Kết quả ước lượng các hệ số của mơ hình

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới thu ngân sách ở địa phương Việt Nam (Trang 101 - 151)

(1) (2) (3)

VARIABLES OLS Fixed Effect Random Effect

Thu Ngân sách (tỷ đồng) GDP (tỷ đồng) 0.145*** 0.180*** 0.194*** (9.72) (5.50) (10.32) Dân số (nghìn người) 5.244*** 57.125*** 0.241 (4.45) (2.70) (0.14) XNK (tỷ đồng) -0.023*** -0.002 -0.010* (-4.67) (-0.30) (-1.69) FDI (tỷ đồng) 0.362*** 0.171*** 0.259*** (6.25) (3.42) (5.05) TN (%) 429.510 -408.127 -196.423 (0.67) (-0.57) (-0.28) UBR (%) -120.664** 1,341.688*** -217.648** (-2.05) (3.29) (-2.15) PCI 316.374 235.950 212.864 (1.45) (0.92) (0.84) Constant -18,260.768 -435,599.875*** -5,833.316 (-1.43) (-3.32) (-0.38) Observations 362 362 362 Adjusted R-squared 0.753 0.876 0.762

Nguồn: Tổng hợp của tác giả dựa trên kết quả chạy mơ hình – phần mềm Stata

3.4.2. Kết quả lựa chọn mơ hình

Mơ hình hồi quy được xem xét dựa trên cơ sở mơ hình OLS gộp, mơ hình tác động cố định, mơ hình tác động ngẫu nhiên,. Sau khi chạy 3 mơ hình, để lựa chọn ra mơ hình phù hợp nhất, luận án đã sử dụng các kiểm định để chọn ra mơ hình phù hợp nhất, với kết quả thu được như sau:

+ Kiểm định Breusch – Pagan xem mơ hình OLS gộp có phù hợp khơng: Ho: Mơ hình OLS gộp phù hợp

H1: Mơ hình OLS gộp khơng phù hợp

Ho, hàm ý mơ hình OLS gộp khơng phù hợp mà nên sử dụng mơ hình tác động ngẫu nhiên hoặc mơ hình tác động cố định.

+ Kiểm định Hausman xem mơ hình ước lượng tác động cố định có phù hợp khơng:

Ho: ci khơng tương quan với các biến giải thích trong mơ hình (mơ hình fe là khơng phù hợp)

H1: ci có tương quan với các biến giải thích trong mơ hình (mơ hình fe là phù hợp)

Kết quả kiểm định Haussman như sau

chi2(11) = (b-B)'[(V_b-V_B)^(-1)](b-B) = 64.35 Prob>chi2 = 0.0000

Điều này cho thấy mơ hình phù hợp nhất là mơ hình tác động cố định. Các phân tích đánh giá sau là dựa trên kết quả hồi quy từ mơ hình này.

Kết quả ước lượng cho thấy:

- Biến tăng trưởng kinh tế ở địa phương - đo lường bằng GDP bình quân đầu người ở địa phương có ý nghĩa thống kê và tác động cùng chiều tới thu ngân sách nhà nước tại địa phương. Như vậy, tăng trưởng kinh tế là yếu tố quan trọng làm tăng thu NSNN tại địa phương. Kết quả này cũng phù hợp với lý thuyết và có ý nghĩa thống kê.

- Biến dân số có ý nghĩa thống kê và có tác động cùng chiều tới thu ngân sách nhà nước trên địa bàn. Điều này có nghĩa là, khi quy mơ dân số ở địa phương tăng lên thì thu ngân sách nhà nước trên địa bàn cũng tăng.

- Biến chất lượng thể chế được đo lường thông qua biến đại diện là chỉ số PCI (năng lực cạnh tranh cấp tỉnh) khơng có ý nghĩa thống kê song có dấu dương. Điều này cho thấy, chất lượng thể chế được đo lường bằng PCI có ảnh hưởng tích cực song khơng thực sự rõ ràng tới thu ngân sách nhà nước tại địa phương.

- Biến FDI có ý nghĩa thống kê và có tác động cùng chiều tới thu ngân sách nhà nước tại địa phương. Kết quả này phù hợp với lý thuyết và với các nghiên cứu thực nghiệm được thực hiện bởi Gropp và Kostial (2000), Mahmood và Chaudhary (2013), Okey (2013), Bunescu và Comaniciu (2014), Odabas (2016). Đầu tư trực tiếp nước ngồi có thể thúc đẩy thu ngân sách nhà nước tại địa phương

thông qua việc các doanh nghiệp nước ngồi trả tiền th đất hàng kỳ cho chính quyền, đồng thời nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tại địa phương. Ngồi ra, các doanh nghiệp FDI góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động ở địa phương cũng như tăng thu nhập cho các doanh nghiệp phụ trợ ở địa phương, từ đó góp phần tăng thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp.

