Vinh
Nội dung quy trình đào tạo bồi dưỡng nhân viên bao gồm 7 bước sau: xác định nhu cầu đào tạo bồi dưỡng, xác định mục tiêu đào tạo bồi dưỡng, lựa chọn đối tượng đào tạo và giảng viên, xây dựng chương trình đào tạo và lựa chọn phương pháp đào tạo bồi dưỡng, dự tính chi phí đào tạo bồi dưỡng, triển khai đào tạo bồi dưỡng và đánh giá kết quả đào tạo bồi dưỡng nhân lực.
a. Xác định nhu cầu đào tạo bồi dưỡng
Nhu cầu đào tạo bồi dưỡng nhân viên buồng được cụ thể như sau:
Bảng 2.3. Nhu cầu đào tạo bồi dưỡng nhân viên buồng của khách sạn Thượng Hải - Vinh
Bộ phận Nhu cầu đào tạo năm 2012 Nhu cầu đào tạo năm 2013 Số lượng (người) Lý do đào tạo Số lượng (người) Lý do đào tạo Tổng 8 7
Buồng 4 - Đào tạo nghiệp vụ phục vụ buồng
- Phát triển trình độ ngoại ngữ cho nhân viên
3 - Đào tạo thêm trình độ nghiệp vụ
- Trình độ ngoại ngữ chưa cao
Giặt là 4 - Đào tạo trình độ nghiệp vụ 4 - Đào tạo nhân viên mới
nghiệp vụ
Nhu cầu đào tạo bồi dưỡng được xác định bởi sự chênh lệch giữa khả năng làm việc thực tế của nhân viên và yêu cầu công việc của khách sạn, dựa trên cơ sở tình hình hoạt động và chiến lược kinh doanh của khách sạn của khách sạn Thượng Hải – Vinh.
Khách sạn xác định nhu cầu đào tạo bồi dưỡng nhân lực trong khách sạn căn cứ vào các yếu tố cơ bản: Chiến lược kinh doanh của khách sạn, kế hoạch nhân lực, trình độ kỹ thuật cơng nghệ của khách sạn, tiêu chuẩn thực hiện cơng việc, trình độ năng lực chuyên môn của người lao động và nguyện vọng của người lao động.
Nhu cầu đào tạo năm 2013 giảm 1 người so với năm 2012, tương ứng với 12,5%. Nguyên nhân là do năm 2012, khách sạn Thượng Hải – Vinh đã đào tạo được một số lượng nhân viên khá lớn và khá hiệu quả. Chất lượng nhân viên tăng lên kéo theo sự giảm xuống của nhu cầu đào tạo bồi dưỡng.
b. Xác định mục tiêu đào tạo bồi dưỡng
Mục tiêu đào tạo bồi dưỡng là cơ sở thực hiện kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cụ thể của khách sạn. Mục tiêu đào tạo nhân viên buồng của khách sạn là nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ phục vụ buồng và trình độ ngoại ngữ cho nhân viên buồng và hoàn thiện tay nghề cho nhân viên mới của bộ phận giặt là.
Năm 2012, mục tiêu đào tạo nhân viên buồng của khách sạn được xác định là đào tạo bồi dưỡng cho 8/11 nhân viên, trong đó, xác định nhân viên ở các bộ phận đều được đào tạo, sau khố đào tạo thì 90% các nhân viên tham gia khố đào tạo đều được nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ, kỹ năng giao tiếp đồng thời nắm bắt các kỹ thuật mới.
Năm 2013, do đội ngũ nhân viên giặt là đã có sự điều chỉnh nên khách sạn tập trung vào đào tạo bồi dưỡng cho 1 nhân viên mới. Bên cạnh đó, khách sạn cũng tiến hành hồn thành nâng cao tay nghề, trình độ chun mơn và trình độ ngoại ngữ cho 6 nhân viên buồng với mục tiêu 100% sau đào tạo có trình độ chun mơn, phẩm chất và tác phong công tác tốt.
c. Lựa chọn đối tượng đào tạo và giảng viên
Các đối tượng đào tạo bồi dưỡng bao gồm: nhân viên mới được tuyển dụng và nhân viên đang làm việc tại bộ phận buồng. Tuy nhiên, do điều kiện cơ sở vật chất cũng như tài chính nên khách sạn đã chọn những đối tượng thực sự cần thiết để đào tạo.
Năm 2012, khách sạn đào tạo chun mơn và trình độ ngoại ngữ cho 4 nhân viên buồng và 4 nhân viên giặt là.
