Tỷ trọng cơ cấu GDP trong các ngành kinh tế

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới thu ngân sách ở địa phương Việt Nam (Trang 80 - 98)

Năm

Cơ cấu GDP (%) Nông nghiệp, lâm

nghiệp và thủy sản Công nghiệp và xây dựng Dịch vụ 2010 20,30 41,10 38,60 2011 19,57 32,24 36,74 2012 19,22 33,55 37,27 2013 17,96 33,20 38,74 2014 17,70 33,22 39,40 2015 17,00 33,25 39,73 2016 16,32 32,72 40,92 2017 15,34 33,34 41,32 2018 14,57 34,28 41,17 2019 13,96 34,49 41,64 Nguồn: Tổng cục thống kê

Theo Nguyễn Thị Mai Hương (2017), trong nội bộ cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nơng thơn cũng có sự chuyển dịch ngày càng tích cực và tác động tích

cực đến chuyển dịch cơ cấu lao động xã hội nông thôn, biểu hiện rõ nhất là thúc đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu hội nông thôn theo hướng ngày càng tăng thêm các hộ làm công nghiệp, thương mại và dịch vụ, trong khi số hộ làm nông nghiệp thuần túy giảm dần. Đối với công nghiệp, cơ cấu ngành và cơ cấu sản phẩm đang có sự thay đổi để phù hợp hơn với nhu cầu của thị trường. Ngành công nghiệp chế biến tăng tỷ trọng, trong khi ngành cơng nghiệp khai thác có chiều hướng giảm.

Bên cạnh tăng trưởng kinh tế, cơ cấu kinh tế ở các địa phương cũng là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới thu ngân sách địa phương. Những địa phương phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp sẽ đối mặt với nhiều rủi ro khi thời tiết diễn biến bất lợi. Khi đó, người nơng dân có nguy cơ mất trắng tài sản, nguồn thu vào ngân sách sẽ bị ảnh hưởng. Do vậy, cơ cấu kinh tế ở các địa phương giảm sự phụ thuộc vào nông nghiệp sẽ làm giảm mức độ rủi ro trong các hoạt động kinh tế ở địa phương, từ đó giúp tăng nguồn thu cho ngân sách địa phương.

Cơ cấu kinh tế có thể được đo lường bằng tỷ trọng ngành sản xuất nông nghiệp trong GDP. Tỷ trọng này càng cao càng làm giảm khả năng thu ngân sách. Điều này xuất phát từ một số nguyên nhân như: thu nhập hạn chế của khu vực này, đặc điểm sản xuất phân tán khiến cho việc thu thuế ít hiệu quả và rủi ro thiên tai.

Biểu đồ 2.8 sau đây so sánh tỷ trọng sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản trong GDP giữa các vùng, lãnh thổ trong cả nước:

Đơn vị: %

Biểu đồ 2.8: Tỷ trọng sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản trong GDP

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Biểu đồ 2.8 cho thấy tỷ trọng sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản trong GDP của cả 6 vùng, lãnh thổ trong cả nước đều có xu hướng giảm dần qua các năm. Điều này phản ánh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngày càng hợp lý tại các địa phương ở Việt Nam. Tuy nhiên khi so sánh giữa các vùng, lãnh thổ trong cả nước có thể thấy rõ sự chênh lệch. Tỷ trọng sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản trong GDP của Tây Nguyên dẫn đầu cả nước, trung bình trong cả giai đoạn là 41,12%. Điều này cho thấy nền kinh tế Tây Nguyên đang phụ thuộc rất lớn vào sản xuất nông nghiệp.

Đứng thứ hai là Đồng bằng sông Cửu Long với tỷ trọng trung bình trong cả giai đoạn là 35,88%. Tiếp theo là Trung du và miền núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ, Duyên hải miền Trung với tỷ trọng trung bình là 25,05% và 21,44%. Đơng Nam Bộ và Đồng bằng sơng Hồng là hai lãnh thổ có tỷ trọng sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản trong GDP thấp nhất cả nước, tỷ trọng trung bình trong cả giai đoạn lần lượt là 14,33% và 13,31%. Từ số liệu ở bảng 2.8 và biểu đồ 2.8 có thể thấy mối quan hệ ngược chiều giữa tỷ trọng sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản trong GDP và tăng trưởng kinh tế ở các địa phương.

