Dự báo triển vọng và quan điểm hoàn thiện hoạt động nghiên cứu thị

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) hoàn thiện hoạt động nghiên cứu thị trường nhằm thu hút khách du lịch trung quốc của công ty cổ phần dịch vụ du lịch đường sắt hà nội (Trang 41 - 44)

5. Kết cấu khóa luận

3.1 Dự báo triển vọng và quan điểm hoàn thiện hoạt động nghiên cứu thị

Đường Sắt, Hà Nội.

3.1.1 Xu hướng phát triển của du lịch Việt Nam.

Việt Nam là một quốc gia nằm trong khu vực Đông Nam Á, sự phát triển của du lịch Việt Nam khơng nằm ngồi xu thế phát triển chung của du lịch. Bên cạnh đó, do có lợi thế về vị trí địa lý, kinh tế chính trị và tài ngun…nên Việt Nam có rất nhiều thuận lợi để phát triển du lịch, thu hút nhiều hơn khách du lịch đến Việt Nam, trong đó có cả khách du lịch quốc tế và khách du lịch nội địa.

Kết thúc năm 2012, mặc dù phải đối mặt với những tác động tiêu cực của kinh tế thế giới cũng như trong nước,nhưng ngành du lịch Việt Nam đã nỗ lực vượt qua thách thức, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, thể hiện qua các con số ấn tượng: đón và phục vụ 6.847 triệu lượt khách quốc tế, tăng 9.5%; 32.5 triệu lượt khách nội địa, tăng 8%; tổng thu từ khách du lịch đạt khoảng 160 nghìn tỷ đồng, tăng 23% so với năm 2011(theo số liệu của Tổng cục Du lịch cuối năm 2012). Kết quả hoạt động của ngành du lịch năm 2012 đã được Đảng, Chính phủ đánh giá là điểm sáng trong bối cảnh suy thối kinh tế tồn cầu,cộng thêm ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, thiên tai, bão lũ, dịch bệnh…tác động trực tiếp đến hoạt động du lịch trong nước và quốc tế.

Chiến lược phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2013 đã nêu rõ quan điểm: phát triển du lịch bền vững theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, có trọng tâm, trọng điểm, có thương hiệu và khả năng cạnh tranh. Trong đó, chất lượng hoạt động du lịch phải được coi trọng hàng đầu; tập trung khai thác phát triển các sản phẩm dịch vụ đặc trưng, có giá trị gia tăng cao, có thương hiệu nổi bật; đầu tư các khu du lịch có tầm cỡ, trở thành thương hiệu quốc gia và thương hiệu vùng có sức cạnh tranh trong khu vực và quốc tế. Ngành du lịch tập trung đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường, thu hút khách du lịch tại các thị trường gần như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, ASEAN và ở khu vực Thái Bình Dương. Chú trọng khai thác lợi thế hành lang Đông – Tây, từ các khu vực Tây Âu, Bắc Tây, thị trường mới nổi Đông Âu, mở rộng thị trường mới sang khu vực Nam Á và Trung Đông, đẩy mạnh thu hút khách du lịch nội địa.

3.1.2 Xu hướng phát triển của khách du lịch Trung Quốc tới Hà Nội.

Hà Nội với vai trò là trung tâm phát triển của du lịch cả nước, là vùng đất ngàn năm văn hiến, nơi lưu giữ những giá trị to lớn của lịch sử phát triển đất nước, Du lịch Hà Nội cần phải phát triển theo hướng bền vững gắn với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc; kết hợp phát triển kinh tế với đảm bảo quốc phòng – an ninh và trật tự an tồn xã hội; giữ gìn cảnh quan và bảo vệ mơi trường.

