MRA có thuốc tương phản [15]

Một phần của tài liệu Cập Nhật các kỹ thuật chẩn đoán bệnh lý mạch máu não (Trang 30 - 32)

MRA có thuốc được thực hiện với một chuỗi gradient echo nhanh với thời gian lặp lại (TR) ngắn (10ms) sau khi tiêm bolus tĩnh mạch gadolinium. Gadolinium làm rút ngắn T1

đến mức dưới 10ms để các mạch máu có thuốc sẽ tăng tín hiệu. Các mô nền, kể cả các mô bình thường tăng tín hiệu trên T1 như mỡ và methemoglobin trong khối máu tụ, sẽ có tín hiệu thấp vì chúng có thời gian thư giãn T1 nội sinh lớn hơn 10 ms nhiều.

MRA có thuốc thường được dùng khảo sát từ quai động mạch chủ đến nền sọ theo mặt phẳng và thường được tiến hành bằng kỹ thuật first-pass (hình 3.1). Điều này đòi hỏi phải ghi hình MRA trong thời khoảng đỉnh bắt thuốc của động mạch để tránh hiện hình tĩnh mạch. Thời gian của pha động mạch này có thể được xác định bằng một liều test bolus hoặc bằng dò bolus tựđộng. Về mặt lý thuyết, kỹ thuật này có thể thể hiện động học dòng chảy nhưng điều này bị giới hạn bởi sự cân chỉnh giữa độ phân giải không gian và thời gian.

MRA có thuốc là một phương thức đáng tin cậy để khảo sát được hình ảnh các mạch máu vùng cổ nhưng có thể có tỉ lệ tín hiệu trên độồn kém ở vùng bờ của thể tích khảo sát hoặc bị nhiễu do cử động hô hấp. Nhiễu do cử động hô hấp làm hạn chế khả năng hiện hình

đầy đủ phần gốc các mạch máu lớn xuất ra từ quai động mạch chủ cũng như gốc các động mạch cảnh chung phải, dưới đòn phải và các động mạch đốt sống hai bên.

MRA có thuốc có nhiều lợi thế hơn so với MRA không thuốc (như PC và TOF): MRA có thuốc có thể khảo sát một diện tích giải phẫu rộng hơn (từ quai động mạch chủ tới nền sọ) trong một khoảng thời gian ngắn hơn nhiều và ít bị ảnh hưởng bởi cử động của bệnh nhân. MRA có thuốc cũng có tỉ lệ tín hiệu trên tiếng ồn tốt hơn và ít bị khử pha do dòng xoáy hơn và không bị mất tín hiệu do hiệu ứng bão hòa. MRA có thuốc cho hình ảnh lòng mạch bắt thuốc và do đó là hình ảnh đánh giá theo giải phẫu nhiều hơn, trong khi MRA

Chuyên đề 2: Cập nhật các kỹ thuật khảo sát bệnh lý động mạch não - 2011

không thuốc thể hiện hình ảnh sinh lý giải phẫu suy ra từ dòng chảy. Điều này có thể dẫn

đến đánh giá sai lầm khi có một mạch máu không được thấy trên TOF do dòng chảy đảo ngược hoặc dòng chảy quá chậm (hình 3.6).

Các điểm bất lợi của MRA có thuốc so với MRA không thuốc là dữ liệu của MRA có thuốc phải được khảo sát trong một cửa sổ thời gian hẹp ở thì bắt thuốc động mạch và không thể làm lại dù còn trong thời gian gadolinium chưa thải hết khỏi lòng mạch. Do vậy thời điểm khảo sát nếu không phù hợp (quá sớm hoặc quá muộn) sẽ dẫn đến hình

ảnh động mạch thấy được bắt thuốc kém, và muốn chụp lại ngay để khắc phục cũng không được. Đồng thời, độ phân giải không gian của kỹ thuật MRA tiêm thuốc thấp hơn so với kỹ thuật TOF, và MRA tiêm thuốc là kỹ thuật xâm lấn tối thiểu vì nó cần tiêm thuốc tương phản, thường là 20ml với tốc độ 2ml/giây.

Trong thực tế lâm sàng, MRA có thuốc được dùng thường quy để khảo sát các gốc động mạch lớn ở vùng cổ. Nói chung, nó không đánh giá quá mức độ hẹp ở chỗ chia đôi động mạch cảnh và các hẹp khác như kỹ thuật TOF vì nó không chịu hiện tượng mất tín hiệu do hiệu ứng bão hòa. Tuy nhiên, nhiều trung tâm vẫn thực hiện đồng thời cả hai kỹ thuật MRA có thuốc và TOF để khảo sát vùng cổ. Do độ phân giải không gian kém hơn, MRA có thuốc có thể đánh giá thấp hẹp động mạch cảnh. Kỹ thuật TOF cũng hữu dụng khi MRA tiêm thuốc thực hiện không chính xác thời gian và khi không có nghi ngờ có đảo ngược dòng chảy. Ví dụ, ở hình 3.6, động mạch đốt sống trái có vẻ bình thường trên hình tiêm thuốc và có khả năng có dòng chảy xuôi chiều. Tuy nhiên, mạch máu này không thấy trên các hình TOF 2D, gợi ý rằng nó có dòng chảy ngược với các spins bị bão hòa do một xung bão hòa cao.

Hình 3.6 Dòng chảy chậm và hội chứng ăn cắp máu động mạch dưới đòn. Hình nguồn MRA TOF hai chiều (a) và hình MIP của MRA TOF (b) cho thấy mất dòng chảy có thể là tắc động mạch đốt sống trái (mũi tên ở hình b). Tuy nhiên MRA có thuốc (c) cho thấy có dòng chảy trong động mạch này (mũi tên). Sự khác biệt giữa hai hình này có thể xảy ra do dòng chảy chậm làm bão hòa tín hiệu trên TOF 2D hoặc do dòng chảy ngược trong hội chứng ăn cắp máu động mạch dưới đòn. [15]

Chuyên đề 2: Cập nhật các kỹ thuật khảo sát bệnh lý động mạch não - 2011

MRA có thuốc và không thuốc có thểđược xử lý sau đó bằng tái tạo hình MIP. Kỹ thuật này đầu tiên sẽ tạo ra một mô hình 3D của các động mạch từ các dữ liệu MRA thô. Sau

đó một bộ các chuỗi song song nhau được rút ra từ mô hình này và các tín hiệu cao nhất dọc theo mỗi chuỗi được phóng chiếu lên tạo thành hình MIP 2D. Nhiều hình phóng chiếu của mô hình đó sẽ tạo thành các điểm quan sát khác nhau làm cho việc xem các hình ảnh MIP liên tiếp nhau cho một ảo giác nhưđang xem một mô hình MRA 3D xoay.

Một phần của tài liệu Cập Nhật các kỹ thuật chẩn đoán bệnh lý mạch máu não (Trang 30 - 32)