Mức độ đơ thị hóa:

Q trình đơ thị hóa tại Việt Nam trong thời gian qua đã diễn ra mạnh mẽ tại các đô thị lớn, tạo hiệu ứng thúc đẩy đơ thị hóa nhanh lan tỏa diện rộng trên phạm vi các tỉnh, các vùng và cả nước. Nhiều đơ thị mới, khu đơ thị mới được hình thành và phát triển. Theo Báo cáo tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019, tỷ lệ đô thị hóa ở Việt Nam tăng nhanh từ 19,6% với 629 đô thị năm 2009 lên 34,4% với 830 đô thị vào năm 2019 bao gồm 2 đô thị đặc biệt là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, 19 đơ thị loại I, 29 đô thị loại II, 45 đô thị loại III, 80 đô thị loại IV và 655 đô thị loại V. Tăng trưởng đô thị nhanh nhất ở hai thành phố lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, tiếp đó là Hải Phịng, Đà Nẵng và Cần Thơ3. Khu vực đô thị đã chiếm tỷ lệ 70% chi phối trong tổng GDP, mang lại nhiều giá trị sản xuất công nghiệp, giá trị xuất nhập khẩu, tiến bộ khoa học cơng nghệ và có tác dụng lan tỏa thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội ở các vùng và trong cả nước.

Tuy nhiên, tốc độ tăng dân số thành thị bình quân giai đoạn 2009-2019 chỉ đạt 2,64%/năm, thấp hơn tốc độ tăng dân số thành thị của giai đoạn 1999- 2009 (3,4%/năm). Kết quả Tổng điều tra năm 2019 cho thấy, Việt Nam đã không đạt được cả hai mục tiêu về đơ thị hóa đến năm 2015 và 2020 theo Chương trình phát triển quốc gia được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trên khía cạnh về tăng tỷ lệ dân số khu vực thành thị4. Tuy có sự gia tăng về quy mơ và tốc độ tăng dân số đô thị nhưng tỷ trọng dân số đô thị của nước ta hiện vẫn ở mức rất thấp so với

3 http://ncif.gov.vn/Pages/NewsDetail.aspx?newid=21873

4 Mục tiêu về đơ thị hóa của Việt Nam giai đoạn 2012-2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại

Quyết định số 1659/QĐ-TTg ngày 07 tháng 11 năm 2012: đến năm 2015 tỷ lệ đơ thị hóa của Việt Nam đạt 38%, đến năm 2020 đạt 45%.

các nước phát triển trên thế giới cũng như so với các nước trong khu vực. Tại các nước phát triển như Mỹ, Úc, châu Âu, tỷ lệ dân số thành thị chiếm khoảng 80% tổng dân số; so với các nước trong khu vực, tỷ lệ dân số đô thị của nước ta chỉ đứng trên Ti-mo Lét-Xte (31%); Myanmar (29%) và Campuchia (23%).

Ngồi ra, q trình đơ thị hóa ở Việt Nam hiện xuất hiện nhiều hạn chế: Hệ thống cơ sở pháp lý chồng chéo, nhiều văn bản quy phạm pháp luật không thống nhất. Việc phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương trong quản lý xây dựng thiếu kịp thời; Sử dụng đất đai chưa hiệu quả. Dân số, dịng dịch cư từ nơng thôn vào đô thị ngày càng tăng, khó kiểm sốt, trong khi kết cấu hạ tầng không theo kịp gây nên sức ép quá tải5. Ngoài ra một trong những hạn chế quan trọng là hệ thống kết cấu hạ tầng chưa hồn chỉnh, khơng đồng bộ, thích ứng với tác động của biến đổi khí hậu. Khu vực đơ thị đang phải đối mặt với vấn đề ô nhiễm môi trường, suy thối mơi trường xảy ra nghiêm trọng. Do vậy, để có thể phát huy được những tác động tích cực của q trình đơ thị hóa, những vấn đề trên cần được giải quyết.

Mức độ đơ thị hóa theo vùng, lãnh thổ ở Việt Nam giai đoạn 2010-2019 được biểu diễn qua biểu đồ 2.9.

Biều đồ 2.9: Mức độ đơ thị hóa theo vùng, lãnh thổ

Nguồn: Tổng cục thống kê

Biểu đồ 2.9 cho thấy mức độ đơ thị hóa ở khu vực Đơng Nam Bộ ln ở mức cao nhất cả nước, trung bình ở mức 44,84% trong cả giai đoạn. Tỷ lệ dân thành thị trên quy mô dân số ở bốn khu vực Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, Tây Nguyên, Đồng bằng sơng Cửu Long trung bình dao động từ 25,08%-27,38%. Con số này ở khu vực Trung du và miền núi phía Bắc là thấp nhất, trung bình ở mức 18,31%.