- Biến đơ thị hóa có ý nghĩa thống kê và có tác động cùng chiều tới thu ngân sách nhà nước tại địa phương, điều này cho thấy khi mức độ đơ thị hóa ở địa phương tăng thì nguồn thu ngân sách tại địa phương cũng tăng lên. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Andersson (2018), Kau và Rubin (2002) và He (2013). Mức độ đơ thị hóa tăng sẽ dẫn tới sự phát triển các khu đô thị, khu cơng nghiệp, dịch vụ. Đây là khu vực có giá trị gia tăng ở mức cao sẽ mang lại nguồn thu cao cho ngân sách nhà nước. Ngoài ra, giá đất đai ở các khu đô thị thường cao, giao dịch nhiều sẽ góp phần gia tăng nguồn thu thuế, phí liên quan đến chuyển quyền sử dụng đất.

- Biến xuất nhập khẩu khơng có ý nghĩa thống kê ở mơ hình FEM cho thấy quy mơ xuất nhập khẩu khơng có ảnh hưởng rõ ràng tới nguồn thu ngân sách nhà nước tại địa phương.

- Biến tỷ lệ thất nghiệp khơng có ý nghĩa thống kê. Điều này là do tỷ lệ thất nghiệp trong nhóm ngành nơng lâm thủy sản chiếm tỷ trọng rất lớn trong khi đóng góp của nhóm ngành này vào thu ngân sách là không đáng kể.

3.5. Đánh giá chung về kết quả nghiên cứu

Nhân tố tăng trưởng kinh tế địa phương:

Phân tích định lượng cho thấy GDP bình quân đầu người tại địa phương tăng sẽ dẫn tới tăng quy mô thu ngân sách địa phương. Do vậy, để tăng thu ngân sách địa phương, khuyến nghị quan trọng đầu tiên là cần có các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế địa phương.

Phân tích thực trạng chương 2 (bảng 2.8) cho thấy sự chênh lệch lớn về tổng GDP theo giá so sánh giữa các vùng kinh tế trong cả nước trong giai đoạn 2010-2019. Trong đó, Đơng Nam Bộ là khu vực dẫn đầu cả nước về tăng trưởng kinh tế, tiếp đến là Đồng bằng sơng Hồng. Miền núi phía Bắc và Tây Ngun là hai khu vực có mức GDP theo giá so sánh thấp nhất cả nước trong cả giai đoạn. Đối với các khu vực có tăng trưởng kinh tế ở mức độ cao trong cả nước, tương lai cần hướng tới tăng trưởng bền vững dựa trên cơ sở phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo. Đối với các khu vực có mức độ tăng trưởng kinh tế thấp, cần

đẩy mạnh xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển vùng, địa phương, phát huy thế mạnh, tiềm năng hiện có để mang lại giá trị gia tăng cho kinh tế địa phương.

Nhân tố quy mô dân số:

Phân tích định lượng cho thấy quy mơ dân số địa phương có tác động cùng chiều tới thu ngân sách nhà nước tại địa phương. Điều này có nghĩa là khi quy mô dân số địa phương tăng sẽ dẫn tới tăng thu ngân sách.

Phân tích thực trạng chương 2 (biểu đồ 2.5) cũng cho thấy các khu vực có dân số cao (Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung) cũng có mức thu ngân sách cao hơn so với các khu vực còn lại. Nguyên nhân là do các khu vực này có lợi thế hơn về điều kiện kinh tế, văn hóa xã hội, tiếp cận việc làm, giáo dục và dịch vụ y tế. Do vậy, một trong những giải pháp để thúc đẩy tăng thu ngân sách ở các địa phương có nguồn thu thấp là phải cải thiện các vấn đề về điều kiện kinh tế, văn hóa xã hội, tiếp cận việc làm, giáo dục, y tế để giữ chân người lao động ở lại địa phương đồng thời thu hút người di cư từ các địa phương khác đến. Điều này sẽ làm giảm áp lực tăng dân số ở các thành phố lớn đồng thời góp phần thu ngân sách ở địa phương sở tại.

Nhân tố cơ cấu kinh tế:

Phân tích định lượng cho thấy mức độ đơ thị hóa có tác động cùng chiều tới thu ngân sách địa phương. Điều này cho thấy, ở những địa phương có mức độ đơ thị hóa cao thì sẽ có mức thu ngân sách nhà nước trên địa bàn là cao. Do vậy, muốn tăng cường thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, các địa phương cần phải tăng mức độ đơ thị hóa.

