuyến khích các cán bộ làm việc hiệu quả hơn và cũng góp phần nâng cao năng lực nhân sự cho Ngân hàng.

3.3.3 Đối với Chính phủ

- Chính phủ cần tạo lập mơi trường pháp lý đầy đủ, đồng bộ, chặt chẽ để người vay và cho vay thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mình.

- Đẩy mạnh cải cách DNNN, tạo sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp. Việc bảo hộ các DNNN là nguyên nhân khiến mức nợ khó địi, nợ q hạn tăng cao tại NHTM. Hồn thiện hơn nữa các luật về đất đai, luật dân sự, luật đầu tư và có văn bản hướng dẫn cụ thể để nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng.

- Cần ổn định kinh tế vĩ mơ vì đây là mơi trường chung của mọi hoạt động kinh tế, của bản thân ngân hàng cũng như của khách hàng vay vốn.

- Tiếp tục ban hành và hồn thiện luật kế tốn, luật kiểm tốn nhà nước để có chuẩn mực trong cơng tác kế tốn, kiểm toán. Đối với các NHTM, đây là nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới chất lượng thơng tin tín dụng, hiệu quả cho vay.

- Chính phủ cần có biện pháp giải quyết dứt điểm nợ tồn đọng trong cho vay theo chỉ thị của chính phủ; đẩy nhanh tiến trình cơ cấu lại nợ để lành mạnh hố tình hình tài chính.

KẾT LUẬN

Việt Nam từ một nước nông nghiệp lạc hậu chuyển sang nền kinh tế thị trường cơng nghiệp hóa- hiện đại hóa định hướng xã hội chủ nghĩa, nền kinh tế đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ, đời sống ngày càng được nâng cao. Ngoài những nhu cầu thiết yếu như ăn, mặc, ở thì những nhu cầu cao hơn cũng đã phát triển như du lịch, du học, tiêu dùng hàng cao cấp, nhà ở tiện nghi…khiến cho nhu cầu tiêu dùng và sản xuất kinh doanh tăng lên đáng kể. Trong tương lai thị trường cho vay sẽ càng được mở rộng và hứa hẹn nhiều tiềm năng cho các ngân hàng và tổ chức phi ngân hàng.

Hoạt động cho vay là hoạt động có vai trị và ý nghĩa đặc biệt quan trọng vì đây cũng là nguồn sống chính cho các ngân hàng. Hoạt động này vừa giúp ngân hàng đa dạng hóa sản phẩm, mở rộng thị trường, mang lại nhiều lợi nhuận vừa có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển của xã hội, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân.

Hoạt động cho vay tại Agribank Chợ Hơm giai đoạn 2011-2013 nhìn chung được đánh giá là an tồn, đạt hiệu quả và có sự tăng trưởng qua các năm cả về tỷ trọng và quy mô dư nợ cho vay. Về tổng quan chi nhánh đã thực hiên tốt hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động cho vay nói riêng của mình. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn cịn một số vấn đề tồn tại cần giải quyết nhằn nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động cho vay trong những năm

tới khi mà nền kinh tế đang ngày càng phát triển, mở ra khơng ít cơ hội cũng như thách thức to lớn.

Qua thời gian thực tập tại Agribank Chợ Hôm, em mạnh dạn đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tại PGD thời gian tới. Hi vọng những giải pháp và những kiến nghị của em phần nào giải quyết được những khó khăn đang cịn tồn tại.

Do thời gian thực tập tại PGD khơng nhiều, cùng với trình độ hiểu biết chưa sâu nên chun đề của em cịn nhiều thiếu sót. Em mong được sự đóng góp ý kiến của thầy cơ và các anh chị phịng tín dụng để em có được những kiến thức và hiểu biết sâu rộng hơn về loại hình hoạt động này.

1. Ngân hàng thương mại – Peter S.Rose

2. Tiền tệ ngân hàng và thị trường tài chính – F.S Mishkin

3. Giáo trình lý thuyết tài chính tiền tệ, PGS. TS Nguyễn Hữu Tài, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân.

4. Ngân hàng thương mại, PGS. TS Phan Thị Thu Hà (Chủ biên), NXB Đại học

Kinh tế Quốc dân.

5. Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại, Lê Văn Tề (2004), NXB Thống kê.

6. Các nguyên lý Tiền tệ ngân hàng và Tiền tệ tài chính, Nguyễn Văn Luân, NXB Đại học Quốc gia.

7. Website:

http://www.agribank.com.vn/ http://vneconomy.vn/

8. Tạp chí ngân hàng các số 2009, 2010, 2011. 9. Thời báo kinh tế Việt Nam.

10. Tạp chí Thị trường tài chính, tiền tệ. 11. Tạp chí nghiên cứu kinh tế.

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) nâng cao hiệu quả cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh hà nội phòng giao dịch chợ hôm (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)