Chương 1 DU LỊCH VÀ DU LỊCH VĂN HÓA
2.5. nghĩa văn hóa của lễ hội chùa Bà Đanh
Ở Việt Nam, các dân tộc đều sống trong những tổ chức làng, bản, một kết cấu xã hội có tính chất cộng đồng cao. Cư dân của làng có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau, từ quan hệ anh em, quan hệ làng xóm, quan hệ theo tổ chức nghề nghiệp... Trong mối quan hệ nhiều chiều đã tạo cơ sở cho sự ra đời một loại hình văn hóa thơn quê mà lễ hội làng là một biểu hiện sinh động nhất của nó.
Ở mỗi lễ hội làng đều mang những giá trị văn hóa, lịch sử riêng mang đặc trưng của làng hay địa phương đó và cũng mang những nét chung nhất của mọi lễ hội trên cả nước. Lễ hội chùa Bà Đanh cũng khơng nằm ngồi những qui luật đó.
Ở lễ hội chùa Bà Đanh, dân cư của làng sau những ngày tháng lao động miệt mài, một nắng hai sương, họ đã dành ra một khoảng thời gian vui chơi, nghỉ ngơi và thờ phụng thần linh. Đây cũng là dịp để mọi người cùng nhau trổ hết tài năng của mình để sáng tạo những trị chơi hay, điệu múa, câu hát độc
đáo để cùng nhau chuẩn bị lễ vật, chuẩn bị nghi thức cho việc cúng tế. Đây cũng là dịp để mọi người truyền thụ cho nhau những kinh nghiệm sản xuất, kinh nghiệm sống, những làn điệu dân ca, dân vũ. Với ý nghĩa đó, lễ hội chùa Bà Đanh là cái nôi nuôi dưỡng và bảo tồn văn hóa, là cái nơi sản sinh và ni dưỡng nghệ thuật.
Lễ hội chùa Bà Đanh còn là chỗ dựa tinh thần của nhân dân để mỗi người hướng về thế giới tâm linh, giao cảm với thần linh, với thiên nhiên, để từ đó tất cả mọi người tham gia lễ hội hưng phấn, thăng hoa trong khơng khí vui vẻ, vừa trang nghiêm, vừa trần tục, vừa linh thiêng.
Đến với lễ hội, thơng qua việc tìm hiểu lịch sử, sự hình thành và phát triển của khu di tích và lễ hội, những người dự hội có thể thấy được phần nào văn hóa, lịch sử của dân tộc, từ đó ý thức, tự hào dân tộc được tăng lên rõ rệt, từ đó mỗi người thấy mình có trách nhiệm hơn trong việc giữ gìn, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc.