+ Học sinh đặt được một số câu hỏi tìm hiểu công việc của người thân và người dân trong cộng đồng để chuẩn bị cho ngày Tết.
+ Học sinh quan sát tranh ( SGK) trình bày được một số công việc được thể hiện trong SGK.
- Năng lực vận dụng kiến thức, kỹ năng:
+ HS mạnh dạn, tự tin kể lại được hoạt động chuẩn bị Tết của mình và gia đình mình và nói được cảm xúc của bản thân khi tham gia các hoạt động đó.
2. Phẩm chất chủ yếu:
- Chăm chỉ: Rèn luyện kĩ năng quan sát thực tế, kĩ năng tranh luận. - Trách nhiệm: Trân trọng, giữ gìn nét đẹp của bản sắc văn hóa dân tộc. - Tự chủ và tự học:
+ Biết cách ứng xử phù hợp trong các tình huống liên quan đến ngày Tết. - Giao tiếp và hợp tác: Bộc lộ cảm xúc và tự giác tham gia các hoạt động phù hợp cùng người thân chuẩn bị cho ngày Tết.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
- GV:
Tranh ảnh về hoạt động chuẩn bị cho ngày Tết.
Video clip một số tranh ảnh nói về hoạt động của cọng đồng trong dịp Tết cổ truyền.
- HS:
Sưu tầm tranh ảnh về ngày Tết cổ truyền và ngày Tết Trung thu.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC1. Hoạt động khởi động: 1. Hoạt động khởi động: a. Mục tiêu:
+ Tạo hứng thú và khơi gợi những hiểu biết đã có của HS về ngày Tết cổ truyền.
b.Tiến trình tổ chức hoạt động
GV cho HS nghe bài hát: Ngày Tết của em, Sắp đến tết rồi. - GV hỏi HS:
+ Bài hát nói đến ngày gì?
HS trả lời, sau đó dẫn dắt vào tiết học mới.
-Nhận xét chung, dẫn dắt vào bài học: “ Con người nơi em sống” c. Dự kiến sản phẩm: Câu trả lời của HS
* Dự kiến tiêu chí đánh giá:
+ Tinh thần thái độ hoạt động tích cực của từng học sinh.
+ Đánh giá sản phẩm thông qua trả lời câu hỏi của từng học sinh.
2. Hoạt động khám phá vấn đề: