Mở rộng chính sách phân phối

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) giải pháp và kiến nghị cho hoạt động marketing nhằm thu hút khách du lịch công vụ tại khách sạn quốc tế bảo sơn, hà nội (Trang 48)

2.4.2 .Nhược điểm và nguyên nhân

3.2. Giải pháp marketing nhằm thu hút khách du lịch công vụ tại khách sạn Quốc

3.2.4. Mở rộng chính sách phân phối

Khách sạn Quốc tế Bảo Sơn hiện đang sử dụng hai kênh phân phối đó là bán hàng trực tiếp và bán hàng thông qua công ty lữ hành , các công ty tổ chức sự kiện . Tuy nhiên, muốn thu hút được thêm nhiều khách du lịch cơng vụ thì khách sạn cần phải mở rộng liên doanh liên kết với nhiều công ty lữ hành, đại lý du lịch, công ty tổ chức sự kiện để họ giới thiệu, thu hút khách đến với khách sạn. Ngồi ra cịn mở rộng mối quan hệ với các doanh nghiệp trong và ngoài nước để họ có thể sẽ trở thành những khách hàng tiềm năng của khách sạn. Khách sạn cần làm tốt công tác quan hệ với các đối tác bằng chính sách hoa hồng hấp dẫn, thường xuyên giữ mối quan hệ hợp tác hữu nghị, giữu uy tín cho các đối tác của họ bằng việc cung cấp các sản phẩm chất lượng tốt, giá cả hợp lý.

Khách sạn cần phát triển hệ thống trang web của mình bởi đây là phương tiện truyền thơng chủ yếu của khách sạn. Thường xuyên cập nhật thông tin về các chương trình khuyến mại, những sự kiện mới, đa dạng hóa các loại ngơn ngữ để khách hàng dễ dàng hơn trong việc định giá. Khách sạn cần xây dựng một hệ thống chăm sóc khách hàng trực tuyến qua đường dây nóng, qua email để giải đáp những thắc mắc của khách hàng, lắng nghe, tư vấn, hỗ trợ khách hàng một cách nhanh chóng, hiệu quả.

Khách sạn Quốc tế Bảo Sơn cần tăng cường xúc tiến quảng bá các sản phẩm dịch vụ của mình để thu hút được khách hàng biết đến và sử dụng dịch vụ của khách sạn. Khách sạn chưa có một chiến lược quảng cáo rầm rộ giúp khách hàng có thể nắm bắt được các thơng tin tốt hơn thay vì chỉ quảng cáo chủ yếu qua website, các tập gấp tại quầy lễ tân, tập chí du lịch…

Để đạt kết quả tốt hơn trong kinh doanh, khách sạn Bảo Sơn nên tăng cường quảng bá về khách sạn đến người tiêu dùng bằng nhiều phương pháp ví dụ:

- Vào cuối năm khách sạn nên tổ chức các hội nghị khách hàng để thu nhận ý kiến của khách du lịch thông qua các công ty và đại lý du lịch

- Gửi thiếp chúc mừng cho các công ty lữ hành và những khách hàng thân quen vào dịp lễ tết.

- Gửi thiếp chúc mừng sinh nhật khách

-Tặng quà cho khách hàng là nữ giới vào dịp 8 – 3

-Tăng cường quảng cáo trên báo chí và tạp chí khác nhau có liên quan hoặc khơng liên quan đến du lịch một cách thường xuyên.

-In tờ rơi, cataloge với nội dung phong phú và hấp dẫn hơn nữa.

-Quảng cáo bằng panner và aphic, bảng điện tử trên các đường quốc lộ, ngã tư, sân bay, các địa điểm du lịch trên địa bàn Hà Nội

- Duy trì và phát triển quảng cáo trên mạng internet: Hiện nay khách sạn có trang web riêng nhưng lượng thơng tin khơng cập nhật và đầu tư thích đáng. Khách sạn cần có kế hoạch phát triển thêm thơng tin trong trang web này.

- Tăng cường mối quan hệ với các cơ quan tổ chức, đặc biệt là những người đóng vai trị trong tổ chức ký kết hợp đồng bằng cách mời dùng thử dịch vụ, giảm giả cho đối tượng khách này khi lưu trú tại khách sạn.

