5. Kết cấu khóa luận
2.3.2. Phân tích và đánh giá qua nguồn dữ liệu thứ cấp về hoạt động huy động vốn tiền
vốn tiền gửi KHCN của VIB – Chi nhánh Lý Thường Kiệt
Quy mô nguồn vốn tiền gửi KHCN
Quy mô nguồn vốn tiền gửi KHCN là chỉ tiêu quan trọng đầu tiên để đánh giá khả năng huy động vốn tiền gửi của chi nhánh ngân hàng. Quy mô nguồn vốn tiền gửi càng lớn càng thể hiện chi nhánh ngân hàng có uy tín cao và hoạt động hiệu quả, thơng qua các chính sách thu hút tiền gửi hợp lý cùng sự nỗ lực không ngừng đã thu hút được một lượng lớn nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế, trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các ngân hàng và tổ chức tín dụng khác.
Bảng 2.4: Quy mơ nguồn vốn tiền gửi KHCN của ngân hàng TMCP Quốc tế-Chi nhánh Lý Thường Kiệt
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012-2011 Chênh lệch 2013-2012 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng( %) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền ± % Số tiền ± % Tiền gửi KHCN 2.101.015 82,73 1.808.843 79,12 1.843.032 80,15 -292.172 -13,91 34.189 1,89 Tiền gửi từ TCKT 387.036 15,24 399.399 17,47 393.671 17,12 12.363 3,19 -5.728 -1,43 Giấy tờ có giá 29.459 1,16 37.951 1,66 32.653 1,42 8.492 28,83 -5.298 - 13,96 Các khoản phải trả cho bên ngoài 22.095 0,87 40.009 1,75 30.122 1,31 17.914 81,08 -9.887 - 24,71 Tổng nguồn vốn huy động 2.539.605 100 2.286.202 100 2.299.478 100 -9,98 13.276 0,58
(Nguồn: Báo cáo tài chính VIB – Chi nhánh Lý Thường Kiệt) Biểu đồ 2.1 Diễn biến tiền gửi KHCN và tổng nguồn vốn huy động của VIB – Chi
Nhận xét:
Dựa vào bảng 2.2 ta thấy quy mô nguồn vốn tiền gửi KHCN của VIB-Chi nhánh Lý Thường Kiệt tăng dần qua các năm. Cụ thể, năm 2012 tiền gửi huy động KHCN đạt 1.808.843 triệu đồng giảm 13,91% so với năm 2011 tương đương giảm 292.172 triệu đồng. Có mức tăng trưởng giảm như vậy là do trong năm 2012, nền kinh tế biến động thất thường, tình hình kinh tế gây nên khó khăn huy động vốn tiền gửi của ngân hàng nói chung, tại chi nhánh nói riêng đều bị chịu ảnh hưởng không nhỏ nhưng nhờ VIB-Chi nhánh Lý Thường Kiệt đã nỗ lực nâng cao chất lượng dịch vụ, cải tiến sản phẩm, nghiên cứu đưa ra những sản phẩm phù hợp với nhu cầu của KHCN đã giúp giảm bớt sự sụt giảm nhiều hơn về vốn tiền gửi này. Năm 2013, tiền gửi KHCN đạt 1.843.032 triệu đồng, tăng nhẹ 34.189 triệu đồng tương ứng tăng 1,89% so với năm 2012. Tốc độ tăng trưởng này khả quan hơn so với tốc độ tăng trưởng năm 2012 bởi trong năm 2013 là năm VIB-Chi nhánh Lý Thường Kiệt đã sử dụng nhiều biện pháp, chính sách phù hợp với thị trường.
Nhìn chung năm 2013, mặc dù thuận lợi thì ít, khó khăn thì nhiều nhưng chi nhánh đã nỗ lực không ngừng trong công tác huy động vốn tiền gửi KHCN với tốc độ tăng trưởng theo chiều hướng đi lên sau sự sụt giảm của năm trước đó. Sự cải thiện trong cơng tác huy động vốn tiền gửi KHCN trong năm 2013 cùng với nhiều thành công khác đã thể hiện sức mạnh và khẳng định uy tín của chi nhánh ngân hàng bởi sự gia tăng nguồn vốn tiền gửi này thể hiện sự gia tăng lòng tin và sự quan tâm của đối tượng KHCN đối với chi nhánh ngân hàng trong nền kinh tế ngày càng trở nên khó khăn như hiện nay.