Năm 2013, khách sạn chú trọng đào tạo bồi dưỡng cho nhân viên thực hiện. Khách sạn thực hiện chương trình đào tạo cho 7 nhân viên, trong đó bao gồm 3 nhân viên buồng và 4 nhân viên giặt là, trong đó có 1 nhân viên giặt là là nhân viên mới. Khách sạn đào tạo cho nhân viên về chuyên môn, ngoại ngữ cho nhân viên đang làm việc và giới thiệu công việc nhân viên mới.
* Lựa chọn giảng viên
- Sử dụng nhân viên lâu năm có kinh nghiệm để hướng dẫn, kèm cặp các nhân viên mới về nghiệp vụ phục vụ buồng.
- Khách sạn đã mời các giảng viên từ trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch Nghệ An và khoa Du lịch - trường Đại học Vinh tới giảng dạy lý thuyết nghiệp vụ cho nhân viên buồng. Giảng viên khoa Anh văn trường Đại học Vinh được khách sạn mời về để bồi dưỡng cho nhân viên về trình độ tiếng Anh cho một số nhân viên, không chỉ nhân viên buồng mà cả những bộ phận khác
d. Xây dựng chương trình đào tạo và lựa chọn phương pháp đào tạo bồi dưỡng
* Chương trình đào tạo bồi dưỡng nhân viên của khách sạn
- Đào tạo chuyên môn nghiệp vụ: Đối với nhân viên buồng, nội dung đào tạo là quy trình, cách thức vệ sinh buồng khách, phịng vệ sinh của khách và hành lang, q trình sử dụng trang thiết bị, nội thất trong phòng khách, cách thức bảo quản tài sản của khách. Nhân viên giặt là được đào tạo về quy trình giặt đồ vải trong khách sạn và quần áo của khách gửi.
- Đào tạo ngoại ngữ: được áp dụng đối với nhân viên buồng. Bởi vì trong quá trình thực hiện phục vụ buồng khách quốc tế, có những tình huống phát sinh, u cầu nhân viên buồng phải hiểu biết ngoại ngữ để giao tiếp với khách hàng và xử lý tình huống. Nhân viên buồng sẽ được học cách phát âm tiếng Anh và giao tiếp chuyên ngành dành cho ngành khách sạn.
* Phương pháp đào tạo bồi dưỡng
- Đào tạo trong khách sạn: phương pháp kèm cặp và hướng dẫn tại chỗ là cách thức mà khách sạn đã áp dụng. Các nhân viên lâu năm có chun mơn, kỹ năng giỏi và có kinh nghiệm sẽ kèm cặp, hướng dẫn cho nhân viên mới và nhân viên có tay nghề yếu.
- Đào tạo ngồi khách sạn: Năm 2013, khách sạn có cử một số nhân viên buồng và giặt là học tại khoa Du lịch tại trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch Nghệ An để tăng cường chuyên mơn.
Bảng 2.4. Chi phí đào tạo bồi dưỡng nhân viên buồng tại khách sạn Thượng Hải - Vinh
STT Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2012 Năm 2013 So sánh +/- % 1 Tổng doanh thu Tr.đ 12534 13020 +486 103,87 2 Tổng chi phí Tr.đ 10042 10327 +285 102,84 3 Số lao động được đào
tạo
Người 8 7 -1 87,50 4 Chi phí đào tạo Tr.đ 13,5 14 +0,5 103,70
Chi phí vật chất Tr.đ 4,5 4,3 -0,2 95,56 Chi phí giảng viên Tr.đ 4 4,5 +0,5 112,50 Chi phí đãi ngộ Tr.đ 3 3,7 +0,7 123,33 Chi phí khác Tr.đ 2 1,5 -0,5 75,00 5 Chi phí bình qn trên
một người
Tr.đ/người 1,69 2 +0,31 118,34 Nguồn chi phí dành cho đào tạo bồi dưỡng nhân lực được khách sạn trích từ lợi nhuận trong q trình hoạt động kinh doanh. Chi phí đào tạo được xây dựng dựa trên cơ sở là kết quả hoạt động kinh doanh của khách sạn và mức độ hồn thành cơng việc của nhân viên.
Năm 2013, chi phí dành cho đào tạo bồi dưỡng nhân viên buồng tăng 0,5 triệu đồng so với năm 2012, tương ứng tăng 3,7%. Điều này chứng tỏ khách sạn đang ngày càng quan tâm hơn đến công tác đào tạo bồi dưỡng nhân viên.
