.Thực trạng về vấn đề liên kết ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hệ thống phân phối liên kết dọc nhóm hàng điện tử điện lạnh tại thị trường việt nam (Trang 55 - 59)

2.4 .Thực trạng về hệ thống liên kết trong phân phối ở Việt Nam và doanh nghiệp

2.4.1 .Thực trạng về vấn đề liên kết ở Việt Nam

Trong thời gian qua, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp lý tạo cơ sở cho việc hình thành và phát triển các loại hình liên kết kinh tế, do vậy, liên kết kinh tế ở Việt Nam đã có những bước phát triển nhất định. Những hình thức liên kết kinh tế chủ yếu hiện nay là:

- Hình thức liên kết giữa các chủ thể kinh tế nhà nước thể hiện chủ yếu dưới dạng tổng công ty. Tuy nhiên, liên kết trong tổng cơng ty, nhìn chung, chưa hồn tồn dựa trên ngun tắc tự nguyện và mối quan hệ về lợi ích và hiệu quả kinh tế. Một số đơn vị tham gia vào tổng cơng ty là do các quyết định hành chính, hoặc vì những ưu đãi mà chỉ tham gia tổng cơng ty mới được hưởng.

- Hình thức liên kết giữa các chủ thể kinh tế tập thể chủ yếu dưới dạng liên hiệp hợp tác xã, trong đó các thành viên thường là những hợp tác xã, hoặc thông qua các hợp đồng kinh tế, vì vậy đã phát huy được lợi ích của liên kết. Do nền kinh tế xuất hiện nhiều thành phần kinh tế, nên trong một số năm gần đây, việc liên kết, hợp tác di n ra rất đa dạng, các hợp tác xã không chỉ liên kết với nhau hoặc với các doanh nghiệp nhà nước như trước đây, mà họ đã có nhiều lựa chọn đối tác tham gia liên kết, đặc biệt là liên kết giữa hợp tác xã với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh.

- Hợp đồng gia cơng là hình thức liên kết giữa hai đối tác, trong đó bên gia cơng sẽ đảm nhận một cơng đoạn sản xuất hoặc tồn bộ quá trình sản xuất. Hình thức gia cơng khá phổ biến trong các ngành khơng địi hỏi tính phức tạp cao trong quan hệ liên kết như công nghiệp nhẹ (dệt, may, dày dép, cơ khí,...) những ngành mà sản phẩm có nhiều chi tiết, bộ phận và một số chi tiết, bộ phận này có độ phức tạp khơng cao, khơng địi hỏi khả năng về cơng nghệ hiện đại.

Hiện nay, hình thức này rất phổ biến và thể hiện là một trong những hình thức liên kết có hiệu quả. Hợp đồng gia công hiện nay rất đa dạng, dưới nhiều hình thức, có thể là giữa các DNNN với nhau, giữa DNNN với doanh nghiệp ngồi quốc doanh, giữa doanh nghiệp với hộ gia đình, HTX, giữa doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi với doanh nghiệp trong nước... Các hợp đồng gia công hiện nay được thực hiện theo nguyên tắc tự nguyện, hai bên cùng có lợi.

- Liên doanh giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi là hình thức liên kết kinh tế xuất hiện ở nước ta từ cuối những năm 80, đầu những năm 90 của thế kỷ XX khi Việt Nam mở cửa nền kinh tế với khu vực và thế giới. Việc mở cửa nền kinh tế đã tạo điều kiện và thu hút các nhà đầu tư, các doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam với một tốc độ khá nhanh trong nửa đầu thập kỷ 90 thế kỷ XX. Việc liên doanh thường xuất phát từ những nguyên nhân là do các nhà đầu tư nước ngoài chưa nắm bắt được đầy đủ thông tin về thị trường đầu vào, đầu ra của Việt Nam; chưa

thông thạo các quy định pháp lý của Việt Nam; để giảm bớt các chi phí về thuê đất, về xin giấy phép kinh doanh...

Hiện nay, mối liên kết giữa doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với doanh nghiệp trong nước, đặc biệt là với DNV&N Việt Nam còn hạn chế. Mặc dù các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam, nhưng các giao dịch lại chủ yếu di n ra với các đối tác nước ngoài. Họ mua các nguyên liệu đầu vào từ nước ngoài qua việc nhập khẩu và bán sản phẩm của mình chủ yếu tại thị trường nước ngồi hoặc nếu bán tại Việt Nam thì lại qua các đại lý độc quyền mà họ lập nên.

- Trong những năm gần đây; hình thức hiệp hội khá phát triển ở Việt Nam. Đây là hình thức liên kết rất đa dạng giữa doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân và nhìn chung là một hình thức liên kết tự nguyện; trên cơ sở lợi ích của toàn bộ cộng đồng doanh nghiệp tham gia. Có thể chia thành một số dạng hiệp hội như: (1) Hiệp hội ngành nghề, được hình thành từ các doanh nghiệp cùng kinh doanh trong một ngành nghề nhất định; (2) Hiệp hội doanh nghiệp ở nhiều ngành nghề khác nhau. Hình thức này hình thành chủ yếu trên cơ sở vùng địa lý.

