Ban hàng kèm theo Quyết định 23/NH-QĐ ngày 6/3/11 của Thống đốc NHNN.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp mở rộng tín dụng ngân hàng đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh ở việt nam (Trang 37 - 39)

70%12% 12% 15% 3% NHTMQD NHTMCP NH nuoc ngoai NH lien doanh

trị và có thể bán được, tổng mức dư nợ vay của các ngân hàng và nợ vay khác không vượt quá 70% giá trị tài sản thế chấp. Đồng thời mỗi doanh nghiệp chỉ được vay tại một TCTD.

- Về thời hạn và đối tượng cho vay:

Đối với vay ngắn hạn, thời hạn cho vay không quá 6 tháng và chỉ dành

cho mục đích mua giá trị vật tư, hàng hố và các chi phí cấu thành nên giá mua hoặc giá thành sản phẩm. Khoản vay ngắn hạn của doanh nghiệp được thực hiện dưới dạng kế hoạch đối với khoản vay thường xuyên hoặc theo từng món vay đối với khoản vay không thường xuyên.

Đối với vay trung- dài hạn, thời gian cho vay trung hạn từ 1 đến 3 năm,

cho vay dài hạn từ trên 3 năm đến 10 năm và được dành cho các cơng trình, hạng mục cơng trình hoặc dự án đầu tư.

- Về thủ tục xin vay:

Đối với mỗi khoản vay ngắn hạn, doanh nghiệp phải làm đơn xin vay và

phải có giải trình về mục đích vay, nhu cầu vay, số vốn đơn vị đã có, và phải chứng minh khả năng trả nợ vốn vay.

Đối với vay trung-dài hạn, doanh nghiệp phải gửi đến TCTD kế hoạch

vay vốn trung, dài hạn và các hồ sơ tài liệu liên quan đến cơng trình xin vay vốn, bao gồm: đơn xin vay, tài liệu liên quan đến việc đầu tư xây dựng cơng trình, tài liệu chứng minh khả năng tài chính, căn cứ pháp lý về giá trị tài sản thế chấp tiền vay.

Kể từ ngày nhận món vay đầu tiên đến khi trả hết nợ, hàng tháng, quý, năm doanh nghiệp phải gửi đến TCTD các Báo cáo thực trạng tài chính; Bảng tổng kết tài sản; Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh; Báo cáo về tình trạng tài sản thế chấp. Đến hạn trả nợ, doanh nghiệp phải chủ động trả nợ và lãi cho TCTD, số nợ đến hạn không trả đủ phải chuyển nợ quá hạn. Nếu các doanh nghiệp mất khả năng trả nợ khi đến hạn thì TCTD được quyền phong toả, phát mại, thanh lý tài sản thế chấp để thu nợ.

Trong giai đoạn này, các thể chế tín dụng ngân hàng đã được sửa đổi tới 2 lần, với những quy định thay đổi như sau:

a. Sửa đổi lần 1: được thực hiện đối với tín dụng ngắn hạn, thay thế Thể

lệ tín dụng ngắn hạn10

năm 1994 và đối với tín dụng trung-dài hạn, thay thế Thể lệ tín dụng trung-dài hạn11

vào năm 1995. Hai thể chế tín dụng mới đều có một số điểm mới chung là:

- Về điều kiện vay vốn: doanh nghiệp có thể cùng một lúc ở nhiều TCTD.

Doanh nghiệp có thể dùng một tài sản để thế chấp, cầm cố nhiều lần tại một bên cho vay hoặc có thể thế chấp, cầm cố nhiều lần cho nhiều bên cho vay trong trường hợp cùng vay một dự án đầu tư12

. - Về thời hạn và đối tượng cho vay:

Đối với vay ngắn hạn: thời hạn vay được kéo dài từ 6 tháng lên 12 tháng

nhưng vẫn chỉ bó hẹp cho mục tiêu cấu thành nên giá thành sản phẩm, chưa cho vay sang lĩnh vực tiêu dùng.

Đối với vay trung - dài hạn: thời hạn cho vay trung hạn kéo dài đến 5 năm

và thời hạn cho vay dài hạn kéo dài từ trên 5 năm đến 10 năm. Mặt khác, thời hạn cho vay được xác định một cách linh hoạt hơn, dựa vào chu kỳ sản xuất kinh doanh, khả năng hoàn vốn của dự án đầu tư, khả năng thu nhập của bên vay và tính chất nguồn vốn của bên vay. Đối tượng cho vay đã được mở rộng, vay trung-dài hạn gồm cả đầu tư xây dựng mới, mở rộng cải tạo, khôi phục, đổi mới kỹ thuật, ứng dụng khoa học và công nghệ.

- Về thủ tục xin vay:

Đối với vay ngắn hạn, doanh nghiệp phải làm đơn xin vay theo mẫu quy

định kèm phương án sản xuất kinh doanh gửi đến TCTD để được xem xét cho vay.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp mở rộng tín dụng ngân hàng đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh ở việt nam (Trang 37 - 39)