Mặc dù khu vực Trung du và miền núi phía Bắc đã hình thành một số đơ thị trung tâm kinh tế vùng như Thái Nguyên, Việt Trì, Lào Cai nhưng chưa tạo được động lực phát triển cho các đô thị từ khai thác thế mạnh tài nguyên tự nhiên và văn hóa truyền thống của vùng. Sự liên kết hợp tác giữa các đơ thị hầu như chưa có nên các hoạt động phi nơng nghiệp vẫn chiếm đa số và thu nhập bình quân của vùng thấp dưới mức trung bình cả nước. Trong số 182 đô thị của vùng hiện

nay, hầu hết là đơ thị tổng hợp chức năng hành chính, đóng vai trị chủ đạo (tỉnh lỵ, huyện lỵ), chỉ có một số ít đơ thị chun ngành cơng nghiệp, du lịch, thị trấn nơng lâm trường như TP Việt Trì, Lao Cai, Thái Nguyên, Sa Pa, Bắc Hà, Than Uyên. Bên cạnh đó, số lượng các khu cơng nghiệp mặc dù đã tăng song vẫn cịn hạn chế so với quy mơ diện tích và tiềm năng phát triển công nghiệp của vùng. Tỷ lệ lấp đầy của đa số các khu cơng nghiệp cịn thấp6. Số cụm công nghiệp được đưa vào quy hoạch và thành lập cũng hạn chế do những khó khăn về cơ sở hạ tầng cũng như vốn đầu tư. Quy hoạch khu, cụm công nghiệp cũng thiếu liên kết với quy hoạch và xây dựng các khu đô thị, khu dân cư mới cho người dân.

Mức độ đơ thị hóa giữa các địa phương trong cùng một vùng, lãnh thổ cũng có sự chênh lệch lớn. Ở Đồng bằng sông Hồng, Hà Nội và Hải Phịng có mức đơ thị hóa cao nhất, trung bình 45% trong khi ở Thái Bình, tỷ lệ này chỉ ở mức 10,6%. Khu vực Trung du và miền núi phía Bắc, Thái Ngun có tỷ lệ dân cư thành thị cao nhất, trung bình 31,7% trong khi ở Bắc Giang, tỷ lệ này là 11,4%. Khu vực Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, Đà Nẵng và Thừa Thiên Huế là hai địa phương có mức độ đơ thị hóa cao nhất (48,3%) trong khi ở Quảng Ngãi, tỷ lệ này là 15,2%. Khu vực Tây Nguyên, dân cư thành thị ở Lâm Đồng chiếm 39% dân số trong khi ở Đắc Nông, tỷ lệ này là 15,09%. Mức độ đơ thị hóa ở TP Hồ Chí Minh cao nhất cả nước ở mức 82,3% trong khi ở Tây Ninh tỷ lệ này là 17,9%. Khu vực Đồng bằng sơng Cửu Long, Cần Thơ có mức độ đơ thị hóa là 68,1% trong khi ở Bến Tre, tỷ lệ này chỉ ở mức 9,8%. Ba tỉnh Bến Tre, Thái Bình và Bắc Giang có tỷ lệ dân số thành thị thấp nhất cả nước năm 2019.

2.3.5. Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI vào địa phương:

Đầu tư trực tiếp nước ngồi có thể tác động đến thu ngân sách địa phương theo hai kênh trực tiếp và gián tiếp. Thứ nhất, các doanh nghiệp nước ngoài phải trả tiền thuê đất hàng kỳ cho chính quyền (đây là nguồn thu quan trọng của ngân sách địa phương), đồng thời nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tại địa phương. Thứ hai, các doanh nghiệp nước ngoài tác động gián tiếp đến thu ngân sách địa phương thông qua tăng thu nhập cho người lao động và tăng thu nhập cho các doanh nghiệp địa phương cung cấp sản phẩm đầu vào (doanh nghiệp phụ trợ), từ đó góp phần tăng thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp.

Đơn vị: triệu USD

6 https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/thuc-trang-phat-trien-khu-cum-cong-nghiep-tai-vung-dan-toc-

Biểu đồ 2.10: Vốn FDI đăng ký giai đoạn 2010-2019

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Số liệu về vốn FDI đăng ký tại các vùng, lãnh thổ trong cả nước giai đoạn 2010-2019 cho thấy Tây Nguyên và Trung du, miền núi phía Bắc vẫn là hai khu vực có vốn FDI đăng ký là thấp nhất. Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Hồng vẫn giữ được sự tăng trưởng ổn định trong thu hút vốn FDI hàng năm. Đông Nam Bộ là khu vực dẫn đầu cả nước về thu hút vốn FDI trong suốt giai đoạn từ 2014-2019.