Năm 2012 ngành du lịch Thủ đô đã thu hút 14.4 triệu lượt khách du lịch, trong đó có 2.1 triệu lượt khách quốc tế (tăng 11.3% so với năm 2011) và 12.3 triệu lượt khách nội địa (tăng 5.5% so với năm 2011). Một số thị trường khách trọng điểm đến Hà Nội tăng đáng kể như: du khách Trung Quốc đạt gần 208.000 lượt, tăng 27% so với năm trước; du khách Austraylia đạt 130.500 lượt khách, tăng 20%; du khách Nhật Bản đạt gần 152.500 lượt khách, tăng 32%; du khách Hàn Quốc đạt trên 81.000 lượt khách, tăng 53% ( theo số liệu của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hà Nội cuối năm 2012). Năm 2013 du lịch Hà Nội phấn đấu thu hút 15.5 triệu lượt khách, trong đó có 2.25 triệu lượt khách quốc tế và vẫn hướng tới các thị trường khách như: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc.

Quy hoạch phát triển du lịch thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 được Uỷ ban Nhân dân thành phố Hà Nội phê duyệt ngày 16/10/2012 đã xác định, đến năm 2020 du lịch Hà Nội sẽ trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và xây dựng Hà Nội trở thành điểm đến hấp dẫn, có đẳng cấp và xứng đáng là trung tâm du lịch của khu vực và cả nước.

Theo quy hoạch phát triển du lịch thành phố Hà Nội, trong thời gian tới, du lịch Hà Nội vẫn tập trung đẩy mạnh , thu hút khách du lịch quốc tế ở các thị trường truyền thống: Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, Trung Quốc, Đài Loan, Đức, Pháp, khui vực Bắc Mỹ, ASEAN…; mở rộng thu hút khách du lịch đến các thị trường mới: Trung Đông và Bắc Âu… Đồng thời, phát triển thị trường nội địa thông qua việc tăng cường liên kết giữa Hà Nội với các vùng, miền, địa phương trong cả nước.

Mục tiêu đặt ra cho du lịch Hà Nội tới năm 2020 sẽ đón được 3.2 triệu lượt khách quốc tế và 20 triệu lượt khách nội địa, đạt tổng thu 79.674 tỷ đồng; đến năm 2030 đón được 4.5 triệu lượt khách quốc tế và 26.8 triệu lượt khách nội địa, đạt tổng thu 186.165 tỷ đồng. Qua đó, du lịch Hà Nội sẽ tạo việc làm cho gần 383 nghìn lao động, trong đó có 127.8 nghìn lao động trực tiếp vào năm 2030.

Hà Nội rất giàu tài nguyên du lịch tự nhiên như khu vực vùng núi Ba Vì và vùng phụ cận, khu thắng cảnh Hương Sơn, hệ thống Hồ Tây, hồ Hoàn Kiếm, hồ Bẩy Mẫu, hồ Quan Sơn, hồ Suối Hai hết sức độc đáo. Về tài nguyên nhân văn, với lịch sử hàng nghìn năm hình thành và phát triển, Hà Nội có nguồn tài nguyên du lịch nhân văn lớn nhất trong cả nước như quần thể di tích Đền Ngọc Sơn, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, đền Quán Thánh, Lăng Bác Hồ, Cột Cờ Hà Nội, khu Hoàng Thành Thăng Long, hệ thống bảo tàng quốc gia, bảo tàng Lịch sử, bảo tàng Dân tộc học…

Ngoài ra, Hà Nội cịn có hệ thống làng nghề, phố nghề nổi tiếng đi vào tiềm thức của nhiều thế hệ người dân Việt Nam, với 1.270 làng nghề, trong đó có 224 làng nghề truyền thống với những nhóm ngành như gốm sứ, dệt may, điêu khắc, khảm trai, thêu ren, sơn mài, mây tre đan… Đã có 16 làng nghề truyền thống tại Hà Nội được vinh danh như: gốm sứ Bát Tràng, làng dát vàng bạc đá quý và may da Kiêu Kỵ (huyện Gia Lâm); làng Mộc Phụng Công (huyện Thường Tín); mộc Thượng Mạo (quận Hà Đông); mây tre đan Xuân Dương, tre trúc Thu Hồng (huyện Sóc Sơn)…

