Hệ thống các chùa thờ Tứ Pháp

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN CHÙA BÀ ĐANH (Trang 30 - 33)

Chương 1 DU LỊCH VÀ DU LỊCH VĂN HÓA

2.3. Tín ngưỡng thờ Tứ Pháp

2.3.2. Hệ thống các chùa thờ Tứ Pháp

Tứ Pháp là danh từ để chỉ các nữ thần trong tín ngưỡng Việt Nam gồm: Mây-Mưa-Sấm-Chớp, đại diện cho các hiện tượng tự nhiên có vai trị quan trọng trong xã hội nông nghiệp. Sau này khi Phật giáo vào Việt Nam thì nhóm các nữ thần này được biến thành Tứ Pháp với truyền thuyết về Phật Mẫu Man Nương.

Liên quan đến tín ngưỡng thờ nữ thần cịn có hệ thống các chùa gọi là Tứ Pháp, hiện chỉ thấy trong vùng Đồng bằng Bắc Bộ. Các vị nữ thần đó gồm :

· Pháp Vân (nữ thần mây). · Pháp Vũ (nữ thần mưa). · Pháp Lôi (nữ thần sấm). · Pháp Điện (nữ thần chớp).

Ở bất cứ tơn giáo nào, ngồi những ý tưởng xây nên học thuyết, bên cạnh đó là cả một hệ thống kiến trúc minh họa cho ý tưởng trên, các cơng trình kiến trúc hồn thành dựa trên nhận thức, thói quen, sở thích xây dựng của mỗi dân tộc, cho nên khó mà nói rằng các cơng trình kiến trúc bằng đá đã hơn các dạng kiến trúc được dựng từ các chất liệu khác. Các chùa thờ Tứ Pháp của chúng ta cũng như vậy. Đi liền với quan niệm của hệ thống Tứ Pháp ở Bắc Ninh, Hà Tây, Hà Nội, Hà Nam, Hưng Yên... có thể chia hệ thống chùa thờ Tứ Pháp thành các nhóm sau đây.

2.3.2.1. Nhóm Tứ Pháp Bắc Ninh:

· Chùa Dâu (tên chữ Hán là Diên Ứng, Cổ Châu, Thiền Định) thờ Pháp Vân, còn gọi là bà Dâu.

· Chùa Đậu tên chữ là Thành Đạo Tự, nằm ở xã Thanh Khương, chùa thờ Pháp Vũ, còn gọi là bà Đậu.

· Chùa Tướng (chùa Phi Tướng) có tên chữ là Phi Tướng Đại Thiền Tự, chùa nằm ở xã Thanh Tướng, huyện Thuận Thành, chùa thờ Pháp Lơi, cịn gọi là bà Tướng.

· Chùa Dàn (chùa Xn Quang) nằm ở thơn Phương Quan, xã Trí Quả, chùa thờ Pháp Điện, còn gọi là bà Dàn.

Chùa Đậu ở Bắc Ninh đã bị Pháp phá hủy, nên pho tượng Pháp Vũ đem về thờ chung trong chùa Dâu. Ngồi 4 chùa trên, cịn chùa Tổ Mãn Xá (chùa Phúc Nghiêm) thờ Man Nương.

2.3.2.2. Nhóm Tứ Pháp ở Hà Nội

· Chùa Nành (Ninh Hiệp) xã Ninh Hiệp thờ Pháp Vân, còn gọi là bà Nành.

· Chùa Sét (Đại Bi) nằm ở thôn Giáp Lục, xã Thịnh Liệt, huyện Thanh trì (nay là phường Giáp Lục, quận Hai Bà Trưng), chùa thờ cả Tứ Pháp

· Ngồi ra ở Thanh Trì có chùa Pháp Vân, chùa Pháp Vũ. 2.3.2.3. Nhóm Tứ Pháp ở Hưng Yên:

Xã Lạc Hồng:

· Chùa Thái Lạc thờ Pháp Vân. · Chùa Hồng Cầu thờ Pháp Vũ. · Chùa Nhạc Miếu thờ Pháp Lôi. · Chùa Hồng Thái thờ Pháp Điện.

Xã Lạc Đạo:

· Chùa Lạc Đạo thờ Pháp Vân. · Chùa Hoằng thờ Pháp Vũ. · Chùa Hướng Đạo thờ Pháp Lôi. · Chùa Tân Nhuế thờ Pháp Điện. 2.3.2.4. Nhóm Tứ Pháp ở Hà Tây (cũ).

· Chùa Pháp Vân (xã Văn Bình, huyện Thường Tín) thờ Pháp Vân. · Chùa Đậu (chùa Thành Đạo, xã Nguyễn Trãi, huyện Thường Tín) thờ Pháp Vũ…

2.3.2.5. Nhóm Tứ Pháp ở Hà Nam:

· Thờ Pháp Vân: chùa Quế Lâm (Văn Xá, Kim Bảng), chùa Do Lễ (Liên Sơn, Kim Bảng), chùa Thôn Bốn (Phù Vân, Kim Bảng), Chùa Tiên (Thanh Lưu, Thanh Liêm).

· Thờ Pháp Vũ: Chùa Bà Đanh (Ngọc Sơn, Kim Bảng), Chùa Trinh Sơn (Thanh Hải, Thanh Liêm).

Thờ Pháp Lôi: Chùa Đặng Xá (Văn Xá, Kim Bảng), Chùa Nứa (Bạch

Thượng, Duy Tiên).

Thờ Pháp Điện: Chùa Bà Bầu (thành phố Phủ Lý).

Các chùa khác như chùa Quyển Sơn (Thi Sơn, Kim Bảng), chùa Thanh Nộn, chùa Phú Viên, chùa và đình làng Lạt Sơn (xã Thanh Sơn, huyện Kim Bảng), chùa Chanh Thơn (Văn Xá, Kim Bảng) có phối tự thờ Tứ Pháp trong thần điện. Tại Hà Nam, Tứ Pháp đã được gọi bằng những cái tên nôm na thân mật. Dân làng Đanh Xá gọi Pháp Vũ là bà Đanh (chùa Bà Đanh), dân làng Quế Lâm gọi Pháp Vân là bà Bến (chùa Quế Lâm), dân thành phố Phủ Lý gọi Pháp Điện là bà Bầu (chùa Bà Bầu)…

Trong các chùa thờ những nữ thần này, tượng của các nữ thần được tạc với kích thước to lớn hơn rất nhiều so với các tượng Phật. Hệ thống chùa Tứ Pháp là chứng tích cho sự kết hợp giữa Phật giáo với các tín ngưỡng dân gian có nguồn gốc nguyên thuỷ ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN CHÙA BÀ ĐANH (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w