Đồng bằng sông Hồng Hà Nội 245.710 Nam Định 4.904 Bắc Trung Bộ và Duyên hải
miền Trung Đà Nẵng 24.995 Ninh Thuận 2.188 Tây Nguyên Lâm Đồng 6.924 Đắc Nông 2.179,8 Đông Nam Bộ TP.Hồ Chí
Minh 368.245 Tây Ninh 7.131 Đồng bằng sơng Cửu Long Long An 13.444,5 Bạc Liêu 2.947
Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ nguồn của Bộ Tài chính
Bước 2: So sánh nguồn thu NSNN trên địa bàn của hai địa phương trong cùng một vùng, lãnh thổ và so sánh giữa các địa phương điển hình được lựa chọn (năm 2018).
Bảng 2.6: Nguồn thu NSNN trên địa bàn tại các địa phương điển hình năm 2018Thái Thái Ngu Bắc Cạn Quảng Ninh Nam Định Đà Nẵng Ninh Thuậ Lâm Đồng Đắc Nơng Bình Dương Tây Ninh
n n
Tổng thu nội địa 10.612 605 30.285 4.519 21.29 5
2.133 6.424 1.992, 8
35.705 6.531 11.465 Thu từ khu vực DN nhà 935 92,6 12.870 397 1.330 799 1.110 531 3.632 505 460 Thu từ DN có vốn đầu tư
nước ngoài
3.020 2,1 1.815 140 4.800 108 80 60 1.188 425 1.550
Thu từ DN ngoài quốc doanh 1.750 168 3.500 856 5.179 325 1.530 497,8 8.702 1.480 2.778
Thuế TNCN 1.050 25 670 195 2.000 110 650 135 4.790 610 1.430
Thuế BVMT 421 80 2.303 395 1.400 238 400 110 1.250 500 415
Lệ phí trước bạ 330 32 645 260 1.050 83 405 110 1.117 290 430
Thuế sử dụng đất nông 1 2,8 0,5 - - - 0,5 - - 2,2 1
Thuế sử dụng đất phi nông 15 0,5 37 12 75 2 14 0,2 50 7 30
Phí, lệ phí 180 68 2.610 80 640 55 290 119 310 410 140
Tiền sử dụng đất 2.000 65 3.000 1.800 3.100 200 600 250 2.300 225 2.050
Tiền thuê mặt đất, mặt nước 534 12 520 140 800 63,1 275,5 20 1.200 290 389,4
Tiền bán nhà thuộc SHNN - - - 0,5 75 2 30 0,5 1 - 0,6
Thu khác ngân sách 220 33 400 140 600 42 248 70,2 474 220 450
Thu tại xã 4 - 24 70 1 2,9 1 - 6 19,2 5
Thu quyền cấp quyền KTKS 140 9 1.805 1,5 5 20 70 66,3 80 20 56
Thu CT, LNST, tiền bán bớt
phần vốn NN - - 23 - 60 - 10 5,8 240 7,6 40
Thu XSKT 12 15 62 32 180 83 710 17 1.365 1.520 1.240
Nguồn: Báo cáo đánh giá thực hiện thu NSNN trên địa bàn các tỉnh, thành phố - Bộ Tài chính
Bảng 2.6 thể hiện các số liệu về nguồn thu ngân sách ở các địa phương được lựa chọn. Căn cứ vào số liệu trong bảng 2.6, có thể rút ra một số nhận xét như sau:
Thứ nhất, so sánh về mức độ chênh lệch trong tổng thu ngân sách nội địa
giữa hai địa phương trong cùng vùng, lãnh thổ: ở Đồng bằng sông Hồng (trừ Hà Nội), Tây Nguyên, Đông Nam Bộ (trừ TP.HCM), Đồng bằng sông Cửu Long: thu ngân sách nội địa ở địa phương có nguồn thu cao nhất gấp từ 5-6 lần so với địa phương có nguồn thu thấp nhất; trong khi đó, ở khu vực trung du và miền núi phía Bắc, thu nội địa ở Thái Nguyên cao gấp 17,5 lần so với Bắc Cạn; ở Bắc Trung Bộ, thu nội địa ở Đà Nẵng cao gấp 10 lần so với Ninh Thuận.