-Đẩy mạnh quảng cáo tên tuổi hình ảnh của khách sạn qua các trang mạng xã hội, các trang fan page. Lựa chọn, thiết kế, sáng tạo những thông điệp quảng cáo thực sự gây ấn tượng với khách hàng, lựa chọn những hình thức quảng cáo phù hợp trên các trang mạng, tạp chí du lịch ẩm thực, banner áp phích, tờ rơi

- Ưu đãi đặc biệt dành cho các đối tượng khách là cơ quan tổ chức có mỗi quan hệ mật thiết, lâu dài bằng các chương trình giảm giá, tặng thẻ ưu đãi, thẻ VIP, tổ chức các hội nghị khách hàng, trong các hội nghị ấy có thể có các chương trình bốc thăm trúng thưởng, hoặc có các tiết mục giải trí hấp dẫn, tặng q kỉ niệm cho khách hàng.

-Đưa ra thêm nhiều chương trình khuyến mại đặc biệt nhân các dịp lễ trong năm hoặc cuối tuần với nhiều sự khác biệt để thu hút khách, có thể tặng kèm khách các dịch vụ bổ sung hoặc là giảm giá tặng quà cho khách.

3.3.1. Kiến nghị với tổng cục du lịch

Cùng với việc tăng cường công tác quảng bá, xúc tiến ra nước ngồi, trong đó ưu tiên hướng đến thị trường du lịch cơng vụ, thì vấn đề làm sao để “lôi kéo” được nhiều hơn các tổ chức trong và ngoài nước đưa các sự kiện du lịch MICE ( Viết tắt của các từ tiếng Anh: Meeting - hội họp, Incentive - khen thưởng, Convention - hội nghị, hội thảo và Exhibition - triển lãm) đến với thành phố là điều cần được Tổng cục du lịch quan tâm hơn nữa. Vì vậy, phải hết sức quan tâm đến công tác quy hoạch và đầu tư phát triển cơ sở vật chất chuyên ngành đáp ứng cho loại hình du lịch này. Bên cạnh việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông kỹ thuật chung của thành phố Hà Nội, nhiều cơ sở dịch vụ, du lịch, các khách sạn kết hợp với các khu tổ chức hội nghị - hội thảo có quy mơ lớn, trang thiết bị hiện đại có thể đón tiếp cả ngàn người cùng các dịch vụ bổ trợ như: giao thông, viễn thông, ăn uống... cũng cần được đầu tư. Đồng thời chú trọng công tác đào tạo, huấn luyện, bồi dưỡng nhân lực, đảm bảo yêu cầu về tính chuyên nghiệp trong tổ chức phục vụ du lịch MICE.

Tổng cục Du lịch cần tổ chức Hội nghị góp ý dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về thực hiện một số giải pháp trọng tâm thúc đẩy phát triển du lịch Việt Nam trong giai đoạn tới. Trong đó có việc tiếp tục nâng cao nhận thức về vị trí, vai trị của ngành Du lịch; tạo thuận lợi cho khách du lịch; tăng cường đảm bảo môi trường, an ninh, an tồn cho khách du lịch; đẩy mạnh cơng tác xúc tiến quảng bá du lịch; tập trung đầu tư có trọng điểm để phát triển du lịch; tăng cường phối hợp liên ngành, liên kết vùng và quốc tế...

Tổng cục du lịch cần mở các văn phòng đại diện ở các nước, tổ chức các chương trình, các hội chợ triển lãm, các liên hoan ẩm thực văn hóa … thường xuyên hơn, để các doanh nghiệp khách sạn du lịch Việt Nam được giao lưu nhiều hơn, tìm kiếm được các cơ hội hợp tác làm ăn.

Tổ chức các đoàn viếng thăm và làm việc với các cơ quan du lịch các nước như Thái Lan, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản … để tạo mối quan hệ hữu nghị, ký kết hợp tác và khơi nguồn thu hút khách du lịch đến Việt Nam. Ngoài ra tổng cục du lịch cần phối hợp với sở du lịch thành phố Hà Nội tổ chức gặp gỡ các đại sứ quán, đoàn ngoại giao tại Hà Nội để giới thiệu quảng bá du lịch và tạo điều kiện thu hút khách cho các khách sạn trên địa bàn Hà Nội.

Bên cạnh việc quảng bá du lịch Việt Nam ra nước ngồi thì tổng cục du lịch phải nghiên cứu các tài nguyên du lịch riêng có của Hà Nội một cách có hệ thống để có phương án nâng cấp tơn tạo chúng một cách thường xuyên. Cùng với các ngành liên quan như sở giao thơng cơng chính, văn phịng kiến trúc sư thành phố hoàn tất quy hoạch phát triển khu du lịch, phát triển cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải.