Phân tích thực trạng chương 2 (biểu đồ 2.8 và 2.9) cho thấy cơ cấu kinh tế ở Việt Nam trong thời gian qua đã có sự chuyển dịch theo hướng tăng mức độ đơ thị hóa, cùng với đó là giảm tỷ trọng ngành nơng nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế này phù hợp với đòi hỏi của nền kinh tế trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nhằm góp phần nâng cao chất lượng tăng trưởng và phát triển kinh tế vĩ mô của cả nước. Tuy nhiên, một số vùng/lãnh thổ trong cả nước vẫn có mức độ đơ thị hóa thấp, tỷ trọng sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản trong GDP ở mức rất cao. Điển hình, khu vực Tây Nguyên đang đứng đầu cả nước về tỷ trọng sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản trong GDP, trung bình 42,14% trong cả giai đoạn 2010-2019. Tiếp đến là Đồng bằng sông Cửu Long với tỷ trọng trung bình trong cả giai đoạn là 37,32%, Trung

du và miền núi phía Bắc (26,13%), Bắc Trung Bộ (22,23%). Đây là những vùng, lãnh thổ có lợi thế về sản xuất nông nghiệp, do vậy, các giải pháp cần tập trung vào phát triển công nghiệp chế biến để tận dụng lợi thế trong sản xuất nông nghiệp, tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp đồng thời mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ.

Về mức độ đơ thị hóa, tỷ lệ dân cư thành thị trên tổng dân số ở khu vực Trung du và miền núi phía Bắc là thấp nhất, tỷ lệ này các khu vực Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ và duyên hải miền trung khơng có sự chênh lệch đáng kể. Tuy nhiên, sự chênh lệch là rất lớn giữa các địa phương trong cùng một khu vực. Thái Bình, Bắc Giang và Bến Tre hiện là ba địa phương có mức độ đơ thị hóa thấp nhất cả nước (dao động từ 10,2%-10,8% trung bình trong giai đoạn 2011-2019), tiếp đến là Quảng Ngãi và Đắc Nơng (trên 15%). Ngồi ra, cịn khá nhiều địa phương trải dài cả 6 vùng lãnh thổ trong cả nước chỉ có tỷ lệ dân cư thành thị ở mức dưới 20%. Với mối quan hệ thuận chiều giữa mức độ đơ thị hóa và quy mơ thu ngân sách tại các địa phương, cần thiết đẩy mạnh tốc độ đơ thị hóa ở khu vực Trung du, miền núi phía Bắc và các địa phương khác để tạo điều kiện thúc đẩy nguồn thu cho ngân sách nhà nước.

Mức độ đơ thị hóa chịu tác động bởi ba yếu tố: (1) Tốc độ tăng dân số tự nhiên ở khu vực thành thị; (2) Sự di chuyển của dân cư từ nông thôn ra thành thị; (3) Tác động của yếu tố hành chính (mở rộng, thay đổi địa giới hành chính). So sánh ba yếu tố này ở các vùng kinh tế-xã hội dựa vào Kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở qua các năm, có thể rút ra một số nhận xét như sau:

- Tỷ suất sinh giữa các vùng khơng có sự chênh lệch đáng kể, cao nhất là khu vực Trung du và miền núi phía Bắc (2,43 con/phụ nữ năm 2019); thấp nhất là Đông Nam Bộ (1,56 con/phụ nữ).

- Yếu tố di cư là yếu tố quan trọng tác động đến mức độ đơ thị hóa trong đó số lượng người di cư từ nông thôn ra thành thị ở Đông Nam Bộ là cao nhất cả nước, tiếp theo đó là Đồng bằng sơng Hồng, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, Đồng bằng sông Cửu Long, Trung du và miền núi phía Bắc. Thấp nhất là khu vực Tây Nguyên. Tuy nhiên, chỉ trừ Đông Nam Bộ và Đồng bằng sơng Hồng, thứ tự này có sự thay đổi khi so sánh tỷ lệ người di cư thuần trong tổng dân số thành thị: tỷ lệ này thấp nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long, tiếp đến là Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung và Trung du, miền núi phía Bắc.

- Tác động của yếu tố hành chính tới đơ thị hóa chủ yếu diễn ra ở Đơng Nam Bộ, Đồng bằng sông Hồng (lần lượt ở mức 37,8% và 28,75 năm 2019), tiếp đến là Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung (17,8%), Đồng bằng sông Cửu Long (9,1%), Trung du và miền núi phía Bắc (6,25). Yếu tố hành chính gần như khơng có tác động ở Tây Ngun.