- Thầu phụ là hình thức liên kết khá phổ biến và có hiệu quả hiện nay và di n ra chủ yếu giữa doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ở Việt Nam, đó là hình thức liên kết giữa tổng cơng ty với doanh nghiệp thành viên, hoặc đôi khi với doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế khác, cũng có thể là liên kết giữa doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với doanh nghiệp trong nước. Hiện nay, hình thức này rất phổ biến trong ngành xây lắp. Tuy nhiên, ở những ngành khác, ví dụ, ngành cơng nghiệp, thầu phụ mới chỉ được áp dụng trong phạm vi hẹp, tỷ lệ cao nhất thuộc ngành sản xuất xe đạp, ngành mà đặc điểm kỹ thuật đặt ra yêu cầu thầu phụ cao cũng chỉ là 19%, trong lĩnh vực chế biến gạo 18%, trong ngành điện tử, chế biến cà phê và hải sản 15%, trong ngành máy nông nghiệp 11%, trong ngành dệt 9% và trong ngành chế biến rau quả và phụ tùng ơ tơ 5%.

Nhìn chung, tốc độ phát triển thầu phụ vẫn còn chậm so với khả năng và yêu cầu phát triển của Việt Nam. Các nhà thầu phụ chủ yếu là các doanh nghiệp trong nước, trong khi nhà thầu chính thường là các cơng ty nước ngồi, các liên doanh và một số tổng công ty lớn của Nhà nước ở các ngành cơ khí, xây dựng, may mặc,... Số lượng thầu phụ của mỗi thầu chính cũng rất hạn chế, ví dụ cơng ty nhiều thầu phụ nhất, Level Việt Nam cũng chỉ có khoảng trên 60 nhà thầu phụ.

Đa số các nhà thầu phụ thường làm những cơng việc u cầu trình độ kỹ thuật đơn giản như san lấp, khai thác đá (xây dựng), sản xuất phụ tùng đơn giản (xe đạp), bao bì, ... Chỉ có rất ít các nhà thầu phụ sản xuất sản phẩm công nghiệp có trình độ kỹ thuật cao: phụ tùng xe máy, khn đúc cơ khí, giày dép xuất khẩu, ... do năng lực của các nhà thầu phụ còn thấp, trong khi việc hỗ trợ về kỹ thuật từ nhà thầu chính cịn rất hạn chế .

Tóm lại, mặc dù các hình thức liên kết kinh tế đã có những bước phát triển đáng kể, theo hướng tự nguyện, dựa trên cơ sở vốn, công nghệ, thị trường,... nhưng liên kết kinh tế giữa các chủ thể kinh tế trong nền kinh tế Việt Nam cịn với quy mơ nhỏ, chưa đáp ứng được với yêu cầu của sự phát triển. Điều này có thể do một số nguyên nhân chính sau:

- Nền kinh tế nước ta đang trong giai đoạn chuyển đổi, các quy định pháp lý liên quan đến vấn đề liên kết cịn thiếu, chưa đồng bộ và hồn chỉnh. Nhiều văn bản khơng cịn phù hợp với hiện nay cần phải sửa đổi, bổ sung .

- Thị trường chứng khốn Việt Nam vừa được hình thành và chưa phát triển, làm cho khả năng đầu tư hỗ trợ nhau giữa các doanh nghiệp, cũng như vấn đề góp vốn cịn hạn chế, mất nhiều thời gian.

- Hệ thống ngân hàng Việt Nam chưa phát triển, giao dịch trên thị trường chủ yếu thông qua tiền mặt (trên 50%) đã làm cho việc kiểm soát các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp rất khó khăn, khơng thể hiện đúng khả năng thực sự của doanh nghiệp.

- Sự hỗ trợ từ phía Nhà nước cịn hạn chế, đặc biệt là việc tổ chức các cuộc gặp gỡ giữa các doanh nghiệp, tổ chức hội chợ, triển lãm, hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia các cuộc hội thảo quốc tế.

- Thiếu các thông tin và cơ sở dữ liệu về các doanh nghiệp cũng là một trong những vấn đề hạn chế sự liên kết giữa các đối tác, kinh doanh. Khơng có thơng tin chính xác và đầy đủ về đối tác, sẽ rất khó khăn cho việc hợp tác trong kinh doanh, vì như vậy độ rủi ro sẽ rất cao.

- Năng lực về vốn, cơng nghệ, trình độ lao động của các doanh nghiệp Việt Nam còn yếu, nên đã hạn chế khả năng tham gia liên kết kinh tế của các đối tác Việt Nam, vì điều này ảnh hưởng đến chất lượng và giá thành của sản phẩm và dịch được cung cấp.

- Tinh thần hợp tác kinh doanh của khơng ít doanh nghiệp Việt Nam còn thấp, nên chưa tạo được lòng tin với đối tác trong và ngồi nước. Khơng ít doanh nghiệp cịn thực hiện kinh doanh theo hình thức “đánh quả”, “chụp giật” mà chưa có chiến lược kinh doanh dài hạn.

- Có rất ít doanh nghiệp tạo lập được cho mình một thương hiệu riêng, để từ đó khẳng định được vị trí của sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp trên thị trường. Nhiều trường hợp bị làm nhái, làm giả nhưng do không đăng ký mẫu mã sản phẩm, nên bị mất thương hiệu. Điều này không thu hút được các doanh nghiệp tham gia làm đại lý hoặc đại lý độc quyền.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hệ thống phân phối liên kết dọc nhóm hàng điện tử điện lạnh tại thị trường việt nam (Trang 55 - 59)