Trèo Cao Té Đau Kỳ Vọng và Thất vọng

Một phần của tài liệu le-sinh-diet-ly-tu-hanh-quyen1 (Trang 159 - 161)

Kỳ Vọng và Thất vọng

Những ý tưởng cao siêu, những thất vọng mỗi ngày. Chuyện một Tỳ kheo trẻ với thầy Ajahn Chah.

Một Tỳ kheo trẻ tự cho mình là một người thiền giỏi. Vị Tỳ kheo đó đến gặp thầy Ajahn Chah tại chùa Wat Pah và đã thuật lại những kinh nghiệm mình đã học tu từ những thiền sư khác nhau. Vị Tỳ kheo cảm thấy khi kể như vậy chắc sẽ tạo ấn tượng với Ajahn Chah. Nghe xong, thầy Ajahn Chah chẳng nói lời nào, thầy rời khỏi ghế ngồi, rồi bò xuống sàn nhà trên hai tay hai chân và thầy bắt đầu làm như một con chó đang sủa quanh. Vị Tỳ kheo trẻ nhìn và tức cười và nghĩ rằng thầy Ajahn Chah đang muốn nói với mình điều gì đó.

Vị Tỳ kheo ở lại đó tu học, và sau đó vị đó nhận thấy mình chẳng tu được gì và cuộc sống của mình thật vơ nghĩa, vơ vị, tẻ nhạt. Tự tin rằng mình sẽ khơng cười cho qua nữa, vị Tỳ kheo đến gặp thầy Ajahn Chah.

Ajahn Chah nói rằng: “Thầy giống như một con sóc con. Nó nhìn thấy những con sóc lớn leo trèo lên các cây cao, chạy nhảy trên cành, và nó muốn làm theo như vậy, nên nó bị ra cành cây, rồi bị mất thăng bằng. Bầm! Nó rớt xuống đất. Sóc mẹ tha nó lên lại trên cây, nhưng sóc con vẫn cứ muốn chạy và nhảy trên đó. Nó lại trượt chân. Bầm! Lại rớt xuống đất”. Thầy Ajahn Chah tiếp tục câu chuyện về con sóc con cứ rớt và lại rớt xuống đất liên tục

nhiều lần, cho đến lúc vị Tỳ kheo (khi nãy nghĩ rằng mình sẽ khơng cười) ngã lăn xuống sàn kuti và cười ngặt, cười nghẻo.

Nhưng sau này vị Tỳ kheo đó vẫn cịn bất mãn vì khơng thể sống theo cảnh sống ở chùa, mặc dù vị ấy đã cố gắng tuân thủ tất cả giới luật và thanh quy ở chùa. (Vị ấy cứ nghĩ nơi cửa-khơng thì cái gì cũng hồn hảo, cao quý, thánh thiện, và việc thiền tập sẽ thánh thiện và cao siêu hơn nhiều. Nhưng khi đến chùa ở, vị ấy thấy rằng mọi thứ sinh hoạt và tu hành đều trông rất đời thường, không như mình đã tưởng tượng). Vị ấy lại đến gặp thầy Ajahn Cha và bày tỏ sự bất mãn của mình. Ajahn Chah lại nói cho vị Tỳ kheo một câu chuyện khác.

“Có một con lừa thường lắng nghe con dế kêu. Con lừa nghĩ “Làm sao nó có thể hát hay như vậy!”. Con lừa đi hỏi những con vật khác để biết được bí quyết của con dế. Những con vật khác nói là con dế nhờ uống nước sương nên có giọng hát hay.

“Do vậy, mỗi sáng hôm sau con lừa cứ đi liếm nước sương động trên cỏ, và đến một ngày nó mở miệng ra hát. Nhưng đó vẫn là tiếng ‘be be’ của một con cừu.”

PHẦN 6

Một phần của tài liệu le-sinh-diet-ly-tu-hanh-quyen1 (Trang 159 - 161)