Tổng GDP theo giá so sánh củ a6 vùng kinh tế giai đoạn 2010-2019

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới thu ngân sách ở địa phương Việt Nam (Trang 75 - 80)

2010-2019 Đơn vị: Nghìn Tỷ VNĐ Vùng kinh tế 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 Miền núi phía Bắc 12,51 13,30 14,34 15,66 17,46 20,30 22,35 24,69 27,02 29,13 Đồng bằng sông Hồng 60,66 66,88 71,42 80,89 84,80 93,17 101,65 129,86 141,66 152,75 Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung 24,74 26,39 28,42 30,97 34,10 37,54 41,14 44,04 48,32 52,18 Tây Nguyên 19,86 21,39 22,67 24,25 25,76 27,41 29,57 31,82 34,23 37,21 Đông Nam 176,65 174,56 189,52 205,33 219,21 241,64 257,20 271,85 289,82 311,55

Bộ Đồng bằng sông Cửu Long 26,94 29,53 32,34 34,73 37,41 37,01 39,05 41,54 44,61 47,86 Nguồn: Tổng cục thống kê

Bảng 2.8 cho thấy tăng trưởng kinh tế ở các địa phương đo lường thông qua tổng GDP theo giá so sánh liên tục tăng qua các năm trong giai đoạn 2010- 2019. Tuy nhiên, số liệu cũng cho thấy sự chênh lệch lớn về tổng GDP theo giá so sánh giữa các vùng kinh tế trong cả nước trong giai đoạn 2010-2019. Trong đó, Đơng Nam Bộ là khu vực dẫn đầu cả nước về tăng trưởng kinh tế, tiếp đến là Đồng bằng sơng Hồng. Miền núi phía Bắc và Tây Nguyên là hai khu vực có mức GDP theo giá so sánh thấp nhất cả nước trong cả giai đoạn.

Khu vực đồng bằng sông Hồng với 7 tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ bao gồm: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh có một số yếu tố nguồn lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế như: (1) Có một số loại kháng sản quan trọng như than đá với trữ lượng chiếm 98% trữ lượng than đá của cả nước, than nâu, đá vôi làm xi măng với trữ lượng hơn 20%, cao lanh với trữ lượng khoảng 40%; (2) Có lợi thế về các địa điểm du lịch nổi tiếng trong nước và quốc tế như Vịnh Hạ Long đã được Unesco công nhận là di sản thiên nhiên của thế giới, các bãi biển, danh thắng là những tài nguyên quan trọng. Tại khu vực Đồng bằng sông Hồng, Hà Nội là địa phương có đóng góp vai trị quan trọng đối với tồn khu vực cũng như đối với kinh tế cả nước. Theo số liệu của Tổng cục thống kê, trung bình mỗi năm giai đoạn 2010- 2019, tốc độ tăng GDP của Hà Nội đạt 7,28%. Đây là địa phương tập trung nhiều ngành công nghiệp mũi nhọn; các hoạt động dịch vụ, công nghiệp chế biến, chế tạo, hoạt động thương mại bán buôn, bán lẻ, hoạt động kinh doanh bất động sản.

Khu vực Đông Nam Bộ với 8 tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam bao gồm thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Tây Ninh, Long An, Tiền Giang có nguồn tài nguyên dầu khí chiếm tỷ trọng lớn của cả nước. Đây là những cơ sở nguyên liệu năng lượng quan trọng cho phép phát triển mạnh mẽ cơng nghiệp điện và khai khống, nhất là khai thác và chế biến dầu khí. Đăc biệt trong vùng có nhiều khu cơng nghiệp có thế mạnh để phát triển sản phẩm cơng nghệ cao có giá trị lớn, có thể tham gia vào chuỗi giá trị tồn cầu. Trong khu vực Đơng Nam Bộ, thành phố Hồ Chí Minh đóng vai trị đầu tàu với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và nỗ lực liên kết, hợp tác với các địa phương khác trong tồn khu vực. Bình qn trong giai đoạn

2010-2019, tốc độ tăng trưởng GDP ở Thành phố Hồ Chí Minh ở mức 7,26%.

2.3.2. Quy mơ dân số

Khái quát quy mô dân số Việt Nam

Theo kết quả Tổng điều tra dân số và Nhà ở năm 2019 do Tổng cục Thống kê thực hiện cho thấy, dân số Việt Nam đã đạt mốc trên 96 triệu người. Việt Nam hiện đang là quốc gia đông dân thứ ba trong khu vực Đông Nam Á (sau Indonesia và Phillipin) và đứng thứ 15 trên thế giới. Tốc độ tăng dân số giai đoạn 2009-2019 thấp hơn so với giai đoạn 1999-2009 giúp Việt Nam giảm thứ bậc về quy mô dân số trên bản đồ dân số thế giới.

