2. Sử dụng máy chụp ảnh, quay phim phổ thông (2, 4)
2.2. Sử dụng máy chụp ảnh, quay phim dùng bộ nhớ lưu trữ
2.2.1. Thân bên ngồi.
2.2.1.1. Các nút điều khiển cơ bản.
Hình 4.14. Các nút điều khiển
Chú thích: 1. Nút bấm chụp; 2. Chế độ chụp; 3. Đèn chớp; 4. Ống kính; 5. Khẩu độ ống kính; 6. Nút tháo ống kinh; 7. Kính ngắm; 8. Đế gắn đèn rời; 9.
Cân bằng trắng; 10. Màn hình; 11. Khe thẻ nhớ; 12. Pin.
2.2.1.2. Cảm biến ảnh.
Từ thuở đầu của nhiếp ảnh, máy ảnh lưu hình ảnh trên tấm kính hoặc tấm phim. Ngày nay, máy ảnh số tái tạo hình ảnh trên tấm cảm biến hình ảnh. Các
tấm cảm biến được tạo thành từ hàng triệu photodiode cảm nhận ánh sáng được thiết kế thành một tấm lưới. Mỗi photodiode ghi lại một điểm nhỏ của hình ảnh và tất cả chúng tạo thành bức ảnh. Hiện có hai loại mạch điện tử cảm quang là: CCD và CMOS, về cơ bản chúng hoạt động như nhau. Kích thước của cảm biến quan trọng hơn số lượng điểm ảnh trên cảm biến.
- Full frame: Không kể loại “medium format”, bộ cảm biến kích thước lớn nhất thường được gọi là “full frame” và có kích thước bằng tấm phim 35mm (24x36mm).
- APS-C: Nhiều máy DSLR dùng bộ cảm biến nhỏ hơn, thường được gọi là APS-C-22x15mm hoặc tương đương khoảng 40% diện tích của bộ cảm biến full frame.
- Four Thirds System chỉ bằng 26% bộ cảm biến full frame. - APS-H như của EOS 1D Mark III bằng 61% full frame. - Foveon X3 của Sigma có kích thước bằng 33% full frame.
- Một máy bỏ túi hay điện thoại có kích thước cảm biến ảnh là 1/2.5″ thì diẹn tích chỉ bằng 3% full frame.
2.2.1.3. Các chế độ chụp ảnh.
Auto và các chế độ tự động cơ bản. Đây là chế độ dành cho người bắt đầu cầm máy ảnh. Nikon gọi là Auto mode, Canon gọi là Auto Full. Khi sử dụng chế độ này, chiếc DSLR của bạn trở thành như một chiếc PnS tự động các thiết lập phơi sáng, tốc độ màn trập, khẩu độ, tốc độ, độ nhạy sáng ISO. Bạn chỉ việc bấm nửa nút chụp lấy nét và bấm. Trong đó tự động theo mỗi chủ đề: chân dung, macro, phong cảnh, thể thao, chụp đêm.
Thể thao hay hành động: Máy ảnh sẽ tự chọn độ nhạy sáng ISO cao và tốc độ màn trập nhanh để bắt được các chuyển động.
Phong cảnh: Máy ảnh sẽ tự chọn các khẩu độ ống kính nhỏ để tăng chiều sâu cho vùng ảnh rõ.
Chân dung: Máy ảnh sẽ mở lớn khẩu độ ống kính làm nhồ hậu cảnh, hoặc có máy ảnh tự động nhận diện khn mặt để lấy nét vào đúng khn mặt đó.
Chụp đêm: Máy ảnh tự chọn tốc độ màn trập chậm, đủ để ghi nhận chi tiết bối cảnh hoặc đèn flash sẽ tự động nháy để rọi sáng chủ đề gần.
Macro: Máy ảnh sẽ khống chế vùng canh nét ở khoảng cách gần, khép khẩu độ nhỏ để tăng chiều sâu cho vùng ảnh rõ.
Hình 4.15. Các chế độ chụp hình
- P/Program:
Nikon gọi là Program AE mode, Canon gọi là Program Shift. Chọn chế độ này, máy sẽ tự động thiết lập tốc độ màn trập và khẩu độ ống kính. Nhưng độ nhạy sáng ISO, bù trừ sáng và các thiết lập khác thì bạn tự thiết lập và kiểm sốt. Bạn có thể để ISO thấp nhất để giảm độ nhiễu, và để chế độ P trong trường hợp chụp nhanh khơng cần phải suy nghĩ tính tốn.