So sánh nguồn thu giữa Thái Nguyên và Bắc Cạn có thể thấy: khoản thu từ khu vực doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi, thu thuế thu nhập cá nhân, thu từ tiền sử dụng đất ở Thái Nguyên gấp nhiều lần các khoản thu này ở Bắc Cạn. Đặc biệt, nguồn thu ngân sách từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi ở Thái Ngun chiếm tỷ trọng lớn nhất (28%) trong thu nội địa và gấp hơn 1.400 lần so với số thu này từ Bắc Cạn. Tiền sử dụng đất chiếm tỷ trọng lớn thứ hai trong thu nội địa (18,8%) và gấp 30 lần số thu này từ Bắc Cạn.
Tương tự, so sánh nguồn thu giữa Đà Nẵng và Ninh Thuận: Ở Đà Nẵng, khoản thu từ doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở Đà Nẵng chiếm tỷ trọng lớn nhất (24.32%) trong thu nội địa; khoản thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi chiếm tỷ trọng lớn thứ hai (22,54%); khoản thu từ tiền sử dụng đất chiếm tỷ trọng thứ ba (14,55%) trong thu nội địa, gấp lần lượt 16 lần, 44 lần và 16 lần các số thu này ở Ninh Thuận.
Thứ hai, các địa phương ở khu vực Tây Nguyên, mặc dù có mức độ
chênh lệch giữa địa phương có số thu ngân sách lớn nhất (Lâm Đồng) và địa phương có số thu ngân sách nhỏ nhất (Đắc Nông) không quá lớn, tuy nhiên, mặt bằng chung trong thu ngân sách ở khu vực này thấp hơn so với các khu vực khác, đặc biệt là Đông bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ. Số thu ở Lâm Đồng thấp hơn so với số thu ở Tây Ninh (địa phương có số thu thấp nhất tại Đơng Nam Bộ) và chỉ cao hơn 1 chút so với số thu ở Nam Định (địa phương có số thu thấp nhất ở đồng bằng sơng Hồng). Trong số các địa phương có số thu cao nhất hoặc cao thứ hai (Quảng Ninh và Bình Dương), Lâm Đồng là địa phương có số thu thấp nhất.
Thứ ba, điểm chung của các địa phương có số thu ngân sách lớn nhất
trong các vùng, lãnh thổ là có số thu lớn từ doanh nghiệp ngồi quốc doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi và tiền sử dụng đất.
Thứ tư, đối với các khoản thu địa phương được hưởng 100%: Trừ các
khoản chưa được bóc tách từ các khoản thu của doanh nghiệp như thuế tài nguyên và thuế môn bài, các khoản thu địa phương được hưởng 100% bao gồm: lệ phí trước bạ, thuế sử dụng đất nơng nghiệp, thuế sử dụng đất phi nơng nghiệp, phí, lệ phí, tiền sử dụng đất, tiền thuê mặt đất, mặt nước, tiền bán nhà thuộc sở hữu nhà nước, thu tại xã, thu quyền cấp quyền KTKS, thu cổ tức, lợi nhuận sau thuế, tiền bán bớt phần vốn nhà nước, thu xổ số kiến thiết. Trong số các địa phương được lựa chọn, Nam Định có tỷ trọng tổng số nguồn thu kể trên trong thu nội địa cao nhất (56%), trong đó lớn nhất là khoản thu từ tiền sử dụng đất (39,83% thu nội địa). Tỷ trọng này ở các tỉnh Tây Ninh, Long An và Bạc Liêu chiếm lần lượt 46%, 42% và 53% thu nội địa trong đó lớn nhất là nguồn thu từ xổ số kiến thiết.