Như vậy, để đẩy mạnh tốc độ đơ thị hóa, giải pháp đặt ra cần tập trung vào hai yếu tố: yếu tố di cư và yếu tố hành chính. Ngồi ra, mức độ đơ thị hóa cịn chịu ảnh hưởng của q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Các khu cơng nghiệp mới, khu đô thị mới thu hút lực lượng lao động từ nông thôn lên thành thị. Do vậy, cần thiết phải tăng cường xây dựng các khu công nghiệp mới, các khu đô thị mới để đẩy nhanh tốc độ đơ thị hóa. Tuy nhiên, bên cạnh việc đẩy mạnh tốc độ đơ thị hóa, các giải pháp cũng cần hướng tới việc khắc phục những hạn chế trong q trình đơ thị hóa hiện tại nhằm hướng tới phát triển đô thị bền vững.

Nhân tố tỷ lệ thất nghiệp:

Kết quả phân tích định lượng cho thấy, biến tỷ lệ thất nghiệp khơng có ý nghĩa thống kê. Điều này là do tỷ lệ thất nghiệp trong nhóm ngành nơng lâm thủy sản chiếm tỷ trọng rất lớn trong khi đóng góp của nhóm ngành này vào thu ngân sách là không đáng kể. Theo số liệu của Tổng cục thống kê về điều tra lao động việc làm năm 20189, số người thất nghiệp trong nhóm ngành nơng lâm thủy sản là 519,1 nghìn người, chiếm 71,2% tổng số người thất nghiệp trong cả nước.

Nhân tố đầu tư trực tiếp nước ngoài:

Nghiên cứu định lượng cho thấy, biến FDI có ý nghĩa thống kê và có tác động cùng chiều tới thu ngân sách nhà nước tại địa phương. Do vậy, để tăng thu ngân sách nhà nước tại các địa phương, cần tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào địa phương.

Nghiên cứu thực trạng chương 2 (biểu đồ 2.10) cho thấy, có sự khác biệt lớn trong số liệu về vốn FDI đăng ký tại các vùng, lãnh thổ trong cả nước. Tây Nguyên và Trung du, miền núi phía Bắc là hai khu vực có vốn FDI đăng ký thấp nhất, trong khi Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Hồng vẫn giữ được sự tăng trưởng ổn định trong thu hút vốn FDI hàng năm.

Khu vực Tây Nguyên: Tốc độ thu hút FDI ở khu vực Tây Nguyên còn khiêm tốn so với nhu cầu phát triển và tiềm năng của tỉnh, lĩnh vực đầu tư chưa đa dạng.

Bên cạnh yếu tố đặc thù về vị trí địa lý, thì hai ngun nhân quan trọng làm ảnh hưởng đến kết quả thu hút FDI trong thời gian qua của khu vực bao gồm:

(1) Hạn chế về kết cấu hạ tầng: vận tải chủ yếu bằng đường bộ và đường hàng không, trong khi hạ tầng giao thông đường bộ kết nối liên tỉnh, liên vùng chưa đồng bộ. Cảng Hàng khơng Bn Ma Thuột có quy mơ nhỏ, chưa đáp ứng nhu cầu phát triển... đã làm gia tăng chi phí, tác động khơng nhỏ đến quyết định đầu tư của doanh nghiệp, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả thu hút đầu tư của khu vực trong thời gian qua.

(2) Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng tích cực song cịn chậm: Sản xuất nơng nghiệp cịn chứa đựng những yếu tố thiếu bền vững. Nông nghiệp vẫn chủ yếu phát triển theo chiều rộng bằng cách mở rộng diện tích, khai thác tài nguyên rừng, đất, nước thiếu kiểm sốt. Chưa có sự đầu tư thâm canh, nâng cao chất lượng và giá trị gia tăng của sản phẩm. Một số cây trồng vốn là thế mạnh của Tây Nguyên như cà phê, cao su, hồ tiêu... tiếp tục bộc lộ khó khăn, hạn chế, nhất là phát triển tự phát khơng kiểm sốt được (diện tích tiêu tăng 16.207 ha). Chưa tạo được sự gắn kết giữa doanh nghiệp với người sản xuất, giữa sản xuất với chế biến, tiêu thụ, từ cung ứng các yếu tố đầu vào, hướng dẫn khoa học kỹ thuật, áp dụng khoa học công nghệ, đến tiêu thụ sản phẩm cuối cùng để tạo nên chuỗi giá trị sản phẩm. Tái canh cà phê triển khai chậm do gặp khó khăn về tín dụng, kỹ thuật và việc hỗ trợ tín dụng chưa thực sự hấp dẫn người dân.

Sản xuất cơng nghiệp vẫn gặp nhiều khó khăn, sản xuất cầm chừng và chưa thực sự bền vững. Một số sản phẩm chế biến giảm do gặp khó khăn về thời

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới thu ngân sách ở địa phương Việt Nam (Trang 101 - 151)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(151 trang)
w