Tổng cục du lịch cần xây dựng kế hoạch tuyên truyền, quảng bá vĩ mô về du lịch Việt Nam trên quy mô quốc tế, giữ vững mối quan hệ với các thị trường truyền thống và mở ra những thị trường tiềm năng mới. Tạo dựng được hình ảnh, thương hiệu riêng cho du lịch Việt Nam để ngày càng thu hút được nhiều lượt khách quốc tế đến với Việt Nam hơn nữa.

Hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam trong việc tham gia các hội chợ xúc tiến quảng bá du lịch Việt Nam ra nước ngồi để từ đó thu hút được nhiều khách du lịch tới Việt Nam, và đây sẽ là cơ hội tốt cho các khách sạn.

Đẩy mạnh cơng tác truyền thơng, quảng bá hình ảnh, những nét đặc trưng riêng có của Việt Nam trên trường quốc tế thơng qua các phương tiện quảng cáo như truyền hình, báo chí, mạng internet, tạp chí hay các hội chợ du lịch. Liên tục cập nhật các thông tin về du lịch Việt Nam bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau để cho khách nước ngồi có thể dễ dàng tìm kiếm được các thông tin về du lịch Việt nhằm thúc đẩy động cơ đi du lịch tại Việt Nam của họ. Tăng cường giới thiệu, quảng bá về văn hóa ẩm thực độc đáo, đa dạng của Việt Nam để thu hút khách du lịch.

Tổ chức các sự kiện thể thao, du lịch để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam được giao lưu, gặp gỡ, hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm với các doanh nghiệp, các hiệp hội du lịch, các tập đoàn kinh tế lớn.

3.3.2. Kiến nghị với nhà nước

Để phát triển loại hình du lịch cơng vụ MICE một cách bài bản, nhất thiết cần có sự định hướng, hỗ trợ phát triển của chính quyền, sự liên kết giữa chính quyền và doanh nghiệp và đặc biệt là sự liên kết giữa các doanh nghiệp với nhau để thực sự đưa Hà Nội trở thành trung tâm của các sự kiện quốc tế, kết hợp thăm quan, nghỉ dưỡng, giao lưu, kết nối, hợp tác cùng phát triển. Vì vậy nhà nước cần có các chính sách phát triển như :

Chính sách kinh tế : Nhà nước cần phải có các cơ chế, chính sách khuyến khích

thu hút các nguồn lực đầu tư cho hoạt động kinh tế nói chung và hoạt động kinh doanh du lịch nói riêng, chính sách kinh tế của nhà nước cần tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong việc vay vốn.

Tăng cường ngân sách cho việc quảng bá cho ngành du lịch. Việt Nam cần mời những khách nước ngoài là các nhà báo, đại diện các hãng lữ hành, các công ty du lịch, khách sạn đến Việt Nam để họ cảm nhận được rõ ràng về một điểm đến an tồn thân thiện và chính họ sẽ là những người quảng bá hữu hiệu nhất cho du lịch Việt Nam. Tuy nhiên, để thực hiện được cơng tác quảng bá có hiệu quả cần phải chuẩn bị tốt kinh phí và xây dựng được chương trình quảng bá chun nghiệp, điều mà ngành du lịch và các khách sạn không thể làm được nếu thiếu sự quan tâm, đầu tư kinh phí từ phía nhà nước.

Nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường, khuyến khích tạo điều kiện cho doanh nghiệp Việt Nam đầu tư du lịch ra nước ngồi. Thực hiện đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ du lịch với các nước để vừa tranh thủ vốn đầu tư, công nghệ kỹ thuật, vừa quảng bá du lịch Việt Nam ra thế giới nhằm thu hút được khách du lịch đến Việt Nam.

Chính sách chính trị - pháp luật : Nhà nước cần duy trì nền chính trị ổn định,

tạo cảm giác an toàn cho khách du lịch khi đến với Việt Nam.

Xây dựng luật du lịch đầy đủ, có hiệu quả, tạo môi trường pháp lý cho hoạt động du lịch và hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc làm các thủ tục đầu tư thu hút mọi nguồn lực trong và ngoài nước cho đầu tư phát triển. Cắt giảm mọi thủ tục rườm rà gây khó khăn cho khách du lịch, có chính sách xuất nhập cảnh thơng thống hơn, thuận tiện hơn để tạo dựng được hình ảnh than thiện mến khách.

Chính sách về văn hóa xã hội : Nhà nước cần làm tốt công tác bảo tồn, tôn tạo

các di tích lịch sử văn hóa vật thể và phi vật thể của các quốc gia, dân tộc. Tuyên truyền cho người dân ở các vùng, điểm đến du lịch về vai trò du lịch giúp họ nâng cao nhận thức về hoạt động kinh doanh du lịch, để họ tiếp đón khách du lịch tốt hơn, quản lý chặt chẽ, bài trừ các tệ nạn xã hội tạo ấn tượng tốt đẹp trong lịng du khách.

Chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng : Nhà nước cần đầu tư cải tiến, nâng cấp cơ

sở hạ tầng về điện đường, trường trạm, đặc biệt là ở các điểm đến du lịch, các địa bàn có điều kiện tự nhiên tốt để phát triển du lịch thì ưu tiên đầu tư nâng cấp trước.

Chính sách về cơng nghệ : Nhà nước cần đẩy mạnh nghiên cứu khoa học công

nghệ để phục vụ phát triển cho ngành du lịch như công nghệ thông tin, áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong hoạt động quản lý và kinh doanh du lịch.

Chính sách về nguồn nhân lực : Nhà nước cần chú ý đên việc đào tạo nguồn

nhân lực chất lượng cao cho ngành khách sạn, du lịch, mở hệ thống đào tạo chuyên ngành du lịch tại các trường đại học trên cả nước, khuyến khích các trường đào tạo về khách sạn du lịch liên kết trực tiếp với các doanh nghiệp để sinh viên có thể vừa học vừa được tiếp cận thực tế, áp dụng những thành tựu khoa học, công nghệ mới trong đào tạo để phát triển nguồn nhân lực một cách tồn diện.

Chính sách bảo vệ môi trường tự nhiên : Nhà nước cần quản lý chặt chẽ các

doanh nghiệp trong việc bảo vệ môi trường tự nhiên, phát triển đi cùng với bảo vệ, tơn tạo các khu du lịch, di tích lịch sử, nâng cao ý thức trách nhiệm của các doanh nghiệp và người dân trong việc bảo vệ môi trường, tài nguyên sinh thái.

KẾT LUẬN

Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay, các doanh nghiệp nói chung và các khách sạn nói riêng muốn thu hút và giữ chân khách hàng thì cần phải có chiến lược kinh doanh đúng đắn, trong đó marketing đóng vai trị rất quan trọng và được coi là hoạt động không thể thiếu giúp doanh nghiệp có thể đứng vững trên thị trường và thu được nguồn lợi nhuận lớn.

Khách sạn Quốc tế Bảo Sơn đã và đang không ngừng cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, không ngừng hồn thiện chiến lược marketing với các chính sách phù hợp để nâng cao vị thế của mình trên thị trường, nâng cao hiệu quả thu hút khách giúp cho hoạt động kinh doanh của khách sạn ngày càng phát triển hơn nữa.

Bài khóa luận này đã giúp em được nghiên cứu, tìm hiểu kỹ hơn về hoạt động marketing thực tế tại khách sạn Quốc tế Bảo Sơn nơi em thực tập để có một cái nhìn khách quan, củng cố hơn nữa những kiến thức mình đã được học, đồng thời vận dụng những kiến thức ấy để góp phần hồn thiện các giải pháp marketing nhằm thu hút khách du lịch công vụ tới khách sạn giúp khách sạn ngày càng phát triển. Mặc dù đã rất cố gắng nhưng với thời gian và kinh nghiệm có hạn nên bài khóa luận khó tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong sẽ nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cơ để bài khóa luận được hồn thiện hơn nữa. Em xin chân thành cảm ơn !

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.TS. Bùi Xuân Nhàn (2008), GT. Marketing du lịch, NXB Thống Kê

2.TS. Nguyễn Thị Tú (2009), Giáo trình nghiệp vụ phục vụ khách sạn, NXB Thống Kê

3.Philip Kotler (2002), Giáo trình marketing căn bản, NXB Thống Kê ( bản dịch )

4.Philip Kotler (2002), Giáo trình quản trị marketing, NXB Thống Kê ( bản dịch )

5.Luật du lịch Việt Nam (2005)

6.TS. Phạm Xuân Hậu (2011), Giáo trình quản trị chất lượng dịch vụ du lịch, NXB Thống Kê

7.TS. Vũ Đức Minh (2008), Giáo trình tổng quan về du lịch, NXB Thống Kê 8.PGS.TS. Nguyễn Dỗn Thị Liễu (2011), Giáo trình quản trị tác nghiệp doanh nghiệp du lịch, NXB Thống Kê

9.Đỗ Văn Chiến (2000), Giáo trình quản trị marketing, NXB Thống Kê 10.Một số website : - Vietnamtourist.gov.vn -http://www.google.com -http://dulichviet.com.vn

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) giải pháp và kiến nghị cho hoạt động marketing nhằm thu hút khách du lịch công vụ tại khách sạn quốc tế bảo sơn, hà nội (Trang 48)