Thứ năm, nguồn thu từ phí, lệ phí chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng thu
nội địa ở các địa phương điển hình. Xét về con số tuyệt đối, Quảng Ninh là địa phương có số thu từ phí, lệ phí là lớn nhất, ở mức 2.610 tỷ đồng, chiếm 8,6% tổng thu nội địa; Bạc Liêu là địa phương có số thu từ phí, lệ phí là nhỏ nhất, ở mức 47 tỷ đồng, chiếm 1,5% tổng thu nội địa. Xét về con số tương đối, số thu từ phí và lệ phí ở Bắc Cạn là cao nhất, ở Bình Dương là thấp nhất, chiếm lần lượt 11,2% và 0,8% tổng thu nội địa.
2.2.2. Thực trạng thu ngân sách địa phương Việt Nam
Quy mô thu ngân sách địa phương
Tổng thu ngân sách địa phương tăng đều qua các năm từ 475.103 tỷ đồng năm 2010 lên mức trên 1.500.000 tỷ đồng năm 2019. Tăng thu ngân sách địa phương đã góp phần tăng thu ngân sách nhà nước trong cả giai đoạn. Năm 2011, thu ngân sách địa phương tăng 19,88% so với năm 2010, sau đó giảm và xuống mức thấp nhất vào năm 2013, chỉ đạt 3,49%. Trung bình tốc độ tăng trưởng bình quân trong giai đoạn 2010-2019 ở mức hơn 13,69%.
Tương tự, nguồn chi NSĐP cũng có xu hướng tăng qua các năm. Nếu chi NSĐP năm 2010 chỉ ở mức 452.103 tỷ đồng thì đến năm 2019, con số này đã ở mức 1.353.149 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng chi NSĐP lần lượt ở mức 20,01% năm 2010, 23,15% năm 2011, 19,08% năm 2012, 3,44% năm 2013 và trung bình 13,48% trong giai đoạn 2010-2019.
Đơn vị: tỷ đồng
Biểu đồ 2.3: Quy mô thu chi NSĐP giai đoạn 2010-2019
Nguồn: Bộ Tài chính
Cơ cấu thu ngân sách địa phương
Nguồn thu ngân sách địa phương bao gồm thu ngân sách địa phương hưởng theo phân cấp, thu bổ sung từ ngân sách trung ương (gồm bổ sung cân đối và bổ sung có mục tiêu), thu từ quỹ dự trữ tài chính, thu huy động đầu tư, kinh phí đã xuất quỹ từ năm trước chưa quyết toán và số chuyển nguồn năm trước để chi theo chế độ quy định, thu kết dư ngân sách địa phương.
Bảng 2.7: Cơ cấu thu ngân sách địa phương
Đơn vị: nghìn tỷ đồng 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 Nguồn thu NSĐP 487, 7 587,5 704, 4 729 769,7 882, 3 982,9 1.174, 2 1.348, 5 1.534,73 Thu NSĐP hưởng theo phân cấp 224, 8 268,7 281, 9 312, 9 339,3 415 507,1 566,4 643,8 710,06 Thuế, phí và thu khác 224, 3 267,6 280, 9 311,5 338,2 413, 7 505,1 565,3 642,4 708,87 Viện trợ khơng hồn lại 0,53 1 1,078 1,00 2 1,36 1 1,134 1,30 5 1,265 1,128 1,411 1,184 Thu bổ sung từ NSTW 139,8 182,2 234,4 233,6 253,9 287,7 254 320,5 337,4 352,42
Bổ sung cân đối 52,5 93,7
107, 7 131, 5 148,2 145, 8 127,8 - - - Bổ sung có mục tiêu 87,2 88,4 126, 6 102, 1 105,6 141, 8 126,2 - - - Thu khác 123 136,6 188 182, 4 176,5 179, 6 221,7 287,1 367,1 472,22 Nguồn: Bộ Tài chính
Chiếm tỷ trọng lớn nhất trong nguồn thu ngân sách địa phương là thu ngân sách địa phương hưởng theo phân cấp. Trung bình trong giai đoạn 2010- 2019, thu ngân sách địa phương hưởng theo phân cấp chiếm 45% tổng thu ngân sách địa phương.
