trên website luyenkim .net
3.2 DỰ BÁO TRIỂN VỌNG THỊ TRƯỜNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN
THIỆN WEBSITE LUYENKIM.NET TRONG THỜI GIAN TỚI.
3.2.1 Dự báo triển vọng thị trường
Qua các báo cáo về thực trạng chung TMĐT và dịch vụ hỗ trợ người dùng trực tuyến ở Việt Nam hiện nay (chương 2) có thể thấy thị trường Việt Nam đang có cơ hội rất lớn cho TMĐT phát triển. Tuy nhiên theo một số chuyên gia, năm 2012 được xem là năm khó khăn nhất trong 20 năm của nền kinh tế Việt Nam. Các doanh nghiệp bán lẻ gặp nhiều khó khăn, vừa cắt giảm chi phí đầu tư và nhân lực, vừa phải tính chuyện mở rộng thị trường và nâng cao hiệu quả kinh doanh. Trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp ngày càng quan tâm đến việc xây dựng và cải thiện chất lượng website, từng bước xem đây là kênh quan trọng, hiệu quả và tiết kiệm để quảng bá thương hiệu, sản phẩm và chăm sóc khách hàng.
Công nghệ phát triển với sự bùng nổ của mạng xã hội và thiết bị di động góp phần đẩy mạnh các giao dịch và đưa nhà cung cấp đến gần với khách hàng hơn. Nhiều doanh nghiệp cung cấp dịch vụ nội dung số trên di động trong nước đang tập trung vào các giải pháp thanh toán và tiếp thị qua mobile. Theo chuyên gia nhận định, thị trường này hứa hẹn tăng trưởng tốt và sẽ có nhiều bất ngờ trong thời gian sắp tới.
Ông Nguyễn Thanh Hưng, Tổng thư ký Hiệp hội TMĐT Việt Nam (VECOM) nhận xét năm 2012 TMĐT đã trở nên phổ biến và được ứng dụng rộng rãi tại nhiều lĩnh vực kinh doanh. Bên cạnh đó, nguồn nhân lực ngày càng lớn mạnh so với trước."Nguồn này bao gồm lực lượng lao động tại các doanh nghiệp và người
tiêu dùng ngày càng thành thạo tìm kiếm thơng tin và mua sắm trực tuyến", ông Hưng cho biết.
Trong năm 2012, hoạt động cung cấp dịch vụ công trực tuyến từ các cơ quan Nhà nước cũng có những tiến bộ đáng kể, giúp thuận lợi hóa thương mại và giảm chi phí kinh doanh.Các văn bản pháp quy về TMĐT cũng được hoàn thiện.
Lĩnh vực kinh doanh trực tuyến trở nên "đình đám" hơn trong năm 2012 qua một số sự cố chính là các cơng ty bán hàng đa cấp trá hình TMĐT để lừa đảo (như Diamond Holiday, Muaban24,...) và sự rạn nứt của ngành cơng nghiệp mua hàng theo nhóm (điển hình là Deal Sốc, Nhóm Mua,...).
Nổi cộm của trị lừa bán hàng đa cấp online 2012 là công ty cổ phần Đào tạo mua bán trực tuyến (Muaban24 hay MB24). Theo điều tra ban đầu, mạng lưới của MB24 đã phát triển tới hơn 100.000 gian hàng, có dấu hiệu chiếm đoạt hơn 500 tỷ đồng. Lúc này, MB24 đã vươn "vòi bạch tuộc" của mình đến hơn 20 tỉnh thành trên cả nước, với trên 50 chi nhánh.
Cuối năm 2011, ngành kinh doanh online của Việt Nam rộ lên mơ hình mua theo nhóm (Groupon) dù đã có mặt ở nước ta từ cuối 2010, bên cạnh các sàn giao dịch điện tử với hình thức rao vặt thơng thường. Sự phát triển q "nóng" khiến những điểm hạn chế, bất cập của mơ hình này trên thế giới nhanh chóng bộc lộ tại một số doanh nghiệp Việt Nam. Điển hình là cơng ty Nhóm Mua khi đơn vị này phải đóng cửa trong thời gian dài vì những lục đục nội bộ. Ngồi ra, Deal Sốc cũng là trường hợp tương tự khi đột ngột "biến mất".
CEO của một doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến cho rằng, nguyên nhân của hiện tượng này là mơ hình TMĐT đang bị lạm dụng, bóp méo bởi các nhà cung cấp xấu. Nói về sự cố của mơ hình Groupon, ơng nhận xét: "Các website bán hàng ngoài việc khơng kiểm sốt được chất lượng sản phẩm, cịn lạm dụng tiền trả chậm cho nhà cung cấp để dùng cho quảng cáo, dẫn đến mất khả năng thanh khoản, kết quả là đổ vỡ cơng ty".
Trong khi đó giới chun gia lại nhìn thấy cái lợi từ chính những sự cố trên."Việc này sẽ sàng lọc được các doanh nghiệp khơng phù hợp, lại có tính giáo dục cho khách hàng về TMĐT", một chuyên gia khẳng định.Người này cũng nhận định TMĐT sau những khó khăn sẽ phát triển tốt hơn trong năm 2013.
Đánh giá về TMĐT trong năm 2012, ơng Nguyễn Hịa Bình, Trưởng ban truyền thơng của VECOM nói: "Năm 2012 đã xây dựng hồn thiện được hệ thống hệ tầng cho TMĐT, có thể nói gần như theo kịp tiến bộ của thế giới". Hiện các mơ hình hay cơng cụ hỗ trợ như rao vặt, sàn giao dịch, website bán lẻ trực tuyến, mua theo nhóm, giải pháp thanh tốn online, vận chuyển,... đều có tại TMĐT Việt Nam.
