Đức Phật Đã Không Chết

Một phần của tài liệu le-sinh-diet-ly-tu-hanh-quyen1 (Trang 94 - 96)

Chúng ta nên thiền về đề mục cái chết một cách đúng đắn, thiền và nhìn sâu vào chỗ này cho đến khi chúng ta có thể suy nghĩ một cách sâu sắc—từ giờ trở đi, sự sống của ta sẽ thay đổi ra sao?. Chúng ta phải làm gì với sự sống của mình?

Kẻ ngu khóc than về cái chết. Họ khơng khóc về cái sinh. Nhưng chết bắt nguồn từ đâu? Không phải từ sinh sao? Thay vì khóc than về người chết, lẽ ra bạn nên khóc cho người mới sinh ra?. Khi thấy ai sinh ra, bạn nên khóc cho họ: “Ồ không, cô ấy lại sinh ra, rồi lại chết đi nữa!”. Nói như vậy mới đúng thực tế. Sinh rồi chết.

Nhưng người ta lại hay dùng phép thuật, cầu nguyện và sự ‘đầu thai’ để phịng ngăn cái chết. Làm vậy thì có ích gì?. Tại sao chúng ta không cố giải quyết vấn đề từ gốc rễ của nó, đó là sự sinh?. Khơng có sinh làm sao có tử. Những cách người ta làm vậy chỉ là vô vọng và vô dụng, Phật đã khuyên dạy rõ như vậy.

Phật đã nói rằng, sau khi sinh ra, chúng ta nên tìm con đường thốt khỏi chết. Phật đã khơng chết!. Những vị A- la-hán không chết, họ đã đạt đến sự giải thoát khỏi sinh tử. Họ khơng cịn chết như người thường và súc sinh. Khi cái chết của thân này xảy đến, họ mỉm cười đón nhận. Họ sẽ được giải thốt, bởi vì họ khơng chết và khơng cịn tái sinh nữa. Điều này cũng khó hiểu đối với nhiều người. Họ khơng nhìn thấy. Họ khơng hiểu được. Đức Phật đã khơng chết. Những A-la-hán khơng chết. Chỉ có bốn yếu tố tứ đại

(đất, nước, gió, nhiệt) tan rã; chẳng có ai bên trong những thứ đó cả. Do vậy, chúng ta thường nghe nói những bậc giác ngộ khơng chết. Họ khơng cịn sinh, khơng cịn già, khơng cịn bệnh, khơng cịn chết nữa. Tham, sân, si khơng cịn khởi sinh bên trong họ nữa. Khi họ đang sống, thân của họ không phải là họ, không phải của họ. Đó chỉ là những đống đất, nước, gió, lửa, và đến lúc chúng tan rã và tiêu hủy. Họ khơng chấp thủ có một cái ‘ai’ nào ở bên trong những tấm thân đó. Những thứ thuộc thân không ảnh hưởng đến họ, cho nên họ không chết. Nhưng chúng ta cứ lệ thuộc vào đóng tứ đại đó. Chúng ta gọi đó là một ‘con người’. Chúng ta tin rằng những thân đó là chúng ta và của chúng ta. Và khi những thân tan rã, chúng ta nghĩ rằng mình chết, và bị khổ đau vì điều đó. Người giác ngộ khơng cịn bị khổ về sự tan rã của cái thân. Chỉ là cát bụi, họ gọi thân như vậy. Một đống cát bụi!.

Khi ta nhìn thấy được thân này chỉ là sự hợp nhất của các yếu tố đất, nước, khí, nhiệt, ta sẽ vượt qua nỗi sợ chết, ta chinh phục được cái chết.

22

Một phần của tài liệu le-sinh-diet-ly-tu-hanh-quyen1 (Trang 94 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)