Hồn thiện đánh giá giá trị cơng việc

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) HOÀN THIỆN TRẢ CÔNG LAO ĐỘNG tại CÔNG TY CP tư vấn đầu tư CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG 1 CIENCO1 (Trang 42 - 44)

3.2.1.2 .Thực trạng các hình thức trả cơng phi tài chínhcủa cơng ty CIENCO1

4.2.2. Hồn thiện đánh giá giá trị cơng việc

Đánh giá giá trị công việc là việc xác định một cách có hệ thống giá trị tương đối hay giá trị của mỗi cơng việc trong một tổ chức. Mục đích cơ bản của đánh giá cơng việc là để loại trừ những sự không công bằng trong trả công tồn tại do những cấu trúc tiền công không hợp lý.

Đánh giá công việc hay đánh giá giá trị cơng việc là q trình đánh giá một cách có hệ thống các công việc để làm căn cứ xây dựng hệ thống trả lương trong doanh nghiệp. Đánh giá công việc gồm đánh giá trách nhiệm và nhiệm vụ của công việc, những kỹ năng cần thiết để thực hiện công việc và những đóng góp tương đối của từng cơng việc.

Sử dụng hội đồng đánh giá và phương pháp đánh giá phù hợp để đánh giá giá trị của các công việc:

Phương pháp xếp hạng: hội đồng đánh giá xếp hạng (thứ tự) các công việc từ cao nhất đến

thấp nhất về giá trị. Doanh nghiệp thành lập một ủy ban làm việc tập thể so sánh đối chiếu mỗi công việc với tất cả các cơng việc khác trong doanh nghiệp, sau đó sắp xếp các cơng việc theo thứ tự tầm quan trọng từ 1 tới 10 hạng trở lên. Các cơng việc có giá trị tương tự nhau được xếp vào một hạng.

Ưu điểm: Phương pháp này đơn giản nhất trong các phương pháp đánh giá và địi hỏi ít thời gian vào các cơng việc giấy tờ nhất.

Nhược điểm: phương pháp này không xét đến từng yếu tố liên quan đến công việc, nên khó giải thích vì sao cơng việc này lại được đánh giá cao hơn công việc kia.

Phương pháp phân loại hay phương pháp phân hạng: lập một số lượng lớn đã xác định

trước các hạng hay các loại cơng viêc. Sau đó, các bản mơ tả cơng việc được viết ra. Tiếp theo, so sánh bản mô tả cơng việc đó với các bản mơ tả cơng việc của các hạng và xếp nó vào hạng phù hợp.

Ưu điểm: tiêu chuẩn hóa tiền cơng cho các cơng việc tương tự nhau và duy trì sự chênh lệch về trả cơng giữa các công việc trong một tổ chức đặc biệt lớn.

Nhược điểm: Có tính ổn định làm cho khơng thích ứng được với những yếu tố như những sự chênh lệch tiền công giũa các vùng, các thay đổi của thị trường lao động…

Phương pháp so sánh yếu tố: Mỗi công việc được sắp xếp thứ tự theo nhiều lần và nhờ đó

sẽ nhận được một giá trị tiền tương xứng.

Nhược điểm: Phương pháp này phức tạp hơn nên không được sử dụng nhiều.

Phương pháp cho điểm: bao gồm việc phân tích nội dung của các cơng việc từ bản mơ tả

cơng việc và sau đó phân phối một số điểm cho các yếu tố cụ thể. Số điểm chia vào mỗi công việc xác định khoảng mức tiền công trả cho các cơng việc đó.Đây là phương pháp tốt hơn cả trong bốn phương pháp cà được áp dụng phổ biến trong các tổ chức, doanh nghiệp.

Đánh giá công việc theo phương pháp cho điểm bao gồm các bước:

Bước 1: Xác định các công việc then chốt.

Cần xác định một danh mục từ 12 đến 20 công việc then chốt.Các cơng việc then chốt (cịn được gọi là công việc mốc chuẩn) là những cơng việc có nội dung ổn định, có thể so sánh được và đã trả cơng tương xứng.Các công cuộc điều tra tiền công sẽ giúp xác định được các cơng việc then chốt đó.

Bước 2: Xác định các yếu tố thù lao.

Đó là các yếu tố thể hiện các khía cạnh cơ bản để điều chỉnh mức trả cơng cho một cơng việc nhiều hơn hay ít hơn các công việc khác nếu tất cả những điều kiện khác là không thay đổi. Các yếu tố thường được sử dụng nhiều nhất là: trách nhiệm, các yêu cầu về thể lực, sự nguy hiểm, kỹ năng, các điều kiện làm việc, các trách nhiệm giám sát, các địi hỏi về trí tuệ. Sau khi được lựa chọn, các yếu tố thù lao cần phải được định nghĩa một cách rõ ràng.

Bước 3: Xác định trọng số cho các yếu tố tùy theo sự đóng góp của chúng vào giá trị

chung của công việc.

Các trọng số phân chia vào các yếu tố cần phải phản ánh được giá trị của quản lí và xã hội.

Bước 4: Xác định tổng số tiền tối đa mà một cơng việc có thể nhận được và số cấp độ

mà mỗi yếu tố thù lao cần phải chia ra.

Bước 5: Xây dựng bảng điểm.

Bảng điểm được xây dựng căn cứ vào trọng số của các yếu tố và cấp độ của từng yếu tố. Lưu ý rằng số điểm ấ định cho từng mức độ cần phải tương ứng với trọng số của từng yếu tố.Ví dụ: nếu yếu tố kỹ năng được cho trọng số là 40%, mức độ 2 cho yếu tố kỹ năng cần phải có điểm số bằng bốn lần nhiều hơn so với mức độ của các điều kiện làm việc.

Bước 6: Tiến hành cho điểm các công việc.

Hội đồng đánh giá các cơng việc tính trả trị điểm cho từng cơng việc thơng qua so sánh bản mô tả công việc với các mô tả của từng yếu tố, từng cấp độ và sử dụng bảng điểm.

Kết quả của đánh giá công việc tùy thuộc vào phương pháp đánh giá được sử dụng.Phương pháp xếp hạng cho thức tự của các cơng việc từ có giá trị cáo nhất tới có giá trị thấp nhất. Phương pháp phân loại đưa các công việc với giá trị tươngđương vào các ngạch phù hợp và sắp xếp các ngạch tùy theo giá trị của chúng. Phương pháp so sánh yếu tố thì cho ln mức tiền cơng cụ thể ở từng cơng việc. Cịn phương pháp cho điểm thì cho thứ tự sắp xếp các công việc tùy theo giá trị điểm của chúng.

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) HOÀN THIỆN TRẢ CÔNG LAO ĐỘNG tại CÔNG TY CP tư vấn đầu tư CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG 1 CIENCO1 (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)