Phân tích hiệu quả sử dụng và quản lý hàng tồn kho

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần cơ điện long thành (Trang 38 - 39)

ĐVT: nghìn đồng

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2011 So sánh

CLT Đ CLTg Đ(%) Lợi nhuận kế toán trước thuế - 976 983 - 797 112 179 870 18.4

Giá vốn 1 642 064 1 733 305 -91 241 -5.26

Hàng tồn kho bình quân 1 230 185 1 133 640 96 545 8.51

Số vòng quay hàng tồn kho 1.33 1.53 -0.2 -12.7

Số ngày chu chuyển hàng tồn kho 270 235 35 14.54

Mức tiết kiệm, lãng phí 156 220

Số vịng quay hàng tồn kho trong năm 2011 và 2012 lần lượt là 1.53 và 1.33, có nghĩa là trong năm 2011 hàng tồn kho chu chuyển được 1.53 vòng, và chu chuyển 1.33 vòng trong năm 2012. Số vòng quay giảm khiến cho số ngày chu chuyển hàng tồn kho tăng từ 235 lên 270 ngày, tức là tăng 14.54% và gây lãng phí 156 220 nghìn đồng . Nguyên nhân của sự thay đổi là do trong năm 2012 giá trị hàng tồn kho bình quân tăng 8.51% trong khi giá vốn giảm.

Kết quả điều tra trắc nghiệm: “Mức dự trữ hàng tồn kho có đáp ứng

đủ cho sản xuất kinh doanh không?” 30% chọn: vừa đủ

70% chọn: dư thừa

Theo đánh giá của nhân viên trong cơng ty thì phần lớn cho rằng lượng tồn kho cho sản xuất ở tình trạng dư thừa. Dự trữ dư ngun vật liệu ngồi mặt tích cực là đảm bảo cho quá trình sản xuất được diễn ra thường xuyên liên tục, kịp thời đáp ứng nhu cầu của khách hàng thì nó sẽ rất tiêu cực nếu như đơn đặt hàng ngày càng ít đi hay nói cách khác là kinh doanh không tốt. Năm 2011 và 2012 lượng dự trữ hàng tăng nhiều trong khi kinh doanh thua kém, lợi nhuận ở mức âm, đứng trên góc độ tài chính doanh nghiệp có thể nhận xét, hiệu quả quản lý hàng tồn kho kém, hàng chậm luân chuyển, doanh nghiệp cần có biện pháp quản lý khác.

1.2.4.2. Phân tích các khoản phải thu

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần cơ điện long thành (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)