Tuy nhiên, do có tốc độ tăng trưởng bình quân lớn hơn (138,18% so với 125,1%) nên tỷ trọng dư nợ tín dụng trung và dài hạn ngày càng được mở rộng trong khi tỷ trọng dư nợ tín dụng ngắn hạn ngày càng thu hẹp lại.
Bảng 6: Cơ cấu tín dụng phân theo kỳ hạn
Chỉ tiêu 1996 1997 1998 1999 2000 2001 Đơn vị: tỷ đồng Tổng tín dụng 50.751 62.200 72.595 112.730 155.720 190.670 - Tín dụng ngắn hạn - Tín dụng trung và dài hạn - Tham gia góp vốn 33.021 17.449 281 34.566 27.242 392 39.542 32.662 391 63.129 48.474 1.127 82.531 71.631 1.558 101.160 87.900 1.610 Đơn vị: % Tổng tín dụng 100 100 100 100 100 100 - Tín dụng ngắn hạn - Tín dụng trung và dài hạn - Tham gia góp vốn 65 34 1 55 44 1 54 45 1 56 43 1 53 46 1 53,1 46,1 0,8
Nguồn: Ngân hàng Nhà nước.
Nếu lấy dư nợ tín dụng năm 1996 làm gốc thì đến năm 2001 dư nợ tín dụng trung - dài hạn đã lớn hơn 5 lần, trong khi dư nợ tín dụng ngắn hạn chỉ lớn hơn 2,5 lần. Về tốc độ tăng trưởng bình qn, dư nợ tín dụng ngắn hạn tăng đều qua các năm với tốc độ bình quân 125,1%, thấp hơn 5,21 so với tốc độ tăng bình quân của tổng tín dụng, trong khi dư nợ tín dụng trung - dài hạn tăng bình quân 138,18%, cao hơn tốc độ tăng bình qn của tổng tín dụng 7,87%. Như vậy, có thể khẳng định tín dụng trung-dài hạn đóng góp chủ yếu vào tăng trưởng của tổng tín dụng.
Bảng 7: Tốc độ tăng trƣởng dƣ nợ tín dụng phân theo thời hạn tín dụng
Đơn vị: %
- Tổng TD 100 122,56 143,04 222,12 306,83 375,69 130,31
- TD ngắn hạn 100 104,68 119,75 191,18 249,93 306,35 125,1
- TD trung-dài hạn 100 156,12 187,19 277,80 410,51 503,75 138,18
Khơng nằm ngồi xu hướng này, KVNQD ngày càng nhận được nhiều hơn nguồn vốn tín dụng trung và dài hạn. Chính vì vậy mà tỷ trọng của loại hình tín dụng này trong tổng dư nợ tín dụng cấp cho KVNQD có chiều hướng gia tăng. Hãy xem xét vấn đề này qua số liệu thu thập được từ Sở giao dịch I - NHĐT&PT Việt Nam:
Bảng 8: Cơ cấu tín dụng cấp cho KVNQD phân theo thời hạn
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu 1999 2000 2001
Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Tổng dƣ nợ tín dụng - Ngắn hạn - Trung-dài hạn 94.759 74.859 19.900 100 79 21 218.888 124.766 94.122 100 57 43 313.118 107.727 205.391 100 34 66
Nguồn: Báo cáo tín dụng năm 1999-2001.
Bảng trên cho thấy: về số tuyệt đối, mặc dù dư nợ tín dụng ngắn hạn năm 2001 so với năm 1999 tăng 143,91% (số tuyệt đối là 32,868 tỷ đồng) nhưng so với năm 2000 lại giảm 13,66%; về tỷ trọng, dư nợ tín dụng ngắn hạn giảm đều qua các năm với tốc độ trung bình 34,4%, đặc biệt năm 2001 giảm hơn một nửa so với năm 1999. Trong khi đó tín dụng trung-dài hạn tăng cả về lượng và tỷ trọng với tốc độ trung bình tương ứng là 321,27% và 177,28%, đáng chú ý là tín dụng trung - dài hạn năm 2001 so với năm 1999 tăng hơn 10 lần về lượng, hơn 3 lần về tỷ trọng. Có được kết quả trên là do năm 2001 là năm Sở giao dịch I có những dự án cho vay trung hạn như công ty trách nhiệm hữu hạn Động Lực, công ty trách nhiệm hữu hạn Đơng Á..., trong đó cơng ty trách nhiệm hữu hạn Sao Bắc được vay vốn trung hạn lên tới 9 tỷ đồng.
