Sự Tìm Kiếm Của Đức Phật

Một phần của tài liệu le-sinh-diet-ly-tu-hanh-quyen1 (Trang 40 - 45)

Khi Đức Phật quyết định đi tìm kiếm sự giải thốt, Người đã tìm đến hai vị thầy nổi tiếng thời đó. Trước tiên, Người tìm đến ẩn sĩ Alara. Người nhìn thấy ơng và các đệ tử đang ngồi thiền định, và nghĩ rằng cách tu này sẽ mang lại sự bình an. Người quan sát họ ngồi tréo chân, thân thẳng đứng, mắt nhắm lại. Người chưa bao giờ nhìn thấy cách tu đó vào thời đó, và cảm kích về cảnh đó. Người xin được ở lại để học đạo và tu tập, thiền định về hơi thở. Nhưng sau đó Phật nhận ra một điều quan trọng: cách đó khơng giúp giải thốt khỏi khổ đau. Bởi vì Phật nhìn vào tâm mình và thấy rằng mỗi khi thoát ra khỏi một trạng thái thiền định, tâm lập tức suy nghĩ và lăng xăng, nó tiếp tục tạo tác này nọ. Do vậy, Người nhận ra còn nhiều thứ khác phải làm nữa. Sau khi từ giã vị thầy, Người tiếp tục đi tìm kiếm. Ừ thì thiền định là một loại đạo, một loại con đường, nhưng khơng phải là con đường thốt ra khỏi khổ đau, bởi vì tâm cịn dính vào những ràng buộc (ví dụ: khi đạt tầng thiền định thì có bình an, nhưng khi thốt ra khỏi nó, thì tâm vẫn trở lại bất an như cũ. Hoặc người tu có thể bị mê đắm vào trạng thái tịch tịnh huyền vi của thiền định, giống như sự trốn chạy khỏi thế giới hơn là sự giải thoát.)

Phật đã đi đến gặp vị thầy thứ hai, Udaka, và tu tập tám tầng thiền định (jhana). Những tầng thiền định siêu xuất này giúp Người ở trong trạng thái định sâu (samadhi) đầy tĩnh lặng trong những khoảng thời gian ít lâu, nhưng sau đó Người cũng nhận ra đó khơng phải là con đường

đúng đắn, bởi vì sau khi thốt ra khỏi những trạng thái đó, tâm vẫn quay lại trạng thái thông thường, tâm trở lại với những thói tật cố hữu của nó, vẫn mang theo những gánh nặng, dính mắc và ơ nhiễm.

Thì đúng là vẫn có các tầng thiền định, đó là những trạng thái định tâm, đây là bản chất của thiền định. Tuy nhiên, dù tâm có được thanh lọc tinh tế đến mức nào, thì vẫn cịn nhiều thứ thơ tế bên trong nó. Phải có trí tuệ nhìn ra chỗ này: người tu tập có thể đạt đến những trạng thái thiền định siêu tinh tế và vi tế, nhưng sự tham đắm vào sự tinh tế đó có thể tạo ra những sự thô tế trong tâm.

Phật đã nhìn sâu hơn. Người nhìn thấy rằng nếu cịn bất cứ thứ gì, dù là siêu vi tế (trong tâm), thì lúc đó vẫn

chưa tạo ra một bậc Giác Ngộ4. Vẫn chưa chấm dứt tất cả

mọi sự khổ. Nếu cịn sinh, thì cịn già, bệnh, chết...bất tận, và Phật nhìn ra dục vọng chính là nguyên nhân dẫn đến sinh. Phật điều tra, quán chiếu một cách liên tục để nhìn thấy rõ bản chất của tất cả mọi sự sống. Phật thiền quán liên tục cho đến một đỉnh điểm nơi đó Phật bng bỏ, lìa bỏ và quay lưng với mọi sự dính chấp và dục vọng ở thế gian. Phật nhìn thấy mình đã dính líu với mọi sự khổ đau trong vô số kiếp, và cho đến kiếp này vẫn chưa thoát ra khỏi chúng. Dù ta cố đạt được thứ gì to tát nhất, thì nó vẫn khơng bao giờ thỏa mãn hết dục vọng. Dù có cung vàng điện ngọc và những khối lạc thâm thúy nhất trên đời, thì rốt cuộc vẫn chỉ là khổ. Phật đã chắc chắn về điều này. Người nhìn thấy bản chất “vơ thường, khổ, và vô ngã” của

4 [Chỗ này Phật dùng chữ Người Chinh Phục (Jinasava), nghĩa gốc là "người

cái ‘ta’ trong tâm mình. Người nhìn thấy mọi thứ khởi sinh rồi biến mất. Tất cả đều chỉ là sinh diệt.

Càng tu tập, Người càng chắn chắn về điều đó. Theo kinh điển, Phật đã tu chứng đến tám tầng thiền định, nhưng ở đó vẫn khơng sinh ra trí tuệ. Nếu có trí tuệ, thì phải có trạng thái nhìn thấy thấu suốt mọi hiện tượng, đó là sự minh sát (vipassana); đó là sự hiểu biết theo đúng lẽ thật chân lý và đó là sự bng bỏ—bng bỏ cả thứ thơ tế và vi tế.

Nhưng để đạt đến một nơi khơng cịn bất cứ thứ gì thơ tế hay vi tế, ta phải làm gì?. Phải tiếp tục tu tập ra sao?. Phật tiếp tục điều tra. Người nhìn vào tất cả những đối tượng của tâm, tất cả mọi hiện tượng tiếp xúc với tâm, và nhìn thấy tất cả chúng đều là vô thường (anicca), khổ (dukkha), và vô ngã (anatta). Đây là ba bản chất của mọi sự sống. Đây chính là đối tượng (đề mục) của thiền minh sát (vipassana). (Nói cách khác, nhìn thấy được ba bản chất này là mục tiêu của thiền). Đây là cách giúp cho tâm nhìn thấy mọi sự “như chúng đích thực là”.

Sau khi đã chứng ngộ được như vậy, mỗi khi có hiện tượng nào xuất hiện, Phật không chạy theo chúng nữa. Khơng cịn bị lay chuyển nữa và nhìn mọi sự vật theo cách như vậy. Phật chứng ngộ ba đặc tính đó theo cách nhìn minh sát tuệ, và khi có thứ gì tiếp xúc với tâm, Phật biết rõ nó là vậy. Phật hiểu biết mọi sự đúng như cách của chúng, do vậy khơng cịn nắm chấp gì về chúng. Và cách tu tập như vậy là nguyên nhân tạo ra sự buông bỏ, sự khơng cịn dính chấp. (Khơng cịn thích và khơng thích. Khơng cịn dục vọng. Khơng cịn sinh. Khơng cịn khổ.)

PHẦN 2

11

Một phần của tài liệu le-sinh-diet-ly-tu-hanh-quyen1 (Trang 40 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)