Theo đó, du lịch thành phố Hà Nội được chia thành các cụm, các tuyến, vành đai du lịch để phát triển dựa trên những tiềm năng của khu vực như: Cụm du lịch Trung tâm Hà Nội chủ yếu khai thác các loại hình du lịch văn hóa, du lịch ẩm thực, du lịch mu sắm…; Cụm du lịch Sơn Tây – Ba Vì phát triển du lịch tâm linh, du lịch văn hóa làng Việt Cổ, du lịch sinh thái nghỉ cuối tuần, du lịch thể thao cao cấp…;Cụm du lịch Hương Sơn – Quan Sơn hướng đến du lịch văn hóa tâm linh lễ hội, du lịch nghỉ dưỡng, nghỉ cuối tuần và sinh thái, du lịch thể thao cao cấp với các sản phẩm Golf, thể thao

nước…; Cụm du lịch núi Sóc – hồ Đồng Quan sẽ hồn thiện các sản phẩm du lịch tâm linh gắn với hội Gióng và hệ thống đền chùa, các cơng trình tơn giáo, du lịch sinh thái.

Tổng vốn đầu tư trong quy hoạch đến năm 2030 là khoảng 370.65 nghìn tỷ đồng, với 5% vốn ngân sách nhà nước tập trung đầu tư cho công tác lập quy hoạch, xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển du lịch, đào tạo nguồn nhân lực, quảng bá xúc tiến du lịch, bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch; 20% vốn tích lũy từ GDP du lịch và của các doanh nghiệp du lịch; còn lại là huy động từ các nguồn khác.

3.1.3 Mục tiêu và quan điểm phát triển của Công ty Cổ phần Dịch vụ Du lịchĐường Sắt, Hà Nội. Đường Sắt, Hà Nội.

 Mục tiêu

- Haratour sẽ vẫn duy trì sự phát triển bền vững của những công ty hàng đầu trong lĩnh vực dịch vụ du lịch tại Việt Nam.

- Trở thành sự lựa chọn số một đối với khách hàng trong và ngoài nước nhờ vào khả năng cung cấp sản phẩm, khả năng chăm sóc khách hàng và hậu bán hàng.

- Mở rộng mạng lưới kinh doanh của công ty trên nhiều lĩnh vực.

- Thực hiện tốt chính sách thu hút nhân tài vào làm việc và chun nghiệp hóa hoạt động của cơng ty.

 Quan điểm phát triển

- Với phương châm “Uy tín – Chất lượng – Hiệu quả và sự hài lòng của khách hàng”, Haratour sẽ chú trọng vào việc tăng cường hiệu quả kinh doanh, cải tiến chất lượng dịch vụ, phát triển vốn đầu tư để nâng cấp cơ sở vật chất, phát triển sản phẩm mới mang nét đặc trưng văn hóa truyền thống, tăng cường cơng tác “Tun truyền – Quảng bá – Tiếp thị” đến các thị trường mục tiêu và tiềm năng.

- Giữ vững và phát huy được xu hướng phát triển hiện nay của công ty cả về doanh số và nhân lực.

- Tăng cường đào tạọ, phát huy tính sáng tạo trong đội ngũ cán bộ cơng nhân viên nhằm ngày càng tăng cường được khả năng, cải thiện được năng suất và hiệu quả công việc ngày càng tốt hơn.

- Củng cố và hồn thiện thêm hệ thống các văn phịng, đại lý để ngày càng mang lại cho khách hàng sự phục vụ chu đáo hơn.

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) hoàn thiện hoạt động nghiên cứu thị trường nhằm thu hút khách du lịch trung quốc của công ty cổ phần dịch vụ du lịch đường sắt hà nội (Trang 41 - 44)