Cơ cấu nguồn vốn của Công ty TNHH MTV Thuốc lá Thăng Long

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Hiệu quả kinh doanh của Công ty TNHH MTV Thuốc lá Thăng Long (Trang 76 - 82)

Đơn vị tính: triệu đồng

CHỈ TIÊU Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 2019/2018 2020/2019

Giá trị % Giá trị % Giá trị % +/- % +/- %

NỢ PHẢI TRẢ 3,621,402 68.64 4,018,401 66.10 3,771,870 64.22 396,999 10.96 -246,531 -6.14

Nợ ngắn hạn 3,583,053 67.92 3,906,176 64.25 3,703,609 63.05 323,123 9.02 -202,567 -5.19

Phải trả người bán ngắn hạn 586,641 11.12 968,279 15.93 591,787 10.08 381,638 65.05 -376,492 -38.88

Người mua trả tiền trước ngắn

hạn 59,867 1.13 22,757 0.37 95,864 1.63 -37,110 -61.99 73,107 321.25

Thuế và các khoản phải nộp Nhà

nước 283,801 5.38 250,842 4.13 255,879 4.36 -32,959 -11.61 5,037 2.01

Phải trả người lao động 30,407 0.58 52,983 0.87 58,460 1.00 22,576 74.25 5,477 10.34

Chi phí phải trả ngắn hạn 49,939 0.95 49,296 0.81 121,496 2.07 -643 -1.29 72,200 146.46

Phải trả ngắn hạn khác 407,223 7.72 320,701 5.28 353,822 6.02 -86,522 -21.25 33,121 10.33

Vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn 2,094,122 39.69 2,169,202 35.68 2,154,270 36.68 75,080 3.59 -14,932 -0.69

Quỹ khen thưởng, phúc lợi 71,054 1.35 72,116 1.19 72,030 1.23 1,062 1.49 -86 -0.12

Nợ dài hạn 38,349 0.73 112,225 1.85 68,261 1.16 73,876 192.64 -43,964 -39.17

Vay và nợ thuê tài chính dài hạn 16,743 0.32 84,858 1.40 47,143 0.80 68,115 406.83 -37,715 -44.44

Quỹ phát triển khoa học và công

nghệ 21,606 0.41 27,367 0.45 21,118 0.36 5,761 26.66 -6,249 -22.83

VỐN CHỦ SỞ HỮU 1,654,330 31.36 2,060,981 33.90 2,101,900 35.78 406,651 24.58 40,919 1.99

Vốn chủ sở hữu 1,654,330 31.36 2,060,981 33.90 2,101,900 35.78 406,651 24.58 40,919 1.99

Vốn góp của chủ sở hữu 1,589,953 30.14 2,060,981 33.90 2,101,900 35.78 471,028 29.63 40,919 1.99

- Cổ phiếu phổ thơng có quyền

biểu quyết 1,589,953 30.14 2,060,981 33.90 2,101,900 35.78 471,028 29.63 40,919 1.99

Quỹ đầu tư phát triển 64,377 1.22 0.00

Tổng nguồn vốn cuối năm 2018 là 5,275,732 triệu đồng; đến năm 2019 tổng nguồn vốn của công ty là 6,079,382 triệu đồng, tăng 15.23% so với năm 2018; đến năm 2020 tổng vốn của cơng ty giảm xuống cịn 5,873,770 triệu đồng, giảm 3.38% so với năm 2019. Tổng nguồn vốn giảm cho thấy quy mô huy động vốn của cơng ty có xu hướng giảm. Nguyên nhân dẫn đến tổng nguồn vốn năm 2020 giảm chủ yếu là do nợ phải trả chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn nên sự giảm sút của nợ phải trả đã ảnh hưởng khơng nhỏ đến tổng nguồn vốn. Bên cạnh đó, vốn chủ sở hữu cũng giảm cũng góp vần làm sụt giảm quy mơ tổng nguồn vốn. Tuy nhiên để có những đánh giá sâu và hợp lý hơn ta sẽ lần lượt đi xem xét sự tác động của các chỉ tiêu đến tổng nguồn vốn của công ty.

 Nợ phải trả

Nợ phải trả qua các năm có sự biến đổi qua các năm và nợ phải trả chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng nguồn vốn của công ty. Năm 2018 nợ phải trả của công ty đạt 3,621,402 triệu đồng, chiếm 68.64% tổng vốn của công ty; sang năm 2019 nợ phải trả của công ty tăng lên 4,018,401 triệu đồng, tương đương 66.10 % tổng vốn của công ty, tăng 10.96% so với năm 2018; sang đến năm 2020 nợ phải trả của cơng ty giảm xuống cịn 3,771,870 triệu đồng, chiếm 64.22% tổng vốn của công ty, giảm 6.14% so với năm 2019.

Trong nợ phải trả thì nợ vay ngắn hạn của cơng ty chiếm tỷ trọng khá cao, cuối năm 2018 chiếm 67.92% tổng vốn của cơng ty và có sự biến đổi giữ các năm, cụ thể: cuối năm 2018 nợ vay ngắn hạn của công ty chiếm 67.92% tổng voond của công ty; sang đến cuối năm 2019 chiếm 64.25% tổng vốn của công ty; cuối năm 2020 chiếm 63.05% tổng nguồn vốn của công ty. Tuy tỷ trọng nợ phải ngắn hạn của cơng ty khơng có biến đổi nhiều trong giai đoạn 2018 – 2020 nhưng trên thực tế nhưng trên thực tế nợ phải trả ngắn hạn năm 2020 đã giảm 202,567 triệu đồng và ứng với tốc độ giảm là 5.19%. Điều này cho thấy tình hình tài chính có phần khả quan khi cơng ty đã trả được các

khoản nợ. Tuy nhiên nó lại làm giảm đáng kể lượng vốn trong hoạt động kinh doanh của công ty.

