Thị trường nội địa

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao khả năng tiêu thụ sản phẩm (Trang 47 - 51)

II. Một số đặc điểm kinh tế kỹ thuật chủ yếu ảnh hưởng đến cơng tác duy trì và

2. Thị trường nội địa

Hiện nay nhu cầu về hàng may mặc trong nước cũng đòi hỏi với số lượng khá lớn. Do cơ chế mở, nhà nước khuyến khích người dân lao động, đời sống của người dân ngày càng được cải thiện hơn. Chính vì vậy nhu cầu sắm sửa của người dân càng được nâng lên đặc biệt là mặt hàng may mặc. Khơng những chỉ có người dân ở các đơ thị lớn mới có nhu cầu cao về ăn mặc, mà hiện nay nhu cầu mua sắm hàng may mặc sẵn đã lan rộng ra các vùng ven đơ đến từng thơn xóm trong tồn quốc. Do đặc điểm của ngành may là đa dạng hoá sản phẩm, mẫu mã để phù hợp với nhiều tầng lớp cả về màu sắc, chất lượng, kích cỡ và phong phú cả về chủng loại hàng.

Mặc dù trong những năm qua thị trường nước ngồi là thị trường chính, nhưng Công ty may Đức Giang vẫn chú trọng đến thị trường nội địa bằng việc ra đời phòng thời trang kinh doanh nội địa, các cán bộ của phịng đã tích cực chủ động nghiên cứu và tìm kiếm thị trường trong nước. Tuy giá cả và sản lượng tiêu thụ trong nước chỉ chiếm tỷ trọng khoảng 15% trong tổng sản lượng, song thị trường trong nước vẫn có vị trí nhất định trong cơng tác tiêu thụ của công ty. Thị trường trong nước giúp cho công ty tiêu thụ sản phẩm xuống loại, hàng tồn kho.

Trong quá trình sản xuất xuất khẩu bao giờ cũng dư ra những phần vải gọi là vải đầu tấm, vải không đủ chất lượng để may hàng xuất khẩu. Khi lượng hàng xuất khẩu càng tăng thì số lượng vải như trên ngày càng nhiều.

Viện đại học Mở Hà Nội Báo cáo thực tập nghiệp vụ

Để tận dụng số vải đó cơng ty đã sản xuất các loại quần áo, váy để bán trong nước, với giá rẻ hơn để thu hồi vốn và phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước.

Ngoài ra các cán bộ trong phòng kinh doanh nội địa đã chủ động đi nhiều nơi để nghiên cứu và tìm kiếm thị trường, thăm dị và khai thác những thông tin cần thiết cho việc ra đời các sản phẩm phù hợp từng vùng. Đặc biệt là mặt hàng quần âu, áo sơ mi và váy đồng phục cho các cháu học sinh tiểu học.

Hình thức tiêu thụ sản phẩm của cơng ty ở trong nước, khách hàng có thể trực tiếp đến mua hàng tại kho hàng của công ty theo mẫu mã và chủng loại đã có sẵn. Đối với khách hàng muốn đặt hàng công ty cũng sẵn sàng ký kết hợp đồng bán hàng hóa theo yêu cầu của khách hàng và tiến hành sản xuất với số tiền ứng trước là 15% trị giá của hợp đồng.

Hình thức bán lẻ của công ty thông qua các cửa hàng giới thiệu sản phẩm tại công ty và Hà Nội, phương thức này chủ yếu dùng để phục vụ khách hàng vãng lai và khách sở tại.

4.Công tác lập kế hoạch tiêu thụ của công ty:

Công tác lập kế hoạch là một trong những công tác quan trọng hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất - kinh doanh của bất kỳ doanh nghiệp nào, vì nó là một công việc nhằm định hướng cho các hoạt động của doanh nghiệp và là căn cứ để cho doanh nghiệp đạt được mục tiêu của mình. Việc lập kế hoạch phải căn cứ vào từng đặc điểm của từng doanh nghiệp. Những năm trước đây do chưa thâm nhập được thị trường Công ty chỉ làm hàng gia cơng xuất khẩu do đó Cơng ty chỉ lập kế hoạch sản xuất chứ khơng có kế hoạch tiêu thụ, công tác tiêu thụ chỉ làm theo địa chỉ đã có và do Nhà nước đảm nhận.

Việc lập kế hoạch sản xuất là chỉ tiêu cấp trên giao xuống, cịn Cơng ty chỉ tiến hành lập kế hoạch phân bổ nhiệm vụ sản xuất xuống cho các đơn vị,

Viện đại học Mở Hà Nội Báo cáo thực tập nghiệp vụ

các phân xưởng trong Công ty. Hoạt động giữa sản xuất và tiêu thụ ở giai đoạn này khơng có mối liên hệ mật thiết với nhau mà tách rời nhau hoàn toàn. Chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước thì cơng tác lập kế hoạch sản xuất ở Cơng ty đã được hồn tồn thay đổi dặc biệt là từ khi công ty được cổ phần hố, Cơng ty tự xây dựng cho mình các phương án sản xuất cũng như các phương án tiêu thụ sản phẩm kèm theo. Do đó hoạt động giữa sản xuất và tiêu thụ có mối liên hệ mật thiết với nhau. Tại Công ty may Đức Giang thị trường tiêu thụ chính của Cơng ty là thị trường nước ngồi, căn cứ vào kết quả nghiên cứu, điều tra, nắm bắt nhu cầu của thị trường từ đó có những chiến lược sản phẩm phù hợp với từng loại thị trường khác nhau.