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy, tiền gửi KHCN chiếm tỷ trọng lớn nhất trong khoảng 79,12-82,73% trên tổng nguồn vốn huy động. Chiếm tỷ trọng lớn thứ hai đó là nguồn tiền gửi của TCKT dao động trong khoảng 15,24-17,47% trên tổng nguồn vốn huy động. Giấy tờ có giá và các khoản phải trả cho bên ngoài chiếm tỷ trọng nhỏ trên tổng nguồn vốn huy động trong ba năm qua (nhỏ hơn 2%).
Bảng 2.5: Cơ cấu tiền gửi KHCN theo loại tiền của VIB – Chi nhánh Lý Thường Kiệt
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012-2011 Chênh lệch 2013- 2012 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng( %) Số tiền ± % Số tiền ± % VND 475.039 22,61 496.143 27,43 537.291 29,15 21.104 4,44 41.148 8,29 Ngoại tệ quy đổi VND 1.625.976 77,39 1.312.700 72,57 1.305.741 70,85 -313.276 -19.27 -6.959 -0,53 Tổng tiền gửi KHCN 2.101.015 100 1.808.843 100 1.843.032 100 -292.172 -13,91 34.189 1,89
(Nguồn: Báo cáo tài chính VIB – Chi nhánh Lý Thường kiệt) Biểu đồ 2.2 Diễn biến tiền gửi KHCN theo loại tiền của VIB – Chi nhánh Lý Thường Kiệt
Nhận xét :
Qua bảng số liệu 2.2, biểu đồ 2.1 và biểu đồ 2.2 ta thấy vốn huy động tiền gửi KHCN của chi nhánh chiếm hơn 22% trên tổng tiền gửi KHCN
Năm 2012, vốn huy động tiền gửi KHCN bằng VND đạt 496.143 triệu đồng chiếm tỷ trọng 27,43% trên tổng tiền gửi KHCN tăng 21.104 triệu đồng tương ứng tăng 4,44% so với năm 2011. Đến năm 2013, con số vốn huy động đã có mức tăng trưởng cao hơn với con số 537.291 triệu đồng tăng 41.148 triêu đồng tương ứng tăng 8,29% so với năm 2012.
Bên cạnh đó, tỷ trọng ngoại tệ quy đổi VND trong ba năm qua chiếm hơn 70% trên tổng nguồn vốn huy động tiền gửi KHCN. Diễn biến vốn huy động ngoại tệ quy đổi VND có xu hướng giảm dần trong ba năm. Năm 2012, nguồn vốn này đạt 1.312.700 triệu đồng giảm 313.276 triệu đồng tương ứng giảm 19,27% so với năm 2011. Đến năm 2013, nguồn vốn huy động này tiếp tục giảm nhẹ 6.959 triệu đồng tương ứng giảm 0,53% so với năm 2012.
Nhìn chung trong ba năm qua, vốn huy động ngoại tệ quy đổi VND đóng vai trị chủ chốt trên tổng nguồn vốn huy động tiền gửi KHCN. Một điểm đáng chú ý, đồng Việt Nam ln là đồng tiền giao dịch chính trong nước và lãi suất tiền gửi VND luôn cao hơn rất nhiều so với lãi suất USD, vàng và các ngoại tệ khác tuy
nhiên tại ngân hàng TMCP Quốc tế-Chi nhánh Lý Thường Kiệt nguồn ngoại tệ quy đổi VND lại chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng nguồn vốn tiền gửi KHCN.
Cơ cấu tiền gửi KHCN phân theo kỳ hạn
Mặt khác, ngoài việc phân loại nguồn vốn tiền gửi KHCN theo loại tiền cịn có cách phân loại theo kỳ hạn gửi tiền của khách hàng.