Kết quả tổng điều tra cũng cho thấy, tỷ trọng dân số từ 15-64 tuổi chiếm 68,0% (giảm 1,1 điểm phần trăm so với năm 2009), tỷ trọng dân số dưới 15 tuổi và từ 65 tuổi trở lên chiếm lần lượt là 24,3% và 7,7%. Như vậy, Việt Nam đang trong thời kỳ “cơ cấu dân số vàng” khi mà cứ một người phụ thuộc thì có hai người trong độ tuổi lao động. Dự báo đến khoảng năm 2040, Việt Nam sẽ kết thúc thời kỳ “cơ cấu dân số vàng”. Mặc dù thời kỳ cơ cấu dân số vàng tạo ra nhiều thuận lợi, thế mạnh song cũng đặt ra khơng ít những khó khăn, thách thức cần phải giải quyết. Ngồi các vấn đề về nâng cao trình độ kỹ năng của người lao động để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động nhất là trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghệ 4.0, kết nối cung cầu thị trường lao động thì việc giảm bớt áp lực về thiếu việc làm, trật tự, an ninh xã hội cần tiếp tục được quan tâm.

Quy mô dân số theo các vùng, lãnh thổ:

Dân số Việt Nam phân bố không đồng đều giữa các vùng kinh tế - xã hội, trong đó, Đồng bằng sơng Hồng là nơi tập trung dân cư lớn nhất của cả nước với 22,5 triệu người, chiếm 23,4% tổng dân số cả nước; tiếp đến là vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung với 20,2 triệu người đang sinh sống, chiếm 21,0%. Tây Ngun là nơi có ít dân cư sinh sống nhất với 5,8 triệu người, chiếm 6,1% dân số cả nước.

Giai đoạn 2011-2018, Đơng Nam Bộ có tỷ lệ tăng dân số bình quân cao nhất cả nước (2,37%/năm), đây là trung tâm kinh tế năng động, thu hút rất nhiều người di cư đến làm ăn, sinh sống và học tập; Đồng bằng sơng Cửu Long có tỷ lệ tăng dân số bình quân thấp nhất (0,05%/năm).

phương theo 6 vùng, lãnh thổ trong cả nước trong giai đoạn 2010-2019.

Biểu đồ 2.5: Quy mô dân số trung bình theo vùng, lãnh thổ giai đoạn 2010-2019

Nguồn: Tổng cục thống kê

Biểu đồ 2.5 cho thấy trong suốt cả giai đoạn, các địa phương ở khu vực Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Hồng quy mô dân số cao nhất trong cả nước với con số trung bình (trung bình theo địa phương và trung bình trong cả giai đoạn) lần lượt là: 16,4 triệu người và 19,5 triệu người. Đây cũng là hai vùng có mật độ dân số cao nhất toàn quốc, tương ứng là 757 người/km2 và 1.060 người/km2. Trong khi đó, các địa phương ở Tây Nguyên và Trung du, miền núi phía Bắc có quy mơ dân số thấp nhất trong cả nước, với con số trung bình (trung bình theo địa phương và trung bình trong cả giai đoạn) lần lượt là: 1.067,76 nghìn người và 981,03 nghìn người. Đây cũng là hai khu vực có mật độ dân số thấp nhất, tương ứng là 107 người/km2 và 132 người/km2.

Kết quả tổng điều tra năm 2019 của Tổng cục thống kê cho thấy, quy mô dân số chủ yếu của các tỉnh trên cả nước là từ 1 đến 2 triệu người (35 tỉnh), tiếp đến là nhóm các tỉnh có quy mơ dân số nhỏ, dưới 1 triệu người (21 tỉnh), 7 tỉnh có quy mô dân số trên 2 triệu người. Hai thành phố là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh có quy mơ dân số lớn nhất cả nước (tương ứng là 8.053.663 người và 8.993.082 người), trong đó chênh lệch về dân số giữa địa phương đông dân nhất cả nước (thành phố Hồ Chí Minh) và địa phương ít dân số nhất cả nước (tỉnh Bắc Kạn) là trên 28 lần.

