Đối với Nhà nước và Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) hoàn thiện hoạt động nghiên cứu thị trường nhằm thu hút khách du lịch trung quốc của công ty cổ phần dịch vụ du lịch đường sắt hà nội (Trang 48 - 50)

5. Kết cấu khóa luận

3.3 Một số kiến nghị với cơ quan chức năng

3.3.1 Đối với Nhà nước và Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch

 Đối với Nhà nước

- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật chuyên ngành du lịch, tổ chức tốt việc thực hiện Pháp lệnh Du lịch, tạo môi trường pháp lý cho việc quản lý hoạt động du lịch, thu hút mọi nguồn lực trong và ngoài nước cho đầu tư phát triển du lịch phù hợp với tiến trình phát triển và hội nhập kinh tế của cả nước.

- Nhà nước cần hỗ trợ để doanh nghiệp tham dự các hội chợ, xây dựng các website, in ấn… mạnh dạn làm cơng tác quảng bá với tồn thể thế giới rằng Việt Nam

đã là điểm đến an toàn. Các đại biểu đều cho rằng, ngành du lịch cần phải huy động tất cả các kênh thông tin, đặc biệt là các thông tin đại chúng.

- Giảm giá các dịch vụ và giảm thuế cho các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành. Việt Nam cần thay đổi hình thức thanh tốn tiền cho khách nước ngồi. Trong khi Thái Lan giao dịch với khách nước ngoài bằng đồng nội tệ, khi đồng Baht trượt giá thì khách được lợi, trong khi đó thì Việt Nam lại tính bằng USD, khi đồng tiền Việt Nam trượt giá thì khách nước ngồi bị thiệt. Đó cũng là một lý do vì sao khách du lịch nước ngồi lại chon Thái Lan chứ khơng chọn Việt Nam.

- Đơn giản hóa các thủ tục hành chính liên quan tới tham quan, xuất nhập cảnh. Ban hành các chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, cóa chính sách ưu đãi thuế, giá điện, nước… Tạo điều kiện cho ngành du lịch liên kết với các ngành khác, đặc biệt là ngành thương mại. Bởi du lịch liên quan tới nhiều ngành khi các ngành có sự kết hợp, hỗ trợ lẫn nhau thì sẽ tạo ra nguồn thu cao cho đất nước.

- Đầu tư, cải thiện, nâng cấp cơ sở hạ tầng. Đặc biệt, là giao thông đến các điểm đến du lịch, ưu tiên phát triển các địa bàn trọng điểm du lịch, các khu du lịch quốc gia, các điểm du lịch có tiềm năng phát triển du lịch ở miền núi, vùng sâu, vùng xa… trên cơ sở khai thác tiềm năng, thế mạnh của từng vùng kết hợp sử dụng hiệu quả các nguồn lực của nhà nước và các nguồn lực từ các thành phần kinh tế theo chủ trương xã hội hóa phát triển du lịch.

- Bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia nhằm phòng ngừa và hạn chế những nguy cơ làm hư hỏng, làm thay đổi những yếu tố ngun gốc vốn có của di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.

 Đối với Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch

- Bộ Văn hóa Thể Thao và Du lịch cần quan tâm hơn nữa tới việc khai thác các thị trường quốc tế nói chung và thị trường khách du lịch Trung Quốc nói riêng, vì đây là tập khách hàng mục tiêu và rất tiềm năng cho sự phát triển của du lịch Việt Nam. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường, quảng bá xúc tiến mạnh mẽ đến các thị trường trọng tâm, trọng điểm. Tạo dựng hình ảnh, thương hiệu riêng cho ngành du lịch Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế.

- Thành lập các cơ quan chuyên trách về xúc tiến, quảng bá các văn phòng đại diện cho du lịch Việt Nam tại các nước nằm trong vùng trọng điểm của du lịch Việt Nam. Có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp du lịch tham gia các hội chợ xúc tiến quảng bá du lịch tới nước ngoài.

- Tăng cường quảng bá các lễ hội, sự kiện có chọn lọc trong và ngồi nước, các sự kiện lớn cả khu vực và quốc tế, hội nghị, hội thảo tổ chức tại Việt Nam nhằm thu hút khách quốc tế.

- Mở rộng hợp tác quốc tế, có chính sách thúc đẩy mối quan hệ du lịch với các ngành khác như thương mại, vận tải hàng không, vận tải biển, vận tải đường sắt… để tăng cường các mối quan hệ để hấp dẫn du khách nhằm thu hút khách đến Việt Nam.

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) hoàn thiện hoạt động nghiên cứu thị trường nhằm thu hút khách du lịch trung quốc của công ty cổ phần dịch vụ du lịch đường sắt hà nội (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)