Siêu âm mod eB [4]

Một phần của tài liệu Cập Nhật các kỹ thuật chẩn đoán bệnh lý mạch máu não (Trang 37 - 38)

V. Bóc tách động mạch [15]

1.Siêu âm mod eB [4]

Siêu âm mode B là kỹ thuật khảo sát hình ảnh hai chiều của một mặt cắt ở một phần cơ

thể. Để có hình ảnh này, đầu dò sẽ phát một xung siêu âm theo một hướng, đợi đủ thời gian để thu nhận hết các tín hiệu phản xạ mong muốn, rồi phát tiếp một xung khác theo một hướng kế cận với xung đầu tiên, và cứ thế tiếp tục cho đến khi hết các hướng trong mặt phẳng khảo sát. Các tín hiệu nhận được sẽ được xử lý để cho ra hình ảnh hai chiều của mặt cắt đó. Tùy theo tốc độ truyền âm trong mô khảo sát, và độ sâu cần khảo sát mà thời gian cho mỗi xung sẽ khác nhau, và thời gian cho một hình phẳng sẽ khác nhau; ví dụđể khảo sát mặt cắt có độ sâu 10 cm và cần 25 hình mới mỗi giây thì số hướng có thể

khảo sát trong mặt cắt đó là khoảng 300.

Ban đầu, các đầu dò chỉ chứa một đầu phát và thu sóng, và đầu này sẽ di chuyển cơ học

để khảo sát các hướng khác nhau. Ngày nay tất cả các đầu dò đều được cấu trúc bởi một chuỗi các đầu thu phát. Có hai dạng đầu dò cơ bản là đầu do thẳng và đầu dò pha. Đầu dò thẳng chứa các đầu thu phát xếp cạnh nhau phát ra các xung siêu âm song song nhau, lần lượt phát xung với mỗi lần phát xung là một nhóm đầu thu phát khác nhau, cho hình ảnh dạng chữ nhật hoặc dạng dải. Còn đầu dò pha gồm các đầu thu phát xếp dạng quạt, một lần phóng xung có sự tham gia của hầu hết hoặc thậm chí toàn bộ các đầu thu phát, và tín hiệu nhận về được phân tùy theo pha của mỗi đầu này; hình ảnh vùng khảo sát là hình quạt. Đầu dò dạng thẳng là đầu dò được lựa chọn trong khảo sát động mạch cảnh ngoài sọ, còn đầu dò dạng pha được lựa chọn cho siêu âm Doppler xuyên sọ, vì cửa sổ xương rất nhỏ.

Chuyên đề 2: Cập nhật các kỹ thuật khảo sát bệnh lý động mạch não - 2011

Một phần của tài liệu Cập Nhật các kỹ thuật chẩn đoán bệnh lý mạch máu não (Trang 37 - 38)