CHƢƠNG 2 : KỸ THUẬT SOẠN THẢO VĂN BẢN HÀNH CHÍNH
1. Những khái niệm cơ bản về văn bản
1.1. Khái niệm về văn bản
“Văn bản” là thông tin thành văn được truyền đạt bằng ngôn ngữ hoặc ký hiệu, hình thành trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức và được trình bày đúng thể thức, kỹ thuật theo quy định.
“Văn bản chuyên ngành” là văn bản hình thành trong q trình thực hiện hoạt động chun mơn, nghiệp vụ của một ngành, lĩnh vực do người đứng đầu cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực quy định.
“Văn bản hành chính” là văn bản hình thành trong q trình chỉ đạo, điều hành, giải quyết công việc của các cơ quan, tổ chức.
“Văn bản điện tử” là văn bản dưới dạng thông điệp dữ liệu được tạo lập hoặc được số hóa từ văn bản giấy và trình bày đúng thể thức, kỹ thuật, định dạng theo quy định.
“Văn bản đi” là tất cả các loại văn bản do cơ quan, tổ chức ban hành. “Văn bản đến” là tất cả các loại văn bản do cơ quan, tổ chức nhận được từ cơ quan, tổ chức, cá nhân khác gửi đến.
1.2. Khái niệm về văn bản quản lý nhà nước
Văn bản quản lý nhà nước là loại văn bản do các cơ quan quản lý nhà nước ban hành theo đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục, hình thức nhất định và được nhà nước đảm bảo thi hành bằng những hình thức khác nhau nhằm truyền đạt những quyết định, nội dung thông tin quản lý của nhà nước điều chỉnh các mối quan hệ quản lý nội bộ nhà nước và nhà nước đối với xã hội.
1.3. Phân loại văn bản quản lý nhà nước
Hệ thống văn bản quản lý nhà nước bao gồm văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hành chính, cụ thể như sau:
Thứ nhất: Văn bản quy phạm pháp luật
- Văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo thủ tục, trình tự luật định, trong đó có các quy tắc xử sự chung nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội và được Nhà nước đảm bảo thực hiện.
- Văn bản quy phạm pháp luật bao gồm: + Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội
+ Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội + Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước
+ Nghị định của Chính phủ
+ Quyết định của Thủ tướng Chính phủ
+ Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tồ án nhân dân tối cao, Thơng tư của Chánh án Toà án nhân dân tối cao
+ Thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao + Thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ + Quyết định của Tổng Kiểm toán Nhà nước
+ Nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban Thường vụ Quốc hội hoặc giữa Chính phủ với cơ quan trung ương của tổ chức chính trị – xã hội
+ Thơng tư liên tịch giữa Chánh án Toà án nhân dân tối cao với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; giữa các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.
+ Nghị quyết của Hội đồng nhân dân các cấp
Thứ hai: Văn bản hành chính
- Văn bản hành chính là những văn bản mang tính quy phạm hành chính nhà nước, văn bản hành chính có nhiều vai trị khác nhau, có thể là thơng báo, truyền đạt thông tin từ tổ chức, cá nhân, cơ quan nhà nước này đến một hay nhiều tổ chức, cá nhân khác. Văn bản hành chính là một trong những loại văn
bản được sử dụng phổ biến nhất hiện nay, đây là văn bản mang tính thơng tin quy phạm nhà nước, giải quyết những vụ việc trong quá trình quản lý nhà nước.
- Văn bản hành chính được chia thành hai loại chính là văn bản hành chính cá biệt và văn bản hành chính thơng thường.
+ Văn bản hành chính thơng thường là những văn bản nhằm mục đích thơng tin để hướng dẫn, điều hành các văn bản quy phạm pháp luật hoặc để giải quyết các công việc cụ thể liên quan đến tình hình, giao dịch, ghi chép để giải quyết các công việc cụ thể trong các cơ quan, tổ chức. Có thể chia văn bản hành chính thơng thường thành hai loại như sau: Văn bản khơng có tên loại: Loại văn bản này thường được thể hiện dưới dạng thư gửi hoặc công văn của cơ quan nhà nước đến các cá nhân, tổ chức, ở phần đầu của văn bản sẽ khơng có tên gọi. Đây cũng là cách để phân biệt thư gửi, công văn với các loại văn bản hành chính khác (ví dụ như Cơng văn mời họp, Cơng văn trả lời, Công văn yêu cầu…). Văn bản có tên loại: Văn bản có tên loại cũng là loại văn bản hành chính nhằm mục đích thơng tin, cụ thể hóa các quy định pháp quy hoặc thơng báo của cơ quan nhà nước đến các cá nhân, cơ quan, tổ chức khác trong xã hội. Tuy nhiên, văn bản có tên loại thì ở phần đầu của văn bản sẽ có tên gọi của văn bản ví dụ như thơng báo, biên bản, báo cáo…
+ Văn bản hành chính cá biệt
Văn bản hành chính cá biệt là loại văn bản dung để thể hiện các quyết định của cơ quan quản lý hành nhà nước cấp trên hoặc quy định quy phạm hành chính nhà nước để giải quyết các công việc cụ thể đối với đối tượng cụ thể như quyết định cá biệt, chỉ thị cá biệt, nghị quyết cá biệt.