Bảng 2.6 Cơ cấu tiền gửi KHCN theo kỳ hạn của VIB-Chi nhánh Lý Thường Kiệt Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch2012-2011 Chênh lệch2013-2012
Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền ± % Số tiền ± % KKH 68.073 3,24 41.423 2,29 71.510 3,88 -26.650 -39,15 30.087 72,63 Ngắn hạn 1.827.883 87 1.537.517 85 1.529.717 83 -290.366 -15,89 -7.800 -0,51 Trung hạn và dài hạn 205.059 9,76 229.904 12,71 241.805 13,12 24.845 12,12 11.901 5,18 Tổng tiền gửi KHCN 2.101.015 100 1.808.843 100 1.843.032 100 -292.172 -13,91 34.189 1,89
(Nguồn: Báo cáo tài chính của VIB-Chi nhánh Lý Thường Kiệt)
Biểu đồ 2.5 Tỷ trọng tiền gửi KHCN theo kỳ hạn của VIB – Chi nhánh Lý Thường Kiệt
Nhận xét:
Dựa vào bảng 2.6, biểu đồ 2.5 và biểu đồ 2.6 ta có thể thấy tiền gửi ngắn hạn qua các năm luôn chiếm chủ yếu trong tổng nguồn vốn tiền gửi huy động. Một phần nguyên nhân do tâm lý khách hàng khơng muốn gửi tiền trung và dài hạn vì họ sợ có nhu cầu rút vốn trước hạn. Bên cạnh đó, họ ngại gửi tiền dài hạn vì khơng thể dự
đốn trước sự biến động của lãi suất. Về phía ngân hàng đã khơng có những biện pháp thích hợp để thu hút khách hàng gửi tiền gửi trung và dài hạn. Việc huy động tiền gửi ngắn hạn với tỷ trọng cao có thể giúp ngân hàng chủ động hơn trong việc kiểm soát rủi ro lãi suất trong ngắn hạn. Tuy nhiên, có thể làm gia tăng rủi ro thanh khoản của ngân hàng trong ngắn hạn bởi nguồn vốn ngắn hạn kém ổn định hơn so với nguồn vốn trung và dài hạn.
Tỷ trọng nguồn vốn tiền gửi trung và dài hạn trong giai đoạn 2011-2013 chiếm hơn 13% trên tổng nguồn vốn tiền gửi KHCN và có xu hướng tăng lên. Trong năm 2012, tiền gửi trung và dài hạn của KHCN đạt 271.326 triệu đồng giảm nhẹ 0,66% tương ứng giảm 1.806 triệu đồng so với năm 2011. Đến năm 2013, tiền gửi trung và dài hạn của KHCN tăng đột ngột lên 15,48% tương ứng tăng 41.989 triệu đồng so với năm 2012.
Bên cạnh đó, tỷ trọng vốn tiền gửi ngắn hạn của KHCN chiếm tỷ trọng trên 83% trên tổng nguồn vốn tiền gửi KHCN trong ba năm qua. Tuy nhiên vốn tiền gửi này có xu hướng giảm dần. Cụ thể, năm 2012 vốn tiền gửi ngắn hạn đạt 1.537.517 triệu đồng giảm 15,89% tương ứng giảm 290.366 triệu đồng so với năm 2011. Đến năm 2013, vốn tiền gửi này đạt 1.529.717 triệu đồng giảm 0,51% so với năm 2012. Sự sụt giảm chủ yếu của các loại tiền gửi KHCN theo kỳ hạn được giải thích do sự khó khăn của nền kinh tế khiến các cá nhân trong xã hội có ít tiền gửi hơn và tâm lý e dè gửi tiền trong khi lãi suất ngày càng giảm.
