Nước Tĩnh Lặng Mà Chảy Nước Chảy Mà Tĩnh Lặng

Một phần của tài liệu le-sinh-diet-ly-tu-hanh-quyen1 (Trang 131 - 133)

Nước Chảy Mà Tĩnh Lặng

Sự tĩnh tại là sự tĩnh lặng, và sự trơi chảy là trí tuệ. (Sự bất động là định, dòng chảy là tuệ minh sát). Chúng ta thiền để làm cho tâm được bình lặng, giống như nước lặng, nước tĩnh. Rồi sau đó nó có thể trơi chảy.

Ban đầu, chúng ta học để biết nước tĩnh là gì và nước chảy là gì. Sau khi thực tập như vậy, chúng ta sẽ thấy được hai loại trạng thái này hỗ trợ cho nhau như thế nào. Cả hai đều tĩnh tại và trôi chảy. Nhưng điều này khơng dễ hình dung.

Chúng ta hiểu rằng nước đứng yên thì khơng chảy. Chúng ta hiểu rằng nước đang chảy là không đứng yên. Nhưng khi tu tập chúng ta trải nghiệm được hai trạng thái này cùng một lúc. Tâm của người tu tập thực thụ thì giống như nước tĩnh mà chảy, hoặc giống như nước chảy mà tĩnh lặng. Tất cả mọi thứ xảy ra trong tâm của một người thực sự tu tập giáo pháp đều mang tính chất đó. Nếu chỉ chảy khơng thì không đúng. Nếu chỉ tĩnh lặng thì khơng đúng. Khi chúng ta đã trải nghiệm về việc tu tập (thiền tập), tâm của chúng ta sẽ ở trong trạng thái giống như nước đang chảy mà tĩnh lặng.

Điều này chúng ta chưa từng biết trước đó. Chúng ta từng biết nước nhảy thì nó đang chảy. Cịn nước tĩnh lặng thì nó khơng động. Nhưng trong tâm của chúng ta, nó thực sự ln ln giống như nước đang chảy mà tĩnh lặng.

Khi tu tập Phật pháp, chúng ta có định (samadhi), tức sự tĩnh lặng, và trí tuệ hịa lẫn với nhau. Rồi thì, khi chúng ta ngồi thiền, tâm thì tĩnh tại, và nó trơi chảy. Nước tĩnh lặng mà chảy.

Mỗi khi trạng thái này xảy ra trong tâm của người thiền tập, nó rất khác biệt và kỳ lạ. Nó khác biệt với cái tâm bình thường mà người đó đã từng biết. Trước kia, khi tâm chuyển động thì nó chuyển động. Khi tâm nó tĩnh tại thì nó khơng chuyển động, nó chỉ n tĩnh—giống như nước bình thường chúng ta thấy. Khi nào động thì là động, khi nào tĩnh thì là tĩnh. Nhưng nhờ vào việc thiền tập, tâm tiến vào một trạng thái giống như nước tĩnh lặng mà trôi chảy, hoặc như nước đang chảy mà tĩnh lặng. Dù chúng ta đang làm gì, tâm cũng giống như nước chảy mà tĩnh lặng. Làm cho tâm được như vậy, chúng ta sẽ có cả sự tĩnh lặng và sự trơi chảy. Có được cả định và tuệ.

Trong thiền thực thụ, thiền định và thiền tuệ có mặt cùng lúc và hỗ trợ cho nhau.

30

Một phần của tài liệu le-sinh-diet-ly-tu-hanh-quyen1 (Trang 131 - 133)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)