Các khoản phải trả người bán chiếm tỷ lệ tương đối cụ thể trong năm 2018 chiếm 11.12% tổng vốn của công ty; đến năm 2019 tăng 65.05% so với năm 2018 và chiếm 15.93% tổng vốn cơng ty, do trong năm cơng ty có nhiều dự án lớn đang thi công nên công ty đã mua chịu lượng lớn nguyên vật liệu đầu vào; sang năm 2020 giảm 38.88% so với năm 2019 và chiếm 10.08% tổng vốn của công ty, sang năm 2020 lại giảm so với năm 2019 là do cơng ty thực hiện thanh tốn các khoản phải trả cho nhà cung cấp nhằm làm tăng uy tín của mình trên thị trường.

 Vốn chủ sở hữu

Từ bảng phân tích số liệu về nguồn vốn bên trên, ta có thể thấy nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng khá thấp trong tổng nguồn vồn của công ty. Tỷ trọng dao động quanh mức 24.58% - 33.90% tổng nguồn vốn tuy nhiên đây là cơ cấu hợp lý đối với công ty trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh thuốc lá.

Nguồn vốn chủ sở hữu năm vào giai đoạn năm 2018 – 2020 gần như không biến động nhiều, đều là khoảng trên 1,654 – 2,060 tỷ.

Cơng ty đã có trích lập các quỹ đầu tư phát triển, quỹ này cũng hầu như chưa được sử dụng nên khơng có nhiều biến động trong những năm gần đây.

Bảng 2.3 Chỉ tiêu phản ánh cơ cấu nguồn vốn của công ty năm 2018-2020 Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 31/12/2018 31/12/2019 31/12/2020 Chênh lệch 2019/2018 Chếnh lệch 2020/2019 +/- (%) +/- (%) NPT (1) 3,621,402 4,018,401 3,771,870 396,999 10.96 -246,531 -6.14 VCSH (2) 1,654,330 2,060,981 2,101,900 406,651 24.58 40,919 1.99 Tổng NV (3) 5,275,732 6,079,382 5,873,770 803,650 15.23 -205,612 -3.38 Hệ số Nợ = (1)/(3) 0.686 0.661 0.642 -0.025 -3.71 -0.019 -2.85 Hệ số VCSH = (2)/(3) 0.314 0.339 0.358 0.025 8.11 0.019 5.56 Hệ số đảm bảo nợ = (2)/(1) 0.457 0.513 0.557 0.056 12.27 0.044 8.65

Có thể thấy cơ cấu hệ số nợ của công ty là khá lớn so với hệ số vốn chủ sở hữu. Cơ cấu nguồn vốn của cơng ty trong năm khơng có nhiều biến động đáng kể khi hệ số nợ giảm nhẹ đồng thời hệ số vốn chủ sở hữu tăng lên không đáng kể. Điều này cho thấy cơng ty đang có xu hướng huy động và sử dụng thiên về nguồn vốn bên trong. Cụ thể như sau:

Hệ số nợ cuối năm 2018 là 0.686 lần; đến năm 2019 hệ số nợ của cơng ty giảm xuống cịn 0.661 lần, giảm 3.71% so với năm 2018; sang năm 2020 hệ số nợ của công ty tiếp tục giảm xuống 0.642 lần, giảm 2.85% so với năm 2019. Hệ số này giảm cho thấy, việc huy động vốn vay và vốn chiếm dụng để tài trợ vốn có xu hướng giảm từ đó làm giảm mức độ sử dụng địn bẩy tài chính của cơng ty.

Hệ số vốn chủ sở hữu cuối năm 2018 là 0.314 lần; đến năm 2019 tỷ lệ này là 0.339 lần, tăng 8.11% sơ với năm 2018; sang năm 2020 tỷ lệ này là 0.358 lần, tăng 5.56% so với năm 2019. Hệ số này cuối năm so với đầu năm tăng, cho thấy cơng ty có xu hướng tăng sử dụng nguồn vốn bên trong để tài trợ vốn, điều này làm cho công ty không gặp áp lực về khả năng thanh tốn đồng thời tính tự chủ về mặt tài chính cao hơn.

Hệ số đảm bảo nợ năm 2018 là 0.457 lần; đến năm 2019 hệ số này là 0.513 lần, tăng 12.27% so với năm 2018; sáng đến năm 2020 tiếp tục tăng 8.65% so với năm 2019 và đạt 0.557 lần. Ở cả 3 năm hệ số đảm bảo nợ cả công ty đều nhỏ hơn 1 dẫn đến niềm tin của các nhà đầu tư hay người cho vay vào việc thu hồi nợ khi tiến hành cho công ty vay vốn sẽ bị giảm, dẫn đến cơng ty khó có thể vay được các khoản vốn mới trong tương lai.

Như vậy, vào giai đoạn 2018 - 2020 cơng ty giảm mức độ sử dụng địn bẩy tài chính, tăng khả năng tự chủ tài chính để đảm bảo khả năng thanh tốn, tránh các rủi ro tài chính.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Hiệu quả kinh doanh của Công ty TNHH MTV Thuốc lá Thăng Long (Trang 76 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(129 trang)
w