Bảng 2.3. Cơ cấu thu NSNN tại các địa phương ở Việt Nam giai đoạn 2010-2019 2019 Đơn vị: nghìn tỷ đồng 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 Thu nội địa 377,03 443,7 477,1 567,4 593,5 749,5 886,7 1.039,1 1.155,2 1.273,8 Thu dầu thô 691,7 110,2 140,1 120,4 100,08 675,1 377 498,5 660,4 562,5 Thu từ xuất nhập khẩu 130,3 155,7 107,4 129,3 173 169,3 156,2 197,2 202,5 214,3 Thu viện trợ không hoàn lại 118,6 121,0 3 102,6 111,2 110,5 118,4 837,8 758 779 669 Nguồn: Bộ Tài chính
Nhìn vào cơ cấu thu NSNN tại các địa phương ở Việt Nam giai đoạn 2010-2019 có thể thấy thu nội địa chiếm tỷ trọng lớn nhất. Tỷ trọng này tăng đều từ mức 61,59% năm 2010 đến 82,12% năm 2019. Đây là một tín hiệu tích cực trong thu ngân sách nhà nước tại Việt Nam vì thu nội địa chính là nguồn thu đảm bảo sự bền vững cho thu NSNN. Tuy nhiên, tốc độ tăng thu nội địa khơng ổn định trong giai đoạn 2010-2019, đặc biệt có xu hướng giảm trong giai đoạn 2015-2018. Nếu năm 2015 thu nội địa tăng 26,28% so với năm 2014 thì đến
năm 2019, tốc độ tăng thu nội địa chỉ đạt 10,25% so với năm 2018.
Thu từ dầu thô trong giai đoạn 2010-2013 tăng lên cả về quy mô và cơ cấu trong tổng thu ngân sách. Đặc biệt, năm 2012, thu từ dầu thô chiếm 19,07%, cao hơn cả thu cân đối từ xuất nhập khẩu. Điều này cho thấy, thu từ dầu thơ đóng vai trị quan trọng trong tổng thu ngân sách của Việt Nam. Từ năm 2014, thu từ dầu thô bắt đầu giảm trong giai đoạn 2013-2016 và đặc biệt giảm mạnh trong hai năm 2015 và 2016. Năm 2015, số hụt thu từ dầu thô và các khoản thu khác do giảm giá dầu là 63.000 tỷ đồng. Trong đó, thu từ dầu thơ hụt khoảng 32.000 tỷ đồng, thu nội địa giảm khoảng 12.000 tỷ đồng do giảm thu từ hoạt động khai thác khí, thu từ Nhà máy lọc dầu Dung Quất v.v…, thu từ hoạt động xuất nhập khẩu giảm khoảng 19.000 tỷ đồng do trị giá tính thuế xuất khẩu dầu thơ, thuế nhập khẩu các mặt hàng xăng, dầu giảm. Nguyên nhân dẫn tới sụt giảm trong nguồn thu từ dầu thô là do sự giảm sút của giá dầu thế giới. Điều này cho thấy sự bất ổn của thu từ dầu thơ trong đóng góp vào tổng thu NSNN tại các địa phương. Nhìn vào bảng số liệu có thể thấy, tỷ trọng thu dầu thô trong tổng thu NSNN tại các địa phương có xu hướng giảm dần qua các năm, và ở mức thấp nhất 3,85% năm 2017 so với mức cao nhất 19,07% năm 2012 đã cho thấy tổng thu NSNN tại các địa phương đã giảm dần sự phụ thuộc đối với nguồn thu từ dầu thô. Tuy nhiên, năm 2018, thu từ dầu thô bắt đầu tăng, chiếm lần lượt 4,61% tổng thu NSNN tại các địa phương.
Thu cân đối từ xuất nhập khẩu chiếm tỷ trọng lớn thứ hai trong tổng thu NSNN tại các địa phương. Năm 2010, tỷ trọng thu cân đối từ xuất nhập khẩu ở mức 23,23%, đến năm 2018, tỷ lệ này ở mức 14,15%. So với sự sụt giảm mạnh mẽ của thu từ dầu thô, thu cân đối từ xuất nhập khẩu tương đối ổn định, tuy nhiên tỷ trọng của nguồn thu này so với tổng thu NSNN tại các địa phương có xu hướng giảm trong suốt giai đoạn 2010-2019. Điều này hoàn toàn phù hợp với mức độ tự do hóa thương mại ngày càng cao của Việt Nam, khi đó Việt Nam cắt giảm các dịng thuế theo yêu cầu của các hiệp định thương mại tự do. Theo báo cáo cơng khai Quyết tốn ngân sách nhà nước năm 2018, Việt Nam thực hiện giảm thuế suất theo cam kết với các thị trường Hàn Quốc, Asean làm giảm thu mạnh, nhưng nhờ giá trị kim ngạch xuất, nhập khẩu tăng gần 22% so với năm 2016 và tăng cường quản lý thuế, nên vẫn góp phần tăng thu NSNN.
Thu từ viện trợ khơng hồn lại chỉ chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong tổng thu NSNN.
doanh và thu từ nhà đất. Trong đó, thu nội địa từ sản xuất, kinh doanh bao gồm thu từ doanh nghiệp nhà nước, thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi, thu từ doanh nghiệp ngồi quốc doanh, thuế sử dụng đất nơng nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, lệ phí trước bạ, thuế bảo vệ mơi trường, phí và lệ phí, và các khoản thu khác.