Sự kiện nhân vật lịch sử liên quan đến di tích

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN CHÙA BÀ ĐANH (Trang 26 - 30)

Chương 1 DU LỊCH VÀ DU LỊCH VĂN HÓA

2.3. Tín ngưỡng thờ Tứ Pháp

2.3.1. Sự kiện nhân vật lịch sử liên quan đến di tích

Chùa Bà Đanh cũng như nhiều chùa khác ở miền Bắc Việt Nam trên điện thờ rất phong phú gồm nhiều tượng Phật và tượng Bồ Tát. Đây là nét tiêu biểu chung cho các chùa thờ Phật theo phái Đại Thừa. Trong chùa khơng chỉ có tượng Phật mà cịn có tượng của Đạo giáo như: Thái Thượng Lão Quân, Nam Tào, Bắc Đẩu và các tượng Tam Phủ, Tứ Phủ của tín ngưỡng dân gian.

Chùa còn thờ Tứ Pháp là một sản phẩm tơn giáo hồn tồn mang tính chất bản địa. Căn cứ vào ngọc phả và truyền thuyết còn truyền tụng trong nhân dân thì lịch sử nhân vật được thờ như sau:

Vào thế kỉ thứ II ở Mãn Xá, huyện Siêu Loại, Thuận Thành (Bắc Ninh) có gia đình ơng Tu Định hay làm việc thiện nhưng khó về đường con cái, sau vì thành kính cúng lễ ở chùa nên sinh đuợc một nguời con gái, đặt tên là Man Nương. Nàng là một phụ nữ tính rất ơn hịa, khơng thích lấy chồng chỉ thích tuần nhật niệm phật cầu kinh.

Đến năm 18 tuổi khi nghe tin có một vị cao tăng tên là Khâu Đà La tu hành tại chùa Linh Quang thuộc đất Tiên Du, nàng liền xin cha mẹ cho tới chùa để học đạo. Khâu Đà La vốn tâm từ bi liền nhận Man Nương vào học, gặp khi tiết hạ, sứ các nơi tập trung về ăn chay học pháp, nàng lo việc cơm nước sớm chiều.

Một hơm, đang đêm sư phụ khó ở, bèn gọi Man Nương đến thuốc thang. Nàng làm việc mệt quá ngủ quên ngay trước cửa phịng mà khơng biết. Dưới trăng sáng, Khâu Đà La vơ tình bước qua người nàng. Từ đó Man Nương có thai:

Vơ tình mà hóa hữu tình

Truyện xưa Vũ Mẫn giáng sinh dị kì. Chỉ e chút phận là ni

Tránh sao cho khỏi thị phi miệng đời.

Nàng xấu hổ bỏ về nhà. Mười bốn tháng sau vào ngày mồng 8 tháng 4 Man Nương sinh ra một khối đá:

Hóa cơ cũng khéo xoay vần Sinh ra khối đá sự trần thấy đâu

Hào quang rực rỡ mn màu Khí lành trùng khắp buồng sâu ngõ gần.

Man Nương đem khối đá đó đến chùa Linh Quang gửi nhà sư. Sư phụ không chút chối từ cầm lấy khối đá đó rồi cho nàng về chùa Phúc Nghiêm tu hành như cũ.

Một ngày kia Khâu Đà La mang khối đá đó đến một gốc cây đa lớn khấn rằng: “kẻ tu hành này vốn vô tâm sao phải chịu nỗi oan này”. Khâu Đà La vừa nói dứt, cây đa nứt ra một chỗ, nhà sư bỏ khối đá vào đó thì vật nứt biến mất.

Hơn mười năm sau, tự nhiên có một trận gió lớn làm đổ cây đa rồi quẳng ra sông. Cây đa trôi về đất Cổ Châu thì dừng, thuyền bè qua lại vơ ý chạm phải đều mang tai vạ, cao tăng, lực sĩ trong làng được phái đến để kéo cây nhưng không nổi. Man Nương đến tắm ở đoạn sông ấy, cây gỗ rập rình như con nhìn thấy mẹ, nàng ném dải yếm ra thì cây trơi vào ngay. Vì vậy Man Nương đã được phong làm hậu thần của chùa ấy:

Nàng vừa tới đó một khi Giải lương kéo thử cây thì lên ngay

Trên ban ra chiếu vân mây Ban cho tín nữ chùa đây hậu thần

Một buổi trưa, nhà sư tụng kinh xong đi nghỉ. Cịn đang mơ thì thấy có một vị thiên thần và bốn người đến trước mặt lạy tạ mà nói rằng: Chúng tơi là Tứ Pháp đã có tám chữ nét son ở trong cây gỗ, xin tạc thành tượng để thờ.

Khâu Đà La từ khi thốt khỏi lụy trần, một hơm cho gọi Man Nương lại truyền cho câu thần chú để cầu mưa rất hiệu nghiệm:

Bảy mươi cơng đức mãn kì Gặp khi sư phụ hạc qui gần ngày.