Do loại hình tín dụng trung - dài hạn có đặc điểm là cho vay để đổi mới, cải tiến máy móc, thiết bị, xây dựng cơ bản, mở rộng sản xuất nên với việc cung cấp nhiều hơn các nguồn vốn cho vay có thời hạn dài hơn, hệ thống ngân hàng đã giúp các doanh nghiệp giải quyết tốt hơn nhu cầu về vốn đầu tư để thực hiện các dự án đầu tư mở rộng và phát triển sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, thơng qua việc thẩm định các dự án vay vốn và kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn vay, các ngân hàng còn giúp các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp thuộc KVNQD, lựa chọn công nghệ, thị trường tiêu thụ sản phẩm; tăng cường công tác quản lý, sử dụng hiệu quả hơn các nguồn lực của doanh nghiệp, giảm bớt lãng phí, góp phần nâng cao hiệu quả vốn vay ngân hàng và hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp.
3.2 Những hạn chế trong quan hệ tín dụng giữa các ngân hàng và khu vực kinh tế ngoài quốc doanh: kinh tế ngồi quốc doanh:
Sự phát triển nhanh chóng của KVNQD đã mở ra thị trường tín dụng rộng lớn và hấp dẫn đối với ngành ngân hàng. Các NHTM đều bắt đầu chuyển hướng sang khu vực kinh tế này song khó khăn, ách tắc cịn nhiều khiến cho người vay tuy có nhu cầu vay vốn rất lớn nhưng khơng được vay, các ngân hàng thì ứ đọng vốn nhưng khơng cho vay được.
3.2.1 Tín dụng ngân hàng đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh tuy tăng nhanh về số lượng và tỷ trọng song vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu vay vốn nhanh về số lượng và tỷ trọng song vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu vay vốn của khu vực này, đặc biệt là vốn dài hạn:
Mặc dù dư nợ tín dụng đối với KVNQD năm 2002 ước đạt 128.700 tỷ đồng, gấp hơn 4 lần dư nợ tín dụng cấp cho khu vực này năm 1997 (tăng 415,16%) và tỷ trọng từ 49,84% năm 1997 tăng lên 59,69% năm 2002, nguồn vốn tín dụng này vẫn chưa đáp ứng được sự phát triển mạnh mẽ của KVNQD, cũng như khơng tương xứng với vai trị, vị thế của khu vực này trong nền kinh tế. Bảng 8 dưới đây là kết quả từ một cuộc điều tra gần đây cho thấy: theo các DNNN, trong năm 2000, số tiền họ được vay tín dụng thường đáp ứng tới 97,5%
nhu cầu vay vốn tín dụng dài hạn và 93,7% nhu cầu vay vốn tín dụng ngắn hạn. Trong khi đó, con số tương ứng của các DNNQD là 79,5% và 91,8%, thấp hơn so với DNNN. Đáng chú ý là mức vốn trung bình mà các DNNN được vay từ các ngân hàng cao hơn nhiều so với các DNNQD: gấp 3 lần đối với vay dài hạn và gấp 1,3 lần đối với vay ngắn hạn.
Nguyên nhân của tình trạng trên là do những quy định về việc định giá tài sản bảo đảm tiền vay của ngân hàng để xác định mức cho vay, nhất là những tài sản như đất đai, nhà xưởng còn thấp so với giá thị trường, vì vậy mức vốn tín dụng được duyệt cho vay thường không đủ đáp ứng nhu cầu vốn của doanh nghiệp (do họ chỉ được vay tới 70% giá trị tài sản bảo đảm nợ vay).
Bảng 9: Tình hình vốn vay của doanh nghiệp năm 2000
Số tiền vay bình quân (tr. đồng) (A)
Số tiền được vay bình quân (tr. đồng) (B) Tỷ lệ bình quân được vay (%) = B/A*100 Vay dài hạn Vay ngắn hạn Vay dài hạn Vay ngắn hạn Vay dài hạn Vay ngắn hạn DNNN 23182,8 16939,4 22608,7 15873,8 97,5 93,7 DNNQD 9241,6 13409,0 7345,2 12316,1 79,5 91,8
Nguồn: Báo cáo kết quả điều tra “về sự khác biệt trong chính sách và thực hiện
các chính sách đối với DNNNvà DNNQD”, dự án VIE/97/016, tr.20.
