Chương 1 DU LỊCH VÀ DU LỊCH VĂN HÓA
3.2. Giải pháp khôi phục, bảo tồn và phát triển lễ hội chùa Bà Đanh
3.2.4. Giải pháp về thông tin tuyên truyền
Tuyên truyền, quảng bá hình ảnh trong du lịch là rất quan trọng. Bởi vậy, sở thương mại và du lịch cùng với các phòng ban cần xây dựng kế hoạch cụ thể, đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá hình ảnh khu di tích cũng như lễ hội chùa Bà Đanh, phát huy tối đa chức năng, nhiệm vụ của trung tâm xúc tiến thương mại và du lịch thuộc sở thương mại và du lịch. Chú ý tới xây dựng các trang website về du lịch của tỉnh Hà Nam nói chung và huyện Kim Bảng nói riêng nhằm nâng cao nhận thức cho tồn xã hội về du lịch, giới thiệu được tiềm năng , môi trường, cơ hội đầu tư của du lịch Hà Nam nói chung và của di tích lịch sử chùa Bà Đanh, huyện Kim Bảng nói riêng. Đẩy mạnh quảng bá một số sản phẩm du lịch mang tính đặc trưng, hấp dẫn của địa phương như làng gốm Quyết Thành, các làng nghề mây tre đan, nghề dệt, thêu... ở các xã Nhật Tân, Hồng Tây, Đồng Hóa... Giới thiệu một số địa điểm tham quan, các di tích lịch sử hấp dẫn trong địa bàn huyện như: Đền Trúc-Ngũ Động Thi Sơn, Hang Luồn-Ao Dong, khu du lịch sinh thái Tam Chúc (Ba Sao), chùa Ơng...
Kênh 1: Các phương tiện thơng tin đại chúng: Báo đài từ địa phương đến TW hoặc đài báo các tỉnh bạn thơng qua kí kết hợp tác, liên kết để phát triển du lịch.
Kênh 2: Tuyên truyền, quảng bá hình ảnh du lịch thơng qua các tập gấp, tờ rơi, sách báo hay các biển quảng cáo cỡ lớn được đặt tại các trọng điểm giao thông.
Kênh 3: Thông qua liên kết với các văn phòng đại diện về du lịch hay việc mở rộng qui mô lễ hội, tổ chức các sự kiện tại khu di tích lịch sử chùa Bà Đanh.
Kênh 4: Quảng bá công nghệ tin học bằng việc mở website địa phương. Ngoài ra cần tận dụng những dịp lễ lớn, những ngày kỉ niệm...Để thúc đẩy thông tin tuyên truyền trên mọi phương tiện thông tin đại chúng để người dân và khách du lịch biết đến.
Ngoài những giải pháp trên, cần đầu tư, phát triển đa dạng các loại hình văn hóa, kết hợp du lịch văn hóa lễ hội với du lịch sinh thái, các di tích lịch sử, làng nghề... nhằm khai thác tối đa các nguồn tài nguyên du lịch trong huyện, tạo được các tuyến du lịch hấp dẫn. Tăng cường công tác truyền thông cho người dân trong vùng hiểu được vai trị và lợi ích của hoạt động du lịch mang lại để họ tham gia tích cực và có hiệu quả trong cơng tác quảng bá hình ảnh lễ hội, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc. Đồng thời, các cơ quan chức năng cần tổ chức nghiên cứu các tuyến, điểm du lịch trong địa bàn huyện và toàn tỉnh để xây dựng chương trình du lịch hấp dẫn và có tính cạnh tranh cao. Trước mắt cần xây dựng thị trường du lịch nội tỉnh, tạo điều kiện cho mọi người dân có thể đi du lịch.
KẾT LUẬN
Lễ hội truyền thống là di sản q báu của dân tộc, là món ăn tinh thần không thể thiếu đối với mỗi người dân trong xã hội. Cùng với sự phát triển của xã hội, đời sống vật chất, tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao là cơ sở cho việc phát triển lễ hội theo tinh thần giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống.
Lễ hội cũng là nơi bảo tồn, truyền tải những giá trị văn hóa của con người từ thế hệ này sang thế hệ khác tạo nên sợi dây liên kết giữa quá khứ - hiện tại và tương lai. Là nơi để mọi người dân bất kể già trẻ, gái trai, giàu nghèo, tôn giáo… cùng nhau tham gia các hoạt động sinh hoạt văn hóa cộng đồng.
Lễ hội chùa Bà Đanh là sự kết tinh các giá trị vật chất, tinh thần, trí tuệ của con người bao đời nay nhờ đó con người phát huy tối đa sức mạnh cộng đồng, tinh thần đồn kết của cư dân vùng nơng nghiệp lúa nước.
