Nguyên lý hoạt động của máy chụp ảnh, quay phim phổ thông (2, 4)

Một phần của tài liệu Giáo trình sử dụng trang thiết bị văn phòng (Trang 77 - 80)

Mã bài: 51273915-04

Nguyễn Văn Hào

GIỚI THIỆU

Máy chụp ảnh, quay phim được sử dụng trong cơng tác văn phịng để ghi và lưu lại những hình ảnh trong các hội nghị, cuộc họp, hội thảo hoặc các sự kiện trọng đại của cơ quan, đơn vị. Hiện nay, máy chụp ảnh tự động là thiết bị văn phịng thơng dụng, bên cạnh đó cịn có các loại máy cơ, máy bán tự động… Trong bài này sẽ hướng dẫn người học những khái niệm, nguyên lý cũng như cách sử dụng đơn giản nhất về máy chụp ảnh, quay phim.

MỤC TIÊU

Sau khi học xong bài này, người học có khả năng:

- Trình bày được nguyên lý hoạt động của một số dòng máy chụp ảnh, quay phim thông dụng.

- Sử dụng thành thạo được các chức năng của máy chụp ảnh, quay phim; xử lý được một số kỹ thuật sau khi chụp ảnh, quay phim để có được một hình ảnh, phim đẹp.

- Thực hiện nghiêm túc, tỉ mỉ trong học tập, rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, khoa học và đảm bảo an toàn lao động trong thực hành; chủ động trong thực hành và nghiên cứu tài liệu.

NỘI DUNG

1. Nguyên lý hoạt động của máy chụp ảnh, quay phim phổ thơng (2, 4) 4)

Để vừa hình dung về cấu tạo và liên tưởng tới cách thức hoạt động của máy ảnh kỹ thuật số (DSLR) thì mình sẽ giải thích cơ bản nguyên lý hoạt động của máy dựa vào sơ đồ Hình 4.1.

Chú thích: 1. Hệ thấu kính; 2. Gương phản xạ; 3. Cửa sập mặt phẳng lấy nét; 4. Cảm biến (Sensor); 5. Màng mờ; 6. Ống kính (Condenser); 7. Lăng kính 5 cạnh; 8. Lỗ ngắm.

Đầu tiên ánh sáng sẽ đi qua ống kính máy ảnh (1) đi vào gương lật (2) và được phản xạ vng góc 90o lên phía trên vào màn hình tập trung (5) và thấu kính hội tụ (6), tiếp đó ánh sáng sẽ được đưa vào buồng kính có hệ thống gương ngũ giác (7) để được phản xạ lại 2 lần trước khi đi vào ống ngắm trực tiếp (8). Đến đây cũng là kết thúc q trình thực hiện “ngắm”. Tồn bộ khung cảnh mà bạn ngắm được qua ống ngắm chính là hình ảnh thật của khung cảnh trước ống kính.

Sau khi đã ngắm được khung cảnh hoặc vật thể cần chụp, chúng ta sẽ bấm nút chụp. Và khi đó q trình thứ 2 sẽ diễn ra như sau: Sau khi bấm nút chụp, gương lật (2) sẽ lật lên trên theo hướng mũi tên (trong hình), khi đó ánh sáng đi qua ống kính (1) sẽ đi thẳng vào trong màn trập (3) tại lúc này sẽ diễn ra quá trình “phơi sáng”. Cảm biến quang (4) phía sau màn chập sẽ ghi lại ánh sáng nhận được và khung cảnh hay vật cần chụp. Sau quá trình này, một loạt các quá trình xử lý tiếp theo của máy sẽ chuyển ảnh thu được thành các dạng thích hợp để lưu trữ trên máy ảnh.

Dĩ nhiên là quá trình chụp ảnh khơng dừng lại ở đó. Tiếp theo, một loạt q trình phức tạp sẽ xảy ra trên máy ảnh. Bộ xử lý của máy ảnh sẽ lấy thông tin từ phim, sau đó chuyển chúng thành định dạng phù hợp rồi ghi lại trên thẻ nhớ. Cả quá trình này chỉ mất một khoảng thời gian rất ngắn và một vài máy ảnh kỹ thuật số (DSLR) chuyên nghiệp có thể thực hiện q trình này 11 lần trong 1 giây.

Trong kỹ thuật nhiếp ảnh thì có 2 loại máy ảnh thông dụng là:

1.1. Máy ảnh chụp phim SLR (Single Lens Reflex)

Máy ảnh chụp phim cuộn ra đời từ những thập niên đầu thế kỷ 20, đó là những sáng chế đột phá từ nhà sản xuất Kodak (1988-1914) với loại phim cuộn và những nghiên cứu của hãng Leica từ năm 1913 để sản xuất loại máy ảnh chất lượng cao chụp phim cuộn 35mm (còn gọi là phim 135) đã giúp nhiếp ảnh tiếp cận được công chúng và máy ảnh được sử dụng dễ dàng hơn. Hiện nay, máy ảnh chụp phim ít cịn sử dụng trên thị trường.

Hình 4.2. Máy ảnh chụp phim Cannon QL17GIII

1.2. Máy ảnh dùng bộ nhớ lưu trữ hay máy ảnh kỹ thuật số DSLR (Digital Single Lens Reflex) Single Lens Reflex)

Máy ảnh kỹ thuật số là một phương tiện ghi hình hiện đại được dựa trên những nguyên tắc cơ bản của máy ảnh chụp phim truyền thống, điều khác biệt cơ bản nhất là máy ảnh kỹ thuật số không dùng phim để ghi nhận và lưu giữ hình ảnh mà dùng phương tiện vi điện tử hoạt động theo cơ chế tổ hợp những tế bào quang điện (sensor) là các bộ phận cảm biến CCD (Charge-Coupled Devices) hoặc CMOS (Complementary MetalOxide Semiconductor) để ghi nhận hình ảnh qua ống kính chụp, sau đó xử lý, số hố các dữ liệu hình ảnh đó và lưu vào thẻ nhớ dưới dạng các file ảnh. Độ nhạy sáng của bộ cảm biến cũng được thể hiện như độ nhạy của phim nhựa truyền thống (…100, 200, 400, 800,… ISO). Thơng thường máy ảnh kỹ thuật số cịn có thêm chế độ Auto ISO khá tiện dụng (máy tự cài đặt ISO – thích ứng với điều kiện ánh sáng khi chụp).

Một phần của tài liệu Giáo trình sử dụng trang thiết bị văn phòng (Trang 77 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)