Thu ngân sách địa phương hưởng theo phân cấp bao gồm các khoản thu NSĐP được hưởng 100% và các khoản thu phân chia theo tỷ lệ giữa NSTW và NSĐP.
Số liệu bảng 2.7 cho thấy, thu NSĐP hưởng theo phân cấp bao gồm (i) các thu từ thuế, phí và các khoản thu khác và (ii) thu từ nguồn viện trợ khơng hồn lại. Trong đó khoản thu (i) từ thuế, phí và các khoản thu khác chiếm tỷ trọng chủ yếu trong thu NSĐP hưởng theo phân cấp. Các khoản thu từ thuế, phí tăng qua các năm từ 224,3 nghìn tỷ đồng năm 2010 đến 708,87 nghìn tỷ đồng năm 2019, tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm trong giai đoạn 2010-2019 ở mức 17,12%.
Đóng góp lớn thứ hai trong nguồn thu của NSĐP là thu bổ sung từ NSTW bao gồm bổ sung cân đối và bổ sung có mục tiêu. Trong đó, số bổ sung cân đối ngân sách là khoản NSTW bổ sung cho NSĐP nhằm đảm bảo cho chính quyền địa phương cân đối ngân sách cấp mình để thực hiện nhiệm vụ được giao. Số bổ sung có mục tiêu là khoản ngân sách cấp trên bổ sung cho ngân sách cấp dưới để hỗ trợ thực hiện các chương trình, dự án, nhiệm vụ cụ thể. Theo Đinh Thị Nga (2017), NSTW phải cấp bổ sung cân đối ngân sách cho 47 tỉnh có nguồn thu khơng đủ chi tiêu. Số bổ sung cân đối từ NSTW cho NSĐP của một số tỉnh rất lớn, đặc biệt là các tỉnh miền núi, có tỉnh lên tới 88% tổng chi cân đối ngân sách. Tuy nhiên, theo Luật NSNN (2015), sau mỗi thời kỳ ổn định ngân sách, các địa phương phải tăng khả năng tự cân đối, phát triển NSĐP, thực hiện giảm dần tỷ lệ bổ sung cân đối từ ngân sách cấp trên so với tổng chi NSĐP hoặc tăng tỷ lệ phần trăm nộp về ngân sách cấp trên đối với các khoản thu phân chia giữa các cấp ngân sách để tăng nguồn lực cho ngân sách cấp trên thực hiện các nhiệm vụ chi quốc gia và phát triển đồng đều giữa các địa phương.
Thu bổ sung từ NSTW tăng đều qua các năm trong giai đoạn 2010-2019, từ mức 139,8 nghìn tỷ đồng năm 2010 lên mức 352,42 nghìn tỷ đồng năm 2019. Tỷ trọng trung bình của thu bổ sung từ NSTW trong tổng thu NSĐP là 31,78% trong cả giai đoạn.
