Đơn vị: % 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 Tốc độ tăng tổng thu NSNN tại các địa phương 29,39 22,67 1,81 12,72 5,96 13,73 10,94 16,84 10,65 -1,42
Nguồn: Tính tốn của tác giả dựa trên số liệu của Bộ Tài chính
Biểu đồ 2.1 và bảng 2.2 cho thấy tổng thu NSNN tại các địa phương ở Việt Nam có xu hướng tăng đều trong giai đoạn 2010-2018. Nếu năm 2010, tổng thu NSNN tại các địa phương gần 600.000 tỷ đồng thì đến năm 2018, con số này đã tăng lên 138,61% so với năm 2010 và đạt mức 1.431.662 tỷ đồng. Tuy nhiên, đến năm 2019, con số này đã giảm 1,42% so với năm 2018. Tốc độ tăng tổng thu NSNN tại các địa phương ở mức cao (trên 20%) trong hai năm 2010, 2011. Tuy nhiên, sang giai đoạn 2012-2014, tốc độ tăng tổng thu NSNN tại các địa phương giảm đáng kể, chỉ đạt mức 5,96%. Tốc độ thu ngân sách đã được cải thiện dần trong giai đoạn 2015-2017. Đến năm 2017, tốc độ tăng tổng thu NSNN tại các địa phương là 16,84%.
Trong số các vùng, lãnh thổ ở Việt Nam, khu vực Đơng Nam Bộ đóng góp nguồn thu lớn nhất vào thu ngân sách nhà nước (trung bình 38,29% trong giai đoạn 2010-2016), tiếp đến là Đồng bằng sông Hồng (32,24%), tiếp đến là Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung (14,12%), Đồng bằng sơng Cửu Long (6,87%), miền núi phía Bắc (5,95%) và cuối cùng đóng góp thấp nhất vào thu ngân sách nhà nước là khu vực Tây Nguyên (2,5%). Số liệu trên cho thấy mức chênh lệch rất lớn trong thu ngân sách nhà nước trên địa bàn giữa các vùng lãnh thổ trong cả nước. Biểu đồ 2.2 dưới đây biểu thị mức thu ngân sách địa phương và so sánh giữa ba khu vực Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ và Tây Nguyên trong các năm 2010, 2012, 2014, 2016 và 2018.
Biểu đồ 2.2. Thu ngân sách tại khu vực Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ và Tây Nguyên một số năm nhất định giai đoạn 2010-2019
Nguồn: Bộ Tài chính
Quan sát biểu đồ có thể thấy mức thu ngân sách ở Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ đều tăng qua các năm. Đặc biệt, năm 2012, thu ngân sách tại hai khu vực này có sự tăng trưởng vượt bậc so với năm 2010, lần lượt ở mức 132% và 303%. Giai đoạn 2010-2019, tốc độ tăng trưởng thu ngân sách tại Đồng bằng sơng Hồng và Đơng Nam Bộ có xu hướng giảm dần, trung bình ở mức 10% và 8%. Khu vực Tây Nguyên có mức thu ngân sách là thấp nhất trong cả nước trong cả giai đoạn. Mức thu ngân sách tại Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Hồng năm 2018 gấp lần lượt 20,95 và 18,31 lần mức thu ngân sách tại khu vực Tây Nguyên. Như vậy có thể thấy sự chênh lệch lớn trong thu ngân sách tại các vùng, lãnh thổ tại Việt Nam.
Cơ cấu thu ngân sách nhà nước tại các địa phương
Thu NSNN tại các địa phương bao gồm thu nội địa, thu dầu thô, thu cân đối từ xuất nhập khẩu và thu viện trợ. Trong các khoản thu này, thu nội địa là nguồn thu được vận động từ nội bộ quốc gia, mang tính ổn định, lâu dài và ảnh hưởng tới sự phát triển bền vững của NSNN. Thu nội địa càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu thì NSNN càng bền vững. Ngược lại, nếu thu nội địa chiếm tỷ trọng nhỏ, thu NSNN phải phụ thuộc vào các yếu tố từ bên ngoài (thu viện trợ khơng hồn lại, thu cân đối từ xuất nhập khẩu) hoặc các yếu tố có thể gây ảnh hưởng tới nguồn tài nguyên quốc gia (thu từ dầu thô), nguồn thu đấy sẽ khơng ổn định và thậm chí nếu càng tận thu thì càng ảnh hưởng đến mơi trường. Ở các quốc gia đang và kém phát triển có nguồn tài nguyên dầu, thu từ dầu thô thường chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng thu ngân sách. Đây là một nguồn thu không bền vững, một mặt gây ảnh hưởng lớn đến nguồn tài nguyên của quốc gia, mặt khác nguồn thu này phụ thuộc vào sự biến động giá dầu trên thế giới. Giá dầu tăng, thu ngân sách tăng, ngược lại, giá dầu giảm, thu cân đối ngân sách nhà nước sẽ gặp rất nhiều áp lực. Thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu cũng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu ngân sách ở các nước đang và kém phát triển. Các quốc gia này thường đối mặt với tình trạng thâm hụt cán cân thương mại, do vậy Chính phủ các nước có xu hướng ấn định mức thuế nhập khẩu cao (chủ yếu đối với hàng hóa tiêu dùng) để hạn chế nhập khẩu và bảo hộ mậu dịch trong nước. Tuy nhiên, khi mức độ tự do hóa thương mại ngày càng cao, các quốc gia sẽ phải cắt giảm và tiến tới xóa bỏ thuế xuất và
nhập khẩu, khi đó nguồn thu từ thuế xuất nhập khẩu sẽ giảm xuống. Như vậy, nếu thu ngân sách quốc gia phụ thuộc vào thu thuế xuất nhập khẩu, quốc gia đó sẽ gặp khó khăn trong q trình động viên nguồn thu ngân sách trong điều kiện mở cửa và hội nhập. Trong thu theo dự tốn cịn có viện trợ khơng hồn lại. Mặc dù theo thông lệ quốc tế, viện trợ khơng hồn lại là khoản thu trong cân đối, song chúng thường khơng có kế hoạch chắc chắn, khơng ổn định. Vì vậy, IMF cũng từng khuyến cáo rằng khi phân tích ngân sách để lập dự tốn thì chỉ nên coi các nguồn viện trợ, kể cả viện trợ khơng hồn lại, là nguồn bù đắp thâm hụt như các khoản nợ vay. Ngoài ra, đối với các quốc gia được xếp vào nhóm các quốc gia có thu nhập trung bình như Việt Nam, các nguồn viện trợ ưu đãi nói chung và viện trợ khơng hồn lại nói riêng sẽ càng ít đi. Do vậy, thu ngân sách không nên phụ thuộc vào thu từ viện trợ khơng hồn lại.
Bảng 2.3 thể hiện cơ cấu thu nội địa, thu dầu thô, thu từ xuất nhập khẩu và thu viện trợ khơng hồn lại trong tổng thu NSNN tại các địa phương ở Việt