Khu vực Tây Nguyên: Theo thống kê từ Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư nước ngồi, tính lũy kế đến ngày 20/6/2020, trên địa bàn các địa phương khu vực Tây Ngun hiện có 150 dự án FDI cịn hiệu lực, với tổng vốn đầu tư đăng ký 944,07 triệu USD, chiếm 0,002% tổng vốn đăng ký của cả nước. Quy mơ vốn bình qn trên 1 dự án là 6,3 triệu USD, thấp hơn quy mơ vốn bình qn của cả nước là khoảng 11,7 triệu USD7. Các nhà đầu tư nước ngoài hiện đã đầu tư vào 13 lĩnh vực kinh tế tại khu vực Tây Nguyên, trong đó dẫn đầu là ngành nơng nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản có 71 dự án, chiếm 41,6% tổng vốn đầu tư của tồn khu vực. Xếp thứ hai là ngành cơng nghiệp chế biến, chế tạo thu hút được 49 dự án, chiếm 30,6% tổng vốn đầu tư của tồn khu vực. Cịn lại lần lượt là các lĩnh vực khác như sản xuất, phân phối điện, khí nước, điều hịa; hoạt động kinh doanh bất động sản. Có thể nói, tốc độ thu hút FDI ở khu vực Tây Nguyên còn khiêm tốn so với nhu cầu phát triển và tiềm năng của tỉnh, lĩnh vực đầu tư chưa đa dạng, tập trung chủ yếu vào ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản (với 71 dự án, chiếm 41,6% tổng vốn đầu tư của toàn khu vực), các dự án sử dụng cơng nghệ cao cịn rất ít, đóng góp ngân sách và tác động lan tỏa của khu vực FDI còn rất hạn chế.

Khu vực trung du miền núi phía Bắc: theo số liệu của Cục đầu tư nước ngồi, tính đến 30/09/2020 đã có 1.110 dự án đầu tư nước ngoài vào Vùng Trung Du và miền núi phía Bắc, với tổng số vốn là 19,7 tỷ USD. Các dự án đầu tư vào 16 ngành, lĩnh vực, trong đó các nhà đầu tư nước ngồi đầu tư vào Vùng tập trung chủ yếu vào các ngành lĩnh vực sau: Đứng thứ nhất là lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo với 914 dự án, tổng vốn 17,6 tỷ USD (chiếm 89,51% tổng vốn

7 https://fia.mpi.gov.vn/Detail/CatID/3bdcb27f-403e-4f36-901e-1e9c71aa14cb/NewsID/c2c6b9ea-10ad-

đầu tư). Thứ hai là Kinh doanh bất động sản với 15 dự án, tổng vốn là 310,46 triệu USD (chiếm 1,58% tổng vốn đầu tư). Đứng thứ 3 là lĩnh vực khai khoáng, tổng vốn đầu tư là 290,8 triệu USD (chiếm 1,48% tổng vốn đầu tư), Tiếp theo là các lĩnh vực khác. Thái Nguyên là địa phương có nhiều vốn đầu tư nhất của vùng với 173 dự án đầu tư với tổng vốn đầu tư 8,39 tỷ USD (chiếm 42,58% tổng vốn đầu tư). Bắc Giang đứng thứ hai với 533 dự án, tổng số trên 7 tỷ USD (chiếm 35,8% tổng vốn đầu tư), Phú Thọ là địa phương đứng vị trí thứ 3 của vùng với 196 dự án, tổng vốn đầu tư là 1,9 tỷ USD (chiếm 9,65% tổng vốn đầu tư). Mặc dù một số tỉnh trong vùng đã đạt được bước tiến đáng kể trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài song mức chung trong toàn khu vực vẫn thấp khi so sánh với các khu vực khác trong cả nước.

2.3.6. Độ mở thương mại

“Giai đoạn 2010 đến nay chứng kiến một bước tiến dài của Việt Nam trong quá trình hội nhập thương mại. Theo thống kê của Trung tâm WTO (thuộc VCCI), tính đến nay, Việt Nam đã tham gia ký kết 13 FTA (gồm 7 FTA ký kết với tư cách là thành viên Asean và 6 FTA ký với tư cách là một bên độc lập) và hiện đang đàm phán 3 FTA (gồm Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực – RCEP, FTA với Khối thương mại tự do Châu Âu – EFTA, FTA Việt Nam – Israel). Việc Việt Nam ký kết các FTA song phương và đa phương đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp của Việt Nam mở rộng thị trường, tiếp cận được thị trường khu vực và thị trường toàn cầu. Bởi phần lớn các rào cản và điều kiện trong buôn bán đã được cam kết dỡ bỏ, chủ yếu là các hàng rào thuế quan (hầu hết về 0% hoặc dưới 5%) đã mang lại một lợi thế cạnh tranh lớn và triển vọng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới thu ngân sách ở địa phương Việt Nam (Trang 80 - 98)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(151 trang)
w