Hiện nay tại VIB nói chung và VIB-Chi nhánh Lý Thường Kiệt nói riêng đang triển khai các gói sản phẩm tiền gửi khác nhau như: Tiết kiệm thường với kỳ hạn gửi đa dạng từ 1 tuần đến 36 tháng, tiết kiệm gửi góp với kỳ hạn 6, 9, 12, 18, 24, 36, 48, 60 tháng hay có sản phẩm tiết kiệm lũy tiến chỉ với kỳ hạn gửi ngắn 1 tuần, 2 tuần, 3 tuần, 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng, 6 tháng và 12 tháng…Nhiều sản phẩm khác nhau với những kỳ hạn gửi khác nhau đáp ứng đa dạng nhu cầu khách hàng tuy nhiên nền kinh tế khó khăn, sự cạnh tranh khốc liệt giữa các ngân hàng khác nhau kéo theo hệ quả chưa khả quan về mức tăng trưởng tiền gửi tại chi nhánh ngân
nguồn vốn tiền gửi trung và dài hạn về cả quy mơ và tỷ trọng để gia tăng tính ổn định cho nguồn vốn huy động.
Chi phí huy động nguồn vốn tiền gửi KHCN
Trong nền kinh tế mang tính cạnh tranh gay gắt như hiện nay, huy động vốn
đang là vấn đề sống còn của các ngân hàng thương mại để duy trì và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, đáp ứng nhu cầu vốn của nền kinh tế, đem lại lợi nhuận cao cho ngân hàng. Để mở rộng thị phần và huy động ngày càng nhiều nguồn vốn tiền gửi từ tổ chức kinh tế và dân cư, các ngân hàng cạnh tranh nhau về mọi mặt: công nghệ, chất lượng sản phẩm dịch vụ, cơ sở vật chất hạ tầng,...Trong đó, yếu tố quan trọng cần phải kể đến chính là lãi suất huy động. Lãi suất huy động chính là cơng cụ quan trọng được các ngân hàng sử dụng nhằm thu hút khách hàng, gia tăng thị phần vốn trong nền kinh tế.
Có rất nhiều mức lãi suất khác nhau áp dụng cho những sản phẩm tiền gửi khác nhau, tuy nhiên để hình dung rõ hơn về dự chênh lệch lãi suất ở các ngân hàng hiện nay ta cùng tìm hiểu về lãi suất tiết kiệm thong thường trả lãi cuối kỳ (phổ biến nhất) ở một số ngân hàng trong đó có VIB như sau:
Bảng 2.7 Bảng lãi suất tiết kiệm thường trả lãi cuối kỳ bằng VND của VIB và một số ngân hàng khu vực miền bắc cập nhật ngày 31/12/2013
Đơn vị tính: %/năm Kỳ hạn VIB EIB VCB KKH 0,7 0,5 1 1 tuần 0,7 1 1 2 tuần 0,7 1 1 3 tuần 5,8 1 - 1 tháng 5,8 5,7 5,5 2 tháng 5,8 5,7 5,8 3 tháng 5,8 5,7 6 4 tháng 5,8 5,98 - 5 tháng 5,8 5,98 - 6 tháng 6,3 6,5 6,5 7 tháng 6,3 6,7 - 8 tháng 6,3 6,7 - 9 tháng 6,3 6,7 6,5 10 tháng 6,3 6,7 - 11 tháng 6,3 6,7 - 12 tháng 7,2 7,3 7,5 15 tháng 7,25 7,5 - 18 tháng 7,25 7,5 - 24 tháng 7,25 7,8 8 36 tháng 7,25 7,8 8
(Nguồn: Biểu lãi suất công bố của các ngân hàng thương mại)
So sánh lãi suất huy động VND dưới hình thức tiết kiệm thường của KHCN của VIB so với một số ngân hàng khác ta thấy sự khác biết rõ nét. Mặc dù lãi suất trả lãi cuối kỳ cơng bố của hình thức tiết kiệm thường của VIB có thấp hơn các ngân hàng khác nhưng thấp hơn không nhiều, VIB cũng đã áp dụng bổ sung thêm hình thức tiết kiệm chọn kỳ lĩnh lãi tuần và tiết kiệm lĩnh lãi hàng tháng. Thời điểm năm 2013, VIB có hình thức rút gốc linh hoạt,… cùng nhiều tiện ích khác đối với hình
thức gửi này. Do đó, với hình thức gửi tiền tiết kiệm này VIB đã thu hút rất nhiều khách hàng tham gia, cạnh tranh với nhiều ngân hàng khác trong nền kinh tế.