Sẵn xưa thần tích trong tay Với thần chú ấy trao ngay cùng nàng.

Từ đó khi gặp trời khơ hạn, Man Nương lễ phật niệm chú. Nhờ vậy, mưa thuận gió hịa, lúa má tươi tốt, mùa màng bội thu. Man Nương thọ 80 tuổi,

mất tại chùa Phúc Nghiêm. Từ đó, cứ đến ngày mồng 8 tháng 4 nhân dân Cổ Châu cũng như các nơi lại tổ chức làm lễ bái tổ.

Việc thờ thần ở chùa Bà Đanh cũng gắn liền với một truyền thuyết ở địa phương như sau:

Trước đây ở vùng này luôn gặp mưa to gió lớn nên việc sản xuất rất khó khăn, mùa màng thất thu, thiếu đói kéo dài. Vào một ngày kia cả làng xôn xao việc thánh nhân báo mộng cho một cụ già trong làng rằng có một người con gái rất trẻ, xinh đẹp, đoan trang, khuôn mặt phúc hậu với vầng trán và đôi mắt thông minh truyền rằng: “Ta được thần cho về đây trông nom và chỉ bảo dân làng làm ăn”.

Vì vậy, dân làng họp bàn lập chùa thờ bà. Các cố lão chọn khu rừng đầu làng làm nơi dựng chùa. Nơi ấy bấy giờ là một vạt rừng rậm rạp có nhiều cây cổ thụ, sát bờ sơng là một hịn núi nhỏ nhơ mình ra mặt nước, trong rừng rộn rã tiếng chim, quang cảnh thật là thần tiên.

Ngôi chùa ban đầu được xây dựng tranh tre nứa lá đơn sơ, đến năm Vĩnh Trị, đời Lê Hy Tông (1676-1680), khu rừng mới được mở mang quang đãng để xây chùa lại cho khang trang. Khu vực này cấm người dân làm nhà ở nên cảnh chùa càng thêm trang nghiêm, vắng vẻ. Ngơi chùa được xây dựng ít lâu thì có một cây mít cổ thụ ở quanh chùa bỗng dưng bị gió to quật đổ. Dân làng đã đẵn lấy gỗ để tìm thợ giỏi về tạc tượng thờ trong chùa.

Bỗng nhiên có một khách thập phương tìm đến chùa nói rằng mình làm nghề tạc tượng và được báo mộng đến đây. Người khách tả hình dáng và dung nhan người con gái đã báo mộng thì thấy giống hệt vị thần đã báo mộng cho cụ già trong làng. Năm ấy gặp mùa mưa lũ, nước sông dâng cao, tạc tượng gần xong thì dưới bến nước trước chùa có vật lạ, nửa nổi, nửa chìm, khơng trơi theo dịng nước, đẩy ra mấy lần lại thấy trơi trở lại. Thấy chuyện lạ, dân làng vớt lên xem thì hố ra đó là một cái ngai bằng gỗ bèn rước ngay vào chùa.

Thật lạ lùng, pho tượng tạc xong thì đặt vừa khít vào ngai. Từ đó trong vùng mưa thuận gió hồ, mùa màng bội thu, tiếng đồn Thánh Bà Bảo Sơn linh ứng lan truyền khắp nơi, khách thập phương về lễ rất đông. Những người làm nghề sông nước xuôi ngược qua đoạn sông này gặp mùa lũ đều lên chùa thắp hương cầu mong yên ổn.

Truyền thuyết này có đơi nét gần gũi với truyền thuyết Man Nương, ở những chi tiết như cây gỗ trôi sông (Truyện Man Nương) và ngai gỗ trôi sông (truyền thuyết về Bà Đanh). Ở bản chất của vị thần cả hai nơi thờ đều là nữ thần nơng nghiệp. Ngồi ra, ở truyền thuyết về Bà Đanh ta cịn thấy bóng dáng của tục thờ thần sơng nước của nhân dân vùng ven sông Đáy. Câu chuyện truyền thuyết này chỉ là để gắn bó vị thần được thờ với địa phương. Thực chất đây cũng chỉ là một vị thần nông nghiệp, làm nhiệm vụ điều hành thiên nhiên, tạo ra thời tiết thuận lợi phục vụ cho nền sản xuất nông nghiệp lúa nước, vị thần này nằm trong hệ thống Tứ Pháp được thờ khá phổ biến ở các làng quê miền Bắc Việt Nam.

Hệ thống Tứ Pháp rất phù hợp với tư tưởng cổ đại Việt Nam nên từ quê hương Thuận Thành-Bắc Ninh đã lan ra nhiều nơi. Vì vậy danh tiếng Tứ Pháp truyền khắp nước. Truyền thuyết dân gian về Tứ Pháp đầy huyền thoại nhưng rõ ràng bên trong huyền thoại đó phản ánh ước mơ của cư dân nông nghiệp thờ các hiện tượng thiên nhiên, thần phật nhằm cầu mong sự phù trợ trong sản xuất và trong đời sống.

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN CHÙA BÀ ĐANH (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w