Về sản phẩm, hình thức tín dụng:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp mở rộng tín dụng ngân hàng đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh ở việt nam (Trang 82 - 84)

Trong thời gian tới, khu vực kinh tế ngoài quốc doanh sẽ là khu vực có tính đa dạng về quy mơ, ngành nghề kinh doanh, với nhu cầu về khối lượng vốn vay, thời hạn vay, phương thức trả vốn và lãi là khơng giống nhau. Chính vì vậy, ngân hàng cần đưa ra các loại hình tín dụng phù hợp với từng u cầu của khách hàng. Ngoài cách cho vay truyền thống thông qua việc cầm cố tài sản thế chấp, các ngân hàng nên tiến hành các hình thức cho vay mới như:

- Chiết khấu các chứng từ có giá

Trong q trình hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp thường sử dụng các giấy tờ có giá như hối phiếu, tín phiếu, trái phiếu ngân hàng. Khi chưa đến hạn thanh toán nhưng do các doanh nghiệp này lại có nhu cầu đột xuất về chi tiêu, họ có thể đem những từ này đến ngân hàng chiết khấu. Đây là nghiệp vụ trong đó ngân hàng dành cho khách hàng được quyền sử dụng trước

khi đến hạn thanh toán của thương phiếu sau khi đã trừ đi khoản lãi phải trả tức là tiền chiết khấu và các khoản chi phí chiết khấu.

- Hùn vốn đầu tư, liên doanh liên kết với khách hàng:

Đây là hình thức giúp ngân hàng khi muốn mở rộng tín dụng khơng nhất thiết phải cho vay mà tìm trong KVNQD đơn vị kinh tế làm ăn có hiệu quả tốt, từ đó ngân hàng thoả thuận ký kết hợp đồng liên doanh, liên kết để cùng sản xuất kinh doanh. Như vậy, không những ngân hàng mở rộng được tín dụng mà cịn có điều kiện thâm nhập vào thị trường để tìm ra mặt mạnh, mặt yếu của doanh nghiệp, vừa trực tiếp giám sát quản lý vốn vay và có thu nhập cao vì là người trực tiếp đầu tư vốn vào kinh doanh. Hơn nữa, do được sự cộng tác của các chuyên gia ngân hàng chắc chắn doanh nghiệp sẽ làm ăn có hiệu quả hơn.

- Nghiệp vụ bảo lãnh:

Trong q trình sản xuất kinh doanh có những đơn vị kinh tế ngồi quốc donah thiếu vốn nhưng không đủ điều kiện vay vốn theo quy định của ngân hàng thì ngân hàng có thể tư vấn cho khách hàng nhờ một tổ chức nào đó đứng ra bảo lãnh cho món vay. Khi áp dụng hình thức này, ngân hàng phải yêu cầu tổ chức bảo lãnh xuất trình đẩy đủ các giấy tờ cần thiết, việc bảo lãnh phải được ký kết bằng văn bản và phải được cơ quan có thẩm quyền xác nhận.

- Cho vay bảo đảm bằng các khoản sẽ thu:

Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh bán hàng nhưng chưa thu được tiền do người mua chịu, điều này làm cho các doanh nghiệp này bị thiếu vốn lưu động. Ngân hàng có thể giúp các doanh nghiệp ngồi quốc doanh thiếu vốn tức thời bằng cách cho vay theo một tỷ lệ nào đó của các khoản sẽ thu.

- Phát triển hình thức tín dụng th mua

Có thể nói đây là hình thức rất phù hợp với KVNQD bởi vì đơn vị kinh tế thuộc KVNQD nhiều khi có dự án khả thi nhưng khơng có đủ khả năng tài chính, hoặc nếu có đủ cũng khơng muốn vay tiền ngân hàng để mua sắm tài sản cố định lớn dùng cho dự án (vì chi phí cơ hội q cao); hay nhiều DNNQD mới

thành lập vài ba năm muốn vay vốn trung - dài hạn để hiện đại hoá máy móc, thiết bị nhưng ngân hàng khơng thể cho vay vì chưa đủ cơ sở để đánh giá và xác định mức độ tín nhiệm, khi đó các đơn vị này sẽ được đáp ứng nhu cầu về vốn thơng qua hình thức thuê mua. Về phía ngân hàng, loại hình tín dụng này sẽ mang lại rất nhiều lợi ích trong đó đáng kể hơn cac là nâng cao khả năng thanh khoản của ngân hàng bởi lẽ tín dụng thuê mua tuy mang tính chất dài hạn nhưng việc thanh tốn tiền th lại theo định kỳ. Hơn nữa, tài sản cho thuê vẫn thuộc quyền sở hữu và giám sát của ngân hàng, do đó khơng bị thất thốt, sử dụng sai mục đích, dẫn tới khơng thu hồi được, ngân hàng mất cả vốn lẫn lãi.

Để phát triển tín dụng thuê mua, các ngân hàng cần đưa thêm nhiều dịch vụ thu hút khách hàng như tư vấn miễn phí, giới thiệu thị trường tiêu thụ sản phẩm...; thực hiện thêm các phương thức thuê mua đơn thuần như tái thuê mua, thuê mua hợp tác, thuê mua giáp lưng, thuê mua trả góp, thuê mua trợ bán...Bên cạnh đó, ngân hàng cần phải có một đội ngũ cán bộ có trình độ chun môn vững vàng, đồng thời tăng cường hiệu quả giám sát sau khi doanh nghiệp thuê nhằm đề phịng và hạn chế những mặt yếu của tín dụng thuê mua - đó là tài sản th mua khơng được bảo quản, tu dưỡng cẩn thận trong quá trình sử dụng, dẫn đến hư hỏng, mất mát, thiệt hại mà khi ấy doanh nghiệp khơng có năng lực tài chính để bồi thường.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp mở rộng tín dụng ngân hàng đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh ở việt nam (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)