và nhỏ. Chẳng hạn, theo Nghị định 43 của Chính phủ31
thì nếu chủ đầu tư khơng phải là DNNN thì khi vay vốn tín dụng của Nhà nước, ngồi việc phải dùng tài sản hình thành từ vốn vay để đảm bảo số tiền vay cần phải có tài sản thế chấp trị giá tối thiểu bằng 50% mức vốn vay. Điều này rõ ràng gây khó khăn cho doanh nghiệp cỡ nhỏ và vừa trong việc vay vốn do khơng có dủ tài sản thế chấp. Mặt khác, lãi suất ưu đãi đầu tư do Nhà nước quy định chứ không theo biến động của lãi suất trên thị trường. Chính những hạn chế này đã làm cho tính ưu đãi của Quỹ khơng cịn hấp dẫn đối với doanh nghiệp.
Trong khi đó, theo số liệu thống kê, vốn vay ngân hàng hiện nay của hầu hết các DNNN chiếm tới 70-85% tổng nguồn vốn hoạt động trong khi con số này ở các DNNQD chỉ vào khoảng 20-30%32. Đáng chú ý là phần lớn vốn vay nói trên của các DNNN là từ nguồn vay tín dụng ưu đãi. Sở dĩ có tình hình này là do các DNNN được vay ưu đãi của Nhà nước mà khơng cần thế chấp. Tuy chính sách này có tác động đáp ứng nhu cầu về vốn của DNNN trong bối cảnh tình hình tài chính của họ gặp nhiều khó khăn, nhưng lại tạo ra tâm lý ỷ lại, chỉ dựa vào nguồn vay ưu đãi cũng như rủi ro cao đối với những khoản vay được đầu tư vào lĩnh vực kém hiệu quả, dẫn đến mất khả năng hoàn trả vốn cho Quỹ.
Như vậy, những hạn chế trong quan hệ tín dụng giữa ngân hàng và khu vực kinh tế ngoài quốc doanh xuất phát từ nhiều nguyên nhân, cả chủ quan lẫn khách quan. Vì vậy, muốn mở rộng tín dụng đối với khu vực này, trước hết cần tìm ra những giải pháp đúng đắn, hữu hiệu loại bỏ những nguyên nhân đó nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quan hệ tín dụng giữa ngân hàng và KVNQD để vốn tín dụng gần gũi hơn, hiệu quả hơn đối với quá trình sản xuất kinh doanh của KVNQD.
tấn, trang 76.