- A/Av Aperture Priority.
Đây là chế độ bán tự động cho phép bạn chủ động chọn khẩu độ (độ f của ống kính) theo ý muốn, và máy tự động chọn tốc độ màn trập cần thiết tương ứng với khẩu độ bạn chọn để đúng sáng. Chế độ này còn được gọi là “ưu tiên khẩu độ”.
Ví dụ:
bạn muốn chụp khẩu độ f/2.8, bạn sẽ chủ động chỉnh khẩu f/2.8, khẩu độ sẽ tự máy chọn với tình trạng ánh sáng hiện tại bạn chụp.
- S/Tv/Shutter Priority.
Cả Nikon và Canon đều gọi là ưu tiên tốc độ màn trập, nhưng Nikon viết tắt là chữ S, Canon viết tắt là chữ Tv. Chế độ này ngược lại chế độ A/Av trên. Bạn chủ động chọn tốc độ màn trập và máy tự động chọn khẩu độ tương ứng cho đúng sáng. Thường chọn chế độ này khi người chụp muốn duy trì một tốc độ cao để tránh rung lắc và khẩu độ phó mặc cho máy tuỳ chọn tương ứng.
- M (Manuel).
Cả hai hãng Nikon & Canon đều viết tắt là M, nhưng Nikon gọi là Manual mode, Canon gọi là Metered manuel. Chế độ này hay gọi là chế độ chụp manual, chỉnh hoàn toàn bằng tay. Bạn sẽ phải chủ động chọn tốc độ màn trập, khẩu độ cho tất cả mọi cú bấm máy. Đặc biệt, ở chế độ này, bạn có thể chụp tốc độ hồn tồn chủ động Bulb (bấm máy và màn trập mở liên tục đến khi nào thả nút chụp thì màn trập mới đóng lại) dành cho các trường hợp phơi sáng lâu.
- Ev (Exposure value).
Các chế độ chụp P, S và A cịn có thể tinh chỉnh thêm nữa bằng cách tăng giảm các giá trị Ev. Đây là thang độ chia thành nhiều nấc, mỗi nấc tương ứng với một tỷ lệ lộ sáng. Giá trị Ev thường được điều chỉnh bằng vòng xoay hoặc
nút bấm. Một số máy ảnh có chế độ Exposure Bracketing (chụp bù trừ tự động). Khi chụp ở chế độ này, máy ảnh sẽ tự động chụp một loạt 3, 5 hoặc 7 tấm ảnh với các giá trị lộ sáng khác nhau để tăng thêm khả năng có một bức ảnh chụp đúng sáng nhất.
2.2.2. Các chế độ đo sáng
Các thông số về thời chụp đều phụ thuộc vào bốn yếu tố biến đổi:
- Cường độ ánh sáng hắt vào chủ đề, hay độ sáng của chủ đề phản chiếu tới máy ảnh (hoàn cảnh sáng).
- Độ nhạy của bộ cảm biến đối với ánh sáng (ISO)
- Khoảng thời gian cho bộ cảm biến lộ sáng (tốc độ màn trập).
- Lượng sáng đi vào bộ cảm biến (điều khiển bằng khẩu độ ống kính) Máy ảnh số có hệ thống đo sáng bên trong giúp chọn lựa tốc độ màn trập, khẩu độ ống kính, độ nhạy sáng phù hợp để bộ cảm biến được lộ sáng đúng. Các hệ thống đo sáng thiết kế chung với máy ảnh đều đo ánh sáng phản chiếu - ánh sáng từ chủ thể hắt về phía máy ảnh - và được nối kết trực tiếp với các bộ phận điều khiển tốc độ và khẩu độ.
Các máy ảnh đo sáng qua ống kính (through the lens - TTL), dựa vào lượng sáng thật sự tạo thành hình ảnh và sẽ tác dụng đến cảm biến. Khi thay đổi ống kính, hoặc gắn thêm kính lọc (filter) vào trước ống kính, hệ thống đo sáng TTL đó tự động điều chỉnh theo sự thay đổi đó.
- Đo sáng trung tâm (center-weighted average metering): Chế độ đo sáng tập trung ở khu vực chính giữa hơi chệch xuống dưới, kiểu đo sáng thường được gọi là “đo trung bình ưu tiên giữa”, bởi vì các yếu tố quan trọng nhất của mọi bức ảnh thường là nằm ở khu vực này.