Hiện nay, việc quy định lãi suất trần huy động đối với các NHTM của NHTW đã giúp cho tình hình lãi suất khá ổn định. Tuy nhiên, VIB cần đa dạng các mức lãi suất gắn liền với sự đa dạng các loại hình tiền gửi, phù hợp với nhu cầu huy động tiền gửi của ngân hàng và tạo điều kiện cho sự lựa chọn của khách hàng.
VIB áp dụng các mức lãi suất khác nhau đối với từng loại hình tiền gửi như: tiền gửi KKH, tiền có kỳ hạn, tiết kiệm lũy tiến, tiết kiệm gửi góp và tùy từng thời điểm có tiết kiệm dự thưởng. Đồng thời với tiền gửi có kỳ hạn, VIB cũng áp dụng các mức lãi suất khác nhau tùy theo kỳ hạn và cách thức trả lãi. Việc áp dụng các mức lãi suất đa dạng và linh hoạt như vậy là rất hợp lý, tùy thuộc vào tính chất của từng loại hình tiền gửi cũng như nhu cầu vốn tiền gửi của VIB trong từng thời kỳ, đồng thời giúp khách hàng có nhiều sự lựa chọn khi quyết định gửi tiền. Đó cũng là một trong những nhân tố góp phần thu hút khách hàng và gia tăng nguồn vốn tiền gửi của ngân hàng.
Chi phí huy động bao gồm chi phí lãi và các chi phí phi lãi như: Chi phí bảo hiểm tiền gửi, chi phí nhân viên, chi phí trang thiết bị, chi phí quảng cáo, tiếp thị..Trong đó, chi phí lãi chiếm tỷ trọng cao nhất và ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Do đó khi tổng hợp chi phí huy động tienf gửi, ngân hàng tổng hợp riêng chi phí trả lãi tiền gửi, các chi phí phi lãi có liên quan ngân hàng đưa vào các khoản mục chi phí khác.
Bảng 2.8 Chi phí trả lãi tiền gửi KHCN của VIB – Chi nhánh Lý Thường Kiệt Đơn vị : Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012-2011 Chênh lệch 2013-2012 Số tiền ± % Số tiền ± % Tổng tiền gửi KHCN 2.101.015 1.808.843 1.843.032 -292.172 -13,91 34.189 1,89 Chi phí trả lãi tiền gửi KHCN 114.085 98.763 100.629 -15.322 -13,43 1.866 1,89 Tỷ suất chi phí lãi bình qn 5,43 5,46 5,46 - - - -
(Nguồn: Báo cáo tài chính VIB – Chi nhánh Lý Thường Kiệt)
Nhận xét:
Dựa vào số liệu 2.7 ta thấy, chi phí trả lãi tiền gửi KHCN của chi nhánh thay đổi thất thường trong giai đoạn 2011 – 2013. Cụ thể năm 2012, chi phí trả lãi tiền gửi là 98.763 triệu đồng giảm 15.322 triệu đồng tương ứng giảm 13,43% so với năm 2011. Sang năm 2013, chi phí lãi là 100.629 triệu đồng tăng nhẹ 1.866 triệu đồng tương ứng tăng 1,89% so với năm 2012. Việc gia tăng chi phí lãi trong điều kiện nguồn vốn huy động cũng gia tăng tương ứng, nhất là khi thị trường có nhiều biến động, các ngân hàng cạnh tranh nhau về lãi suất huy động là điều có thể chấp nhận được. Bởi lãi suất huy động về phía ngân hàng là chi phí, nhưng về phía khách hàng chính là lợi ích kinh tế trực tiếp, là một trong các yếu tố quan trọng tác động đến quyết định và hành vi gửi tiền của khách hàng. Vấn đề đặt ra đối với VIB là bên cạnh việc cần phải xây dựng và điều chỉnh lãi suất huy động sao cho hợp lý, vừa mang tính cạnh tranh