Biểu đồ 2.4: Bổ sung cân đối ngân sách 6 vùng, lãnh thổ các năm 2014, 2016, 2018
Nguồn: Bộ Tài chính
Biểu đồ 2.4 cho thấy trong giai đoạn 2014-2018, Ngân sách Trung ương phải bổ sung cân đối cho khu vực miền núi phía bắc ở mức lớn nhất trong cả nước. Năm 2018, tổng bổ sung cân đối từ ngân sách trung ương cho các ngân sách địa phương là 337.465.673 triệu đồng, trong đó khu vực miền núi phía bắc
chiếm tỷ trọng 31,33%, tiếp đến là Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung ở mức 25,57%, Đồng bằng sơng Cửu Long đứng vị trí thứ ba với 19,03%. Tiếp đến là Tây Nguyên và Đồng bằng sông Hồng với tỷ trọng 10,23% và 8,8%. Đông Nam Bộ là khu vực có nguồn bổ sung cân đối từ Ngân sách trung ương ở mức thấp nhất, 4,93%. Tỷ trọng bổ sung cân đối so với chi cân đối ngân sách địa phương ở khu vực miền núi phía Bắc so với các vùng lãnh thổ khác trên cả nước ở mức cao nhất, trung bình 35,07% trong cả giai đoạn 2010-2019. Tỷ lệ này cho thấy để cân đối chi NSĐP, NSTW phải bổ sung cân đối 35,07%. Tiếp đến là khu vực Tây Nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung với tỷ lệ lần lượt là 26,78%; 20,75% và 18,94%. Tỷ lệ giữa bổ sung cân đối từ NSTW và chi cân đối NSĐP ở Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ ở mức 5,54% và 1,32%. Điều này cho thấy, áp lực đối với ngân sách trung ương đặc biệt từ các địa phương ở miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long là rất lớn.
2.2.3. Đánh giá thực trạng thu ngân sách nhà nước tại địa phương ở Việt Nam
Kết quả đạt được:
+ Quy mô tổng thu NSNN tại các địa phương tăng qua các năm với tốc độ tăng ở mức cao, trung bình 13-14%/năm.
+ Thu nội địa chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng thu NSNN tại các địa phương. Tỷ trọng này tăng đều từ mức 61,59% năm 2010 đến 80,12% năm 2019. Trong thu nội địa, thu từ doanh nghiệp nhà nước chiếm tỷ trọng lớn nhất song có xu hướng giảm dần, thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi và doanh nghiệp tư nhân chiếm tỷ trọng lớn thứ hai và có xu hướng tăng.
+ Thu dầu thơ tăng lên cả về quy mô và cơ cấu trong tổng thu NSNN tại các địa phương giai đoạn 2010-2013, tuy nhiên thu dầu thơ bắt đầu giảm từ năm 2014 và có xu hướng giảm trong các năm tiếp theo.
+ Thu từ xuất nhập khẩu chiếm tỷ trọng lớn thứ ba trong tổng thu NSNN tại các địa phương nhưng có xu hướng giảm trong cả giai đoạn 2010-2019.
Tuy nhiên bên cạnh kết quả đạt được, thu ngân sách nhà nước tại các địa phương trong giai đoạn 2010-2019 vẫn phải đối mặt với những hạn chế sau:
- Tổng thu NSNN tại các địa phương tăng trong giai đoạn 2010-2019 song tốc độ tăng khơng đồng đều và có xu hướng giảm. Điều này là do nguồn thu NSNN chưa thực sự bắt nguồn từ kết quả sản xuất-kinh doanh, chuyển dịch cơ cấu kinh tế mà vẫn xuất phát từ một số nguồn chưa ổn định như thu từ bán dầu thô, thu từ nhà đất.
- Cơ cấu thu NSNN tại các địa phương vẫn chưa thực sự bền vững:
+ Thu từ xuất nhập khẩu vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong thu NSNN tại các địa phương (trên 15%), điều này sẽ dẫn tới khó khăn trong thu NSNN tại các địa phương khi mức độ tự do hóa thương mại ở Việt Nam ngày càng cao cùng với việc cắt, giảm các mức thuế đối với hoạt động xuất nhập khẩu.
+ Trong thu nội địa, tỷ trọng thu từ các doanh nghiệp ngoài quốc doanh vẫn ở mức chưa cao (< 20%). Ở Việt Nam hiện nay, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh chủ yếu là những doanh nghiệp vừa và nhỏ, quy mô sản xuất nhỏ, năng lực cạnh tranh yếu, lại bị hạn chế trong việc tiếp cận vốn tín dụng từ các ngân hàng thương mại. Điều này ảnh hưởng lớn đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó cũng ảnh hưởng đến nguồn thu thuế từ các doanh