Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) chất lượng tín dụng của NHCT – chi nhánh hoàn kiếm (Trang 32 - 33)

2.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu

Dữ liệu mà khóa luận sử dụng gồm hai loại: dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp

a, Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp

Việc thu thập dữ liệu sơ cấp phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài được thực hiện thông qua quan sát trực tiếp thực tế kinh doanh tại Ngân hàng Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Hồn Kiếm, từ đó thiết lập các phiếu điều tra trắc nghiệm khách hàng và ngân hàng

Về phương pháp điều tra trắc nghiệm

Phương pháp phỏng vấn điều tra trắc nghiệm được thực hiện qua các bước:

 Bước 1: Xác định đối tượng điều tra.

 Bước 3: Phát phiếu điều tra.

 Bước 4: Thu lại phiếu điều tra

 Bước 5: Xử lý phiếu điều tra, tập hợp kết quả điều tra.

Để thuận lợi cho quá trình điều tra, các câu hỏi phỏng vấn được thiết kế vào bảng câu hỏi. Bảng câu hỏi với nội dung định tính, xoay quanh vấn đề về chất lượng tín dụng của chi nhánh hiện nay, tình hình, hiệu quả và định hướng phát triển, các giải pháp cần đặt ra cho ngân hàng trong thời gian tới nhằm giải quyết vấn đề chất lượng tín dụng tại Vietinbank chi nhánh Hồn Kiếm.

b, Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp

Dữ liệu thứ cấp có thể được thu thập từ các nguồn sau:

- Quy trình thu thập dữ liệu, sàng lọc dữ liệu, phân loại thơng tin thứ cấp, khóa luận sử dụng phương pháp hệ thống hóa tài liệu điều tra và việc xử lý số liệu được tiến hành trên máy tính với phần mềm Excel

- Các phương pháp được sử dụng trong phân tích dữ liệu: thống kê, phân tích tổng hợp, so sánh, phương pháp tính chỉ số, tỷ lệ, phương pháp dùng biểu đồ phân tích để phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh từ đó rút ra những kết luận

2.2.2. Phương pháp xử lý dữ liệu

- Đối với dữ liệu sơ cấp: Khi thu thập được các phiếu điều tra trắc nghiệm, kiểm tra tính hợp lý của thơng tin ghi trên các phiếu. Lập bảng tổng hợp dữ liệu trên từng phiếu tổng hợp, vấn đề nào được chú trọng, đang cần giải quyết.

- Đối với dữ liệu thứ cấp: Dựa trên các chỉ tiêu thực hiện lập bảng so sánh dạng cột ghi chép đầy đủ các khoản mục, các chỉ tiêu, các số liệu (cả tuyệt đối và tương đối) để thấy được sự thay đổi của các chỉ tiêu đó qua các năm. Từ các số liệu thu được ta phân tích để tìm ra cái đạt được và chưa đạt được trong công tác quản lý nợ xấu của Sở giao dịch.

- Công cụ sử dụng: phương pháp thống kê bảng biểu, đồ thị, sử dụng phần mềm Microsoft Word 2010 và Microsoft Excel 2010 nhằm thống kê tìm ra xu hướng hay đặc trưng chung của các yếu tố phân tích.

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) chất lượng tín dụng của NHCT – chi nhánh hoàn kiếm (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)