4. Một số kiến nghị cá nhân: 1 Kiến nghị đối với Nhà nƣớc:
4.3 Kiến nghị đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh:
Trong nền kinh tế thị trường, mọi quyết định đưa ra của doanh nghiệp đều có tác động quan trọng và ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp đó. Do vậy, để đứng vững trên thị trường, mỗi doanh nghiệp nói chung phải tạo cho mình chiến lược kinh doanh phù hợp với khả năng và đáp ứng nhu cầu thị trường. DNNQD luôn phàn nàn về sự bất bình đẳng nhưng cũng phải tự nhìn nhận lại chính bản thân hoạt động của mình để các quan điểm của ngân hàng và của doanh nghiệp gặp gỡ nhau, đó là: doanh nghiệp làm ăn đàng hồng, có hiệu quả, đáp ứng được những điều kiện tối thiểu của ngân hàng và ngân hàng có thể yên tâm khi cho vay bởi lẽ ngân hàng cũng là một doanh nghiệp đặc biệt, cũng hoạt động kinh doanh để sinh lời và đảm bảo an tồn cho mình. Vì vậy đứng
trên một góc độ nào đấy cả ngân hàng và doanh nghiệp ngoài quốc doanh cần phải "hiểu rõ" nhau hơn, khi đó ngân hàng vừa có thể cho vay thời doanh nghiệp ngồi quốc doanh cũng có đủ vốn để tiến hành sản xuất kinh doanh. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp, ngân hàng cùng phát triển. Theo hướng này, DNNQD cần đạt một số chỉ tiêu sau:
- Có khả năng phát triển ổn định và lâu dài;
- Có đội ngũ quản lý giỏi, có khả năng thích ứng với môi trường kinh doanh;
- Khơng có biểu hiện làm ăn nhất thời, chụp giật, lừa đảo; - Có cơ sở vật chất tốt;
- Có sản phẩm có chất lượng, uy tín cao trên thị trường. Do đó:
Thứ nhất, khu vực kinh tế ngoài quốc doanh phải tự nâng cao năng lực
của mình trong kinh doanh, chú trọng tới việc xây dựng và hoạch định phương án sản xuất kinh doanh, kể cả mời chuyên gia tư vấn.
Thứ hai, trung thực trong việc sử dụng vốn cũng như các điều kiện liên
quan đến cho vay, tránh tình trạng làm qua loa, gây thất thốt vốn khiến việc trả nợ ngân hàng gặp khó khăn.
Thứ ba, cung cấp thơng tin đầy đủ, chính xác và kịp thời cho ngân hàng;
KẾT LUẬN
Hơn mười lăm năm qua, cùng với công cuộc đổi mới và mở cửa nền kinh tế, khu vực kinh tế ngoài quốc doanh đã được phục hồi, phát triển và ngày càng khẳng định vai trị của mình trong sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế đất nước.
Hiện nay, khi mà thị trường vốn nói chung và thị trường chứng khốn nói riêng ở nước ta cịn kém phát triển, chưa phát huy được vai trị vốn có của nó thì các ngân hàng vẫn là nơi cung cấp vốn quan trọng cho cả nền kinh tế cũng như khu vực kinh tế ngồi quốc doanh. Vì vậy, trước sự phát triển nhanh chóng của khu vực kinh tế ngồi quốc doanh, việc mở rộng tín dụng ngân hàng đối với khu vực kinh tế này là hết sức cần thiết.
Trên thực tế, hoạt động tín dụng ngân hàng đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh trong thời gian qua đã được cải thiện đáng kể, khu vực kinh tế ngoài quốc doanh được tiếp cận vốn ngân hàng ngày càng dễ dàng và bình đẳng hơn với khu vực kinh tế quốc doanh. Mặc dù vậy, hoạt động mở rộng tín dụng ngân hàng cho khu vực kinh tế ngồi quốc doanh cịn nhiều hạn chế và phát sinh nhiều vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu, giải quyết.
Xuất phát từ thực tiễn đó, khố luận này đã đi từ những vấn đề cơ bản về tín dụng và tín dụng ngân hàng, đi sâu tìm hiểu về khu vực kinh tế ngoài quốc doanh ở Việt Nam với đặc điểm vốn có cũng như những khó khăn, thách thức mà khu vực kinh tế ngoài quốc doanh đang gặp phải, để từ đó làm rõ vai trị của tín dụng ngân hàng đối với sự phát triển của khu vực này; đã phân tích thực
trạng hoạt động tín dụng ngân hàng đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh thông qua nêu rõ những kết quả đạt được và những hạn chế tồn tại cần khắc phục, giải quyết; và cuối cùng đưa ra một số giải pháp mở rộng tín dụng ngân hàng đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh cũng như một số kiến nghị với các cấp, các ngành có liên quan.
Tuy nhiên, do trình độ cũng như kinh nghiệm của một sinh viên sắp tốt nghiệp còn nhiều hạn chế, khố luận này khơng tránh khỏi những thiếu sót, người viết rất mong nhận được ý kiến đóng góp từ các thầy, các cơ, bè bạn và những ai quan tâm tới lĩnh vực này để khóa luận có điều kiện được bổ sung, hoàn chỉnh.