Chi phí đào tạo nhân viên tăng lên trong khi số lao động được đào tạo bồi dưỡng giảm qua 2 năm, do đó, chi phí bình qn trên một người tăng lên 0,31 triệu đồng/người, tương ứng tăng 18,34%. Đồng thời khi nhân viên tham gia khố đào tạo bồi dưỡng thì vẫn được hưởng đúng mức lương của mình và có thêm phụ cấp đi lại, ăn uống. Điều này đã kích thích nhân viên tích cực tham gia đào tạo.
f. Triển khai đào tạo bồi dưỡng
Khách sạn tiến hành triển khai chương trình đào tạo bồi dưỡng nhân viên buồng cả bên trong và bên ngoài khách sạn dựa trên nhu cầu đào tạo đã xác định và các hình thức, phương pháp đã lựa chọn:
- Triển khai đào tạo bồi dưỡng trong khách sạn:
Sau khi tìm hiểu, lựa chọn và ký hợp đồng với giảng viên, khách sạn lên thời khoá biểu và dán tại bảng tin cũng như đưa xuống các bộ phận có nhân viên tham gia khố đào tạo để nhân viên nắm bắt được thời gian và địa điểm học và thu xếp cơng việc trước 2 tuần khi khố học bắt đầu.
Địa điểm đào tạo là hội trường của khách sạn, các nhân viên được cung cấp sách vở, giấy bút và các dụng cụ liên quan đến nghiệp vụ để khoá học đạt hiệu quả.
Phương pháp đào tạo được áp dụng là hướng dẫn, kèm cặp tại chỗ: Trong quá trình làm việc, các nhân viên có kinh ngiệm được chỉ đinh để hướng dẫn, kèm cặp các nhân viên mới vè nhân viên ít kinh nghiệm về nghiệp vụ.
- Triển khai đào tạo bên ngoài khách sạn:
Đối với các nhà quản trị cấp cơ sở được cử đi đào tạo về quản trị kinh doanh thì khách sạn đã liên hệ và làm thủ tục với phía nhà trường để cho trưởng bộ phận được theo học tại trường. Trong quá trình học tập, họ cần viết bản thu hoạch sau mỗi môn học gửi khách sạn để chứng minh có tham gia học tập tại trường đày đủ. Học viên sẽ được học những kiến thức, kỹ năng cần thiết về quản lý nhân lực, bố trí và sử dụng nhân lực, cách xử lý tình huống,…
g. Đánh giá kết quả đào tạo bồi dưỡng nhân lực
Sau khố đào tạo bồi dưỡng nhân viên thí 100% số nhân viên đều hoàn thành và vượt qua bài kiểm tra cuối khoá, đạt mục tiêu đặt ra. Sau đào tạo, số nhân viên đạt trình độ cao đẳng tăng 1 người tương ứng với 16,67%, nhân viên đạt trình độ A ngoại ngữ tăng 2 người, số nhân viên đạt trình độ B ngoại ngữ tăng 1 người.
Khách sạn tiến hành đánh giá, kiểm tra kết quả đào tạo bồi dưỡng như sau: - Đối với nhân viên được đào tạo về nghiệp vụ: tuỳ theo nghiệp vụ mà các trưởng bộ phận sẽ trực tiếp kiểm tra và theo dõi các thao tác trong cơng việc, từ đó đưa ra các đánh giá về kết quả đào tạo có thực sự hiệu quả khơng.
- Đối với nhân viên được đào tạo về ngoại ngữ: sau khoá đào tạo, các nhân viên sẽ được làm một bài kiểm tra trình độ và được giám đốc kiểm tra khả năng giao tiếp tiếng Anh bằng cách đặt câu hỏi.
Bảng 2.5. Kết quả đào tạo bồi dưỡng nhân viên buồng tại khách sạn Thượng Hải - Vinh
STT Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2012 Năm 2013 So sánh +/- % 1 Tổng doanh thu Tr.đ 12534 13020 +486 103,87 2 Tổng chi phí đào tạo Tr.đ 13,5 14 +0,5 103,70
Tỷ suất chi phí % 0,11 0,11 0 - 3 Số nhân viên được đào
tạo Người 8 7 -1 87,50 4 Trình độ chun mơn Trình độ cao đẳng trở lên Người 6 7 +1 116,67 Lao động phổ thông Người 5 5 0 100,00 5 Trình độ ngoại ngữ
Trình độ A Người 4 6 +2 150,00 Trình độ B Người 0 1 +1 - Trình độ C Người 0 0 - - 6 Chi phí đào tạo bình
quân/người
Tr.đ/người 1,69 2 +0,31 118,34