Hiện nay công tác tiêu thụ sản phẩm của Công ty ở thị trường nước ngoài được thực hiện qua hợp đồng mua bán ngoại thương. Thông qua các hợp đồng mua bán này Công ty đã đưa sản phẩm của mình ra nước ngồi tiêu thụ gián tiếp.

Do nhiều năm làm công tác xuất nhập khẩu cho nên uy tín và chất lượng hàng hố của Cơng ty đã thu hút được nhiều khách hàng nước ngoài. Đặc biệt những năm gần đây Tổng Công ty cho phép các Công ty trực thuộc được phép tự tìm kiếm thị trường để sản xuất kinh doanh nhằm mạnh dạn đầu tư vào sản xuất để cung cấp ra thị trường không Quota. Do cơ chế mở đã thu hút được nhiều khách hàng nước ngoài, nhiều bạn hàng nước ngồi đã tìm đến Cơng ty để đàm phán ký kết hợp đồng mua sản phẩm may mặc của Công ty. Dựa vào những hợp đồng đã ký với bạn hàng, cần đối với năng lực sản xuất, thị trường cung ứng vật tư và khả năng vốn của mình, Cơng ty đã tiến hành xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh tiêu thụ sản phẩm cho từng tháng, từng quý, 6 tháng hay một năm tuỳ thuộc vào số lượng hàng, tiến độ giao hàng, chất lượng hàng hoá mà hai bên đã thoả thuận trong hợp đồng. Các

Viện đại học Mở Hà Nội Báo cáo thực tập nghiệp vụ

cuộc đàm phán ký kết hợp đồng đều nhằm làm cơ sở để cho Công ty xây dựng kế hoạch sản xuất tiêu thụ cho cả năm. Tóm lại kế hoạch sản xuất tiêu thụ của Công ty được xây dựng trên cơ sở các cuộc đàm phán, ký kết hợp đồng bán hàng của Công ty với khách hàng. Vì vậy Cơng ty sản xuất sản phẩm gì, số lượng bao nhiêu, chất lượng và thời gian hàng hoá theo hợp đồng đã ký với khách hàng đã có mối liên hệ mật thiết lẫn nhau giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

Những năm về trước chúng ta chỉ sản xuất những mặt hàng đơn giản như váy, quần lót xuất khẩu sang thị trường Liên Xô (cũ), hoạt động cịn mang nặng tính bao cấp, thời kỳ này thị trường đã định sẵn, nay thị trường tiêu thụ hàng hố của Cơng ty ngày càng được mở rộng. Đến nay Công ty đã mở rộng thị trường sản xuất hàng hố sang Hồng Kơng, Đài Loan, Hàn Quốc những năm 1996 - 1997 Cơng ty đã chọn bạn hàng Hàn Quốc vì đây là thị trường lớn lại khơng có quota có thể tiêu thụ được một lượng hàng đáng kể.

Do có uy tín với khách hàng nên trong năm 1998 Cơng ty đã ký được hợp đồng lớn với khách hàng làm áo jacket như khách hàng Đức. Cũng tại thời điểm này Cơng ty đã có quan hệ với 21 nước và 46 chi nhánh trên thế giới. áo Jacket của Cơng ty đã có mặt trên thị trường thế giới và được khách hàng đánh giá cao và yêu cầu Công ty nâng sản lượng cao hơn nữa trong thời kỳ mở cửa. Do ký được hợp đồng với khách nước ngồi vì vậy tồn bộ nguyên vật liệu cho bạn hàng gửi sang, Công ty may Đức Giang chỉ làm công việc may gia cơng hàng cho bạn. Chính vì thế Cơng ty đã tận dụng được các nguồn nguyên vật liệu thừa trong q trình sản xuất hàng xuất khẩu Cơng ty lập kế hoạch sản xuất hàng tiêu dùng trong nước.

Ngày nay chất lượng sản phẩm của công ty ngày càng được nâng cao vì thế mà sản phẩm của công ty đã chinh phục được nhưng khách hàng kho tính như Mỹ, một số nước ở châu âu… Để xây dựng kế hoạch sản xuất tiêu thụ có

Viện đại học Mở Hà Nội Báo cáo thực tập nghiệp vụ

hiệu quả cao, Công ty đã dựa vào các thông tin từ người tiêu dùng qua các cửa hàng giới thiệu sản phẩm của mình, qua các khách hàng đến mua bán ký kết hợp đồng ở phịng nghiệp vụ. Trên cơ sở các thơng tin đó Cơng ty tiến hành nghiên cứu, phân tích đi đến chiến lược đúng, phù hợp với yêu cầu của người tiêu dùng, phù hợp với nguyên vật liệu sẵn có và phù hợp với khả năng hiện có của Cơng ty.

Các chỉ tiêu cơ bản của kế hoạch sản xuất - tiêu thụ ở Công ty may Đức Giang là: Giá trị tổng sản lượng, giá trị hàng hoá, chỉ tiêu lợi nhuận, chỉ tiêu nộp ngân sách. Ngay từ khi lập kế hoạch Cơng ty đã tính tốn và cân đối các chỉ tiêu này.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao khả năng tiêu thụ sản phẩm (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)