Tuy nhiên, vẫn còn những mặt hạn chế khi lĩnh vực bị lạm dụng gây tổn hại đến lợi ích của doanh nghiệp và người tiêu dùng.Vấn đề sức mua yếu cũng trở thành nhược điểm cịn tồn tại. Theo ước tính, TMĐT mới chiếm 0,3 đến 0,5% tổng doanh số bán lẻ tại Việt Nam. Các chuyên gia đánh giá mức này vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, khi có hơn 31 triệu người Việt sử dụng Internet, chiếm 35,5% dân số.
Nhiều dự báo cho rằng năm 2013 kinh tế thế giới cũng như Việt Nam tiếp tục gặp nhiều khó khăn.Theo ơng Nguyễn Thanh Hưng, các doanh nghiệp sẽ đầu tư nhiều hơn về chiều sâu, tái cấu trúc để bắt nhịp với nền kinh tế số. "Đẩy mạnh ứng dụng TMĐT là một hướng đi phù hợp với doanh nghiệp", Tổng thư ký VECOM nhận xét.
Cịn theo ơng Nguyễn Hịa Bình, với cảnh kinh doanh truyền thống ngày càng khó khăn, các doanh nghiệp tự khắc tìm đường lên mạng để bán hàng. "Đây là xu thế tất yếu không thể thay đổi.Trong 5 năm nữa, doanh nghiệp nào khơng có mảng online tốt sẽ khó cạnh tranh".Bên cạnh đó, trước hiện trạng quyền lợi người tiêu dùng bị xâm hại, xu hướng nhờ bên thứ ba có uy tín làm chứng thực sẽ trở nên phổ biến hơn.
Trưởng ban truyền thông VECOM cho rằng, năm 2013 các vấn đề vận chuyển hàng hóa sẽ trở nên nóng hơn đối với mọi website bán hàng trực tuyến, đòi hỏi sự ra đời và khâu chuẩn bị tốt từ các dịch vụ chuyển phát và logistic mang tính chất chun nghiệp hơn.
Mua hàng theo nhóm cũng được dự báo sẽ điều chỉnh sang mơ hình các sàn giao dịch khuyến mại giảm giá. Theo đó, các doanh nghiệp có nhu cầu sẽ tự đăng khuyến mại và chịu mọi trách nhiệm về chất lượng sản phẩm, dịch vụ của mình.Người tiêu dùng cũng có tiếng nói hơn khi được đánh giá thương hiệu của nhà cung cấp sau khi sử dụng chương trình ưu đãi.
Ngồi vấn đề kinh doanh trong nước, ơng Bình cũng đề cập đến mua bán lẻ xuyên biên giới như một hướng đi trong tương lai của thương mại trực tuyến. "Nội
dung này đang chiếm 20% TMĐT toàn thế giới. Việc mua bán bất kỳ sản phẩm có chất lượng nào với giá hời hoặc khơng có ở Việt Nam đã và sẽ đi sâu hơn nữa vào cuộc sống hàng ngày của người tiêu dùng", ông nhận định.
3.2.2 Định hướng phát triển của luyenkim.net trong thời gian tới
Mục tiêu
Định hướng:
Hoàn thiện website hướng tới người dùng để có thể đáp ứng yêu cầu khắt khe của những khách hàng khó tính nhất.
Mở rộng thị trường thơng qua việc hỗ trợ người dùng trực tuyến hiệu quả hơn.
Tạo điều kiện thuận lợi để có thể chăm sóc khách hàng tốt hơn.
Quảng bá thương hiệu Vico, đưa Vico tới tận tay người dùng. Mục tiêu phát triển trong 5 năm tới:
Đạt được mục tiêu 30% các đơn đặt hàng của cơng ty có được là do được hỗ trợ trực tuyến thông qua website luyenkim.net
Thông qua kênh website, đặt ra mục tiêu có được 50% lượng khách hàng mới biết đến công ty TNHH Thắng Lợi là thông qua website luyenkim.net
Trong các khách hàng biết đến công ty TNHH Thắng Lợi thông qua website luyenkim.net thì số lượng khách hàng là các doanh nghiệp nước ngoài chiếm 20%.
Nhiệm vụ
Để đạt được các mục tiêu trên, công ty TNHH Thắng Lợi cần đẩy mạnh đầu tư về nhân lực, vật lực cũng như quan tâm hơn tới các chiến lược TMĐT.Và việc hoàn thiện website luyekim.net hướng tới người dùng cũng là nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng và là người dùng trên website. Cần tập trung đào tạo nguồn nhân lực để có thể phát triển website theo các mục tiêu mà công ty đã đề ra đồng thời xây dựng các chiến lược cụ thể để mang thương hiệu Vico tới tận tay người dùng trong đó quan trọng nhất là các thị trường mới, các khách hàng là doanh nghiệp nước ngồi đồng thời chăm sóc, giữ mối quan hệ với các bạn hàng cũ của công ty. Và trong 5 năm tới, các mục tiêu đã đề ra của công ty sẽ được cụ thể hóa và là bước đi quan trọng trong việc phát triển của công ty, đưa TMĐT trở thành một phần tất yếu và là cơ hội sống còn của doanh nghiệp trong nền kinh tế hội nhập.