Xét bản chất sâu xa, tín ngưỡng Tứ Pháp bắt nguồn từ quan niệm vạn vật hữu linh. Đây là một quan niệm có từ xa xưa của con người. Trong quá trình sống phải đối mặt với mn vàn khó khăn do mà thiên nhiên tạo ra. Quan niệm vạn vật đều có linh hồn, người ngun thủy nhìn thấy đằng sau mỗi hiện tượng tự nhiên đều có một vị thần. Vị thần đó quyết định sự vận hành của vũ trụ, trong đó có đời sống con người, đặc biệt, đối với một vùng đất nông nghiệp trồng lúa nước. Quan niệm về thần Mưa, thần Gió hẳn đã ăn sâu vào tâm thức người dân Việt từ xa xưa, trước khi Phật giáo đặt chân tới mảnh đất này. Đến khi Phật giáo vào Việt Nam, các nhà sư đã nhìn thấy rõ điều đó và nhận thấy nếu Phật giáo muốn bén rễ vào mảnh đất này thì phải có sự dung hịa với tín ngưỡng dân gian. Nhận thức ấy khơng sai lầm, và đó là nguyên nhân sâu xa của cuộc hôn phối tinh thần giữa một người con gái bản địa (tượng trưng cho tín ngưỡng dân gian) với một vị chân tu thông tuệ (tượng
trưng cho một tôn giáo lớn). Kết quả của sự giao thoa văn hoá ấy là hệ thống Tứ Pháp, bốn vị Phật mang đậm tính chất dân gian của người Việt mà có người gọi khơng sai là Phật giáo dân gian.
Người phụ nữ Việt Nam, người có cơng tái tạo một tơn giáo lớn trong những cơ thể mới mang đậm tính bản địa, rất thiêng liêng, huyền bí mà rất gần gũi với cuộc sống đời thường của người dân, được tơn làm Mẹ Phật. Đó là sự tơn vinh đối với người có cơng tái tạo sinh thành một hình thức tơn giáo mới, tơn giáo của người dân cầu mong mưa thuận gió hịa, phong đăng hịa cốc, tôn giáo của sự phát hiện ra sự tương tác mật thiết giữa sự huyền bí của vũ trụ với cuộc sống đời thường. Đó là triết lý sâu xa của tín ngưỡng thờ Tứ Pháp trong đời sống tâm linh của người dân Việt.
Hàng năm lễ hội chùa Bà Đanh được tổ chức với qui mô lớn hơn trước và ngày càng hồn thiện hơn. Nhờ đó những nét đẹp văn hóa dân gian được bảo tồn. Xét về khía cạnh du lịch văn hóa, lễ hội chùa Bà Đanh đã và đang trở thành một địa chỉ văn hóa tiêu biểu của huyện Kim Bảng nói riêng và của Hà Nam nói chung.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Hữu Bách (2011), Truyện dân gian Kim Bảng, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.
2. Nguyễn Văn Bốn (2012), “Văn hóa du lịch Việt Nam”, Tạp chí Văn hóa
nghệ thuật, (335), tr 35-37.
3.Nguyễn Mạnh Cường (2000), Chùa Dâu-Tứ Pháp và hệ thống các chùa thờ
Tứ Pháp, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
4. Trịnh Ngọc Chung (2009), “Quản lí di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch”, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, (302), tr 31-33.
5. Nguyễn Đăng Duy (2000), Đạo giáo với văn hóa Việt Nam, Nxb Hà Nội. 6. Vũ Cao Đàm (chủ biên) (2009), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học,
Nxb Đại học Sư Phạm, Hà Nội.
7. Cao Đức Hải, (2009) “Bảo tồn di sản trị chơi dân gian”, Tạp chí văn hóa
nghệ thuật, (296), tr 19-24.
8. Phan Thanh Hiền, Trần Mạnh Tiến, Huy Trang, Nguyễn Khánh Trâm (2000), Trò chơi dân gian Việt Nam, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh.
9. Lương Hiền, Thơ: Kể chuyện truyền thống quê hương Kim Bảng (2008), Nxb Văn hóa thơng tin, Hà Nội.
10. Phan Trung Lương, Đặng Duy Lợi, Vũ Tuấn Cảnh, Nguyễn Văn Bình, Nguyễn Ngọc Khánh (2000), Tài nguyên và môi trường du lịch Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
11. Lê Hồng Lý (2009), “Du lịch văn hóa-một xu hướng đáng chú ý”, Tạp chí
văn hóa dân gian, (4), tr 3-10.
12. Trần Thị Mai (chủ biên) (2006), Tổng quan du lịch, Nxb Lao động-xã hội, Hà Nội.
13. Trần Bình Minh (2009), “Tổ chức quản lí lễ hội cổ truyền hiện đại”, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, (296), tr 15-19.
14. Nhiều tác giả, Hỏi đáp về văn hóa Việt Nam (1998), Nxb Văn hóa dân tộc,
Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, Hà Nội.
15. Nhiều tác giả (1999), Hỏi đáp về trò chơi dân gian Việt Nam, Nxb Văn hóa thơng tin, Hà Nội.
16. Trần Ngọc Thêm (1999), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo Dục, Hà Nội. 17. Trần Ngọc Thêm (2001), Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam (cái nhìn hệ
thống loại hình), Nxb Thành phố Hồ Chí Minh.