Bên cạnh đó, số liệu ở bảng 8 cũng chỉ rõ nhu cầu về vốn dài hạn của các DNNQD, khác với các DNNN, được đáp ứng ít hơn nhiều so với nhu cầu vốn ngắn hạn. Nguyên nhân thứ nhất là do các ngân hàng thực tế khơng có nhiều vốn để cho vay trung - dài hạn, vì vậy các ngân hàng phải sử dụng một phần nguồn vốn huy động ngắn hạn để cho vay dài hạn. Việc cho vay dài hạn trên cơ sở tiền gửi ngắn hạn là mạo hiểm đối với các NHTM bởi vì rất có thể các ngân hàng sẽ gặp khó khăn khi số tiền gửi này đến hạn trả cho người gửi trong khi số tiền cho vay dài hạn lại chưa đến hạn thu hồi vốn.
Khung 1: Cỗ xe một ngựa
Theo các chuyên gia kinh tế, hiện tại và trong nhiều năm tới, hệ thống ngân hàng Việt Nam vẫn sẽ là kênh huy động và phân bổ các nguồn lực tài chính chủ yếu cho nền kinh tế. Nói như vậy cũng có nghĩa là thị trường vốn nói chung, thị trường chứng khốn Việt Nam nói riêng cịn lâu mới có thể đảm đương được sứ mệnh mang tính bản chất và vốn có của nó là huy động các nguồn vốn dài hạn để tài trợ cho các dự án dài hơi. Và như vậy gánh nặng này vẫn tiếp tục đè nặng lên vai hệ thống ngân hàng. Có người ví tình trạng này tương tự như hồn cảnh “khơng có bị bắt ngựa kéo cày”.
Trong vịng vài năm gần đây, đã có khơng ít trường hợp các NHTM Việt Nam (kể cả quốc doanh và cổ phần) hợp sức lại để cho vay đồng tài trợ các dự án lớn trị giá tới hàng trăm, hàng nghìn tỷ đồng với thời hạn cho vay kéo dài 7 năm, 10 năm và thậm chí cịn lâu hơn nữa. Bên cạnh sự nỗ lực lớn của các NHTM trong việc phát huy nội lực thúc đẩy phát triển kinh tế nhưng một câu hỏi được đặt ra là: Phải chăng các ngân hàng Việt Nam đã và đang huy động được những khoản vốn lớn với thời hạn dài đủ sức tài trợ cho các dự án dài hơi? Tiếc rằng thực tế lại không phải như vậy.
Tổng giám đốc một NHTM Nhà nước cho biết phần lớn nguồn vốn mà các ngân hàng huy động được (khoảng 80%) là vốn ngắn hạn (dưới 1 năm), vốn dài hạn thì phần lớn cũng chỉ từ 2 năm trở xuống. Một con số giật mình được vị Tổng giám đốc trên đưa ra là hiện ngân hàng sử dụng 60% vốn ngắn hạn để đầu tư dài hạn trong khi để đảm bảo hoạt động an tồn thì tỷ lệ này chỉ nên vào khoảng 25% đến 30%. “...hết sức rủi ro xét về lâu dài nhưng khơng cịn con đường nào khác. Sự phát triển của nền kinh tế buộc hệ thống ngân hàng phải tài trợ cho các dự án bằng nguồn vốn ngắn hạn”- vị Tổng giám đốc bày tỏ sự lo ngại.
Nguồn: Thời báo ngân hàng, Cỗ xe một ngựa, số 48, ngày 13/6/2003, tr.1.
Nguyên nhân thứ hai là do các DNNQD không đáp ứng được các điều kiện vay vốn, cụ thể : các DNNQD thường khơng bảo đảm vốn tự có bằng 15% tổng vốn đầu tư vào dự án28; thiếu tài sản thế chấp với đầy đủ giấy tờ hợp lý; tổ chức hạch tốn kế tốn khơng đúng theo pháp lệnh hiện hành, kết quả là các báo cáo tài chính khơng đủ độ tin cậy; trình độ lập dự án kinh doanh của các doanh nghiệp ngồi quốc doanh cịn kém, số liệu thiếu chính xác...(Theo nhóm khảo sát của CIEM về tình hình thực thi Luật Doanh nghiệp, đa phần các công ty