Việc phân bố dân cư không đồng đều giữa các địa phương chủ yếu là do điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội, tiếp cận việc làm, giáo dục và dịch vụ y tế của một số địa phương có lợi thế hơn hẳn các địa phương khác nên di cư để lựa chọn nơi sinh sống phù hợp hơn là một trong những lý do làm gia tăng chênh lệch về tăng dân số ở một số địa phương. Tình hình này xảy ra ngay cả trong điều kiện những tỉnh có đơng dân nhưng tỷ lệ sinh luôn thấp hơn mức sinh thay thế trong nhiều thập kỷ qua.

Quy mô dân số cao là một yếu tố quan trọng để tăng thu ngân sách tại các địa phương. Sự khác biệt về quy mô dân số giữa các địa phương sẽ dẫn tới sự khác biệt trong thu ngân sách.

2.3.3. Tỷ lệ thất nghiệp

Tỷ lệ thất nghiệp của Việt Nam không ổn định trong giai đoạn 2011-2015, song đến giai đoạn 2015-2019, tỷ lệ thất nghiệp có xu hướng giảm dần từ 3,53% năm 2015 xuống 3,1% năm 2019.

Biểu đồ 2.6: Tỷ lệ thất nghiệp của Việt Nam giai đoạn 2011-2019

Nguồn: Tổng cục thống kê

Kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở 2019 của Tổng cục Thống kê đã cho thấy, tỷ lệ thất nghiệp của người dân ở khu vực thành thị và nông thôn cũng có sự khác biệt khá lớn. Việt Nam có tới 65,57% dân số cư trú ở khu vực nông thôn nhưng tỷ lệ thất nghiệp của khu vực nông thôn lại thấp hơn gần hai lần so với khu vực thành thị. Tỷ lệ thất nghiệp chung của người dân từ 15 tuổi trở lên ở nơng thơn chỉ có 1,64% (trong đó ở nam giới là 1,59%, ở nữ giới là 1,69%); trong khi đó ở thành thị, tỷ lệ này lên tới 2,93% (trong đó ở nam giới là 2,86%, cịn ở nữ giới là 3,01%). Sự khác biệt về cơ hội tiếp cận thơng tin về việc làm, trình độ chun mơn kỹ thuật và khả năng lựa chọn công việc linh hoạt của người lao động có thể là nguyên nhân dẫn đến sự chênh lệch này.

Xem xét theo các vùng, lãnh thổ, tỷ lệ thất nghiệp ở Đông Nam Bộ cao nhất cả nước, trung bình 2,84% trong cả giai đoạn 2010-2019, tiếp đến là Đồng bằng sông Cửu Long (2,80%), Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung (2.61%), đồng bằng sông Hồng (2.55%), Tây Ngun (1,23%), Trung du và miền núi phía Bắc có tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất là 1,18%. Riêng năm 2019, Đơng Nam Bộ là vùng có tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên thất nghiệp cao nhất cả nước với 2,65% dân số; tại đây tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị là 2,96%, ở nông thôn là 2,14%; cịn

theo giới tính thì nữ giới lại có tỷ lệ thất nghiệp cao hơn nam giới trong Vùng với mức tương ứng là 2,71% và 2,60%. Đứng thứ 2 là Đồng bằng sông Cửu Long với tỷ lệ thất nghiệp chiếm 2,42% số dân trong vùng, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung với tỷ lệ 2,14%. 2 Vùng kinh tế có tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất cả nước lần lượt là Trung du và miền núi phía Bắc 1,20% và Tây Nguyên 1,50%.

Biểu đồ 2.7: Tỷ lệ thất nghiệp theo vùng, lãnh thổ giai đoạn 2010-2019

Nguồn: Tổng cục thống kê

2.3.4. Cơ cấu kinh tế

Để đánh giá cơ cấu kinh tế tại địa phương, luận án sử dụng hai chỉ tiêu: tỷ trọng nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản/GDP và tỷ lệ đơ thị hóa.

Tỷ trọng nơng nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản/GDP:

Cùng với tốc độ tăng ổn định của GDP trong những năm gần đây, cơ cấu ngành kinh tế đã có sự thay đổi theo hướng tích cực. Tỷ trọng ngành nông nghiệp đã giảm nhanh, tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ tăng trong GDP. Theo số liệu của Tổng cục thống kê, đóng góp vào tăng trưởng của 2 ngành cơng nghiệp và dịch vụ chiếm khoảng 90% tăng trưởng tồn ngành kinh tế.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới thu ngân sách ở địa phương Việt Nam (Trang 75 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(151 trang)
w