18. Nguyễn Hữu Thỉnh, Nguyễn Duy Hợp (sưu tầm và biên soạn) (2000),
Chùa Dâu-Lịch sử và truyền thuyết, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
19. Trần Diễm Thúy (2010), Văn hóa du lịch (Giáo trình Đại học), Nxb Đại học Sư Phạm, Hà Nội.
20. Phan Cẩm Thương (2002), Chùa Dâu và nghệ thuật Tứ Pháp, Nxb Mỹ thuật, Hà Nội.
21. Nguyễn Thị Trinh (2011), Lễ hội Yên Thế và tiềm năng phát triển du lịch, Thư viện trường Đại học sư phạm Hà Nội 2, Vĩnh Phúc.
22. Một số trang web: http://dantri.com.vn http://dulichhanam.info http://www.dvt.com.vn http://hanam24h.org http://hanam24h.tv http://mytour.vn http://www.tienphong.vn http://vi.wikipedia.org http://phatgiao.org.vn
LỜI CẢM ƠN
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn tới thầy giáo, Tiến sĩ Bùi Minh Đức, người đã tận tình chỉ bảo giúp đỡ tơi hồn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, đặc biệt là các thầy cô trong khoa Ngữ văn đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua.
Hà Nội, tháng 5 năm 2013
Tác giả khóa luận
LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của thầy Bùi Minh Đức. Các dữ liệu, kết quả trong khoá luận là trung thực và chưa cơng bố lần nào trong các cơng trình khác. Các nguồn tài liệu trích dẫn có nguồn gốc rõ ràng.
Hà Nội, tháng 5 năm 2013
Tác giả khóa luận
DANH MỤC CÁC KÝ TỰ VIẾT TẮT
PGS. TSKH Phó Giáo sư. Tiến sĩ khoa học Nxb Nhà xuất bản
Tr Trang
UBND Ủy ban nhân dân
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...........................................................................................................5
1. Lý do chọn đề tài.......................................................................................5
2. Lịch sử nghiên cứu....................................................................................7
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu............................................................8
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.............................................................8
5. Phương pháp nghiên cứu...........................................................................8
6. Đóng góp của khóa luận tốt nghiệp..........................................................9
7. Bố cục của khóa luận tốt nghiệp.............................................................10
Chương 1. DU LỊCH VÀ DU LỊCH VĂN HĨA............................................11
1.1. Khái niệm du lịch và du lịch văn hóa...................................................11
1.1.1. Khái niệm du lịch..........................................................................11
1.1.2. Khái niệm du lịch văn hóa............................................................13
1.2. Khái niệm lễ hội...................................................................................15
1.2.1. Khái niệm lễ..................................................................................17
1.2.2. Khái niệm hội...............................................................................17
1.2.3. Mối quan hệ giữa lễ và hội...........................................................18
1.2.4. Giá trị của lễ hội truyền thống trong xã hội hiện đại....................19
Chương 2. LỄ HỘI CHÙA BÀ ĐANH VỚI TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH.........................................................................................................23
2.1. Khái quát chung về di tích lịch sử chùa Bà Đanh-Núi Ngọc...............23
2.1.1. Chùa Bà Đanh...............................................................................24
2.1.2. Núi Ngọc.......................................................................................28
2.2. Chùa Bà Đanh trong kháng chiến........................................................28
2.3. Tín ngưỡng thờ Tứ Pháp......................................................................30
2.3.1. Sự kiện nhân vật lịch sử liên quan đến di tích..............................30
2.3.2. Hệ thống các chùa thờ Tứ Pháp....................................................34
2.4. Lễ hội chùa Bà Đanh............................................................................37
2.4.1. Phần lễ..........................................................................................38
2.4.2. Phần hội........................................................................................44
2.6. Tiềm năng phát triển du lịch văn hóa của lễ hội chùa Bà Đanh...........49
Chương 3. GIẢI PHÁP BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN LỄ HỘI CHÙA BÀ ĐANH.......................................................................................................52
3.1. Thực trạng lễ hội chùa Bà Đanh..........................................................52
3.2. Giải pháp khôi phục, bảo tồn và phát triển lễ hội chùa Bà Đanh.........53
3.2.1. Giải pháp về cơ sở hạ tầng............................................................54
3.2.2. Giải pháp về công tác tổ chức, đào tạo đội ngũ quản lí, đội ngũ hướng dẫn viên.......................................................................................54
3.2.3. Giải pháp về kinh phí....................................................................55
3.2.4. Giải pháp về thơng tin tuyên truyền.............................................55
KẾT LUẬN.....................................................................................................58 TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
LIÊN HỆ ( LÊ QUANG QUYỀN_XĨM ĐÌNH_XÃ HỒNG TÂY_HUYỆN KIM BẢNG_TỈNH HÀ NAM)
MAIL:xinyeuemdaikho@gmail.com Sđt:01656241484