Nguyên nhân gây rủi ro tín dụng tại VPBank Thăng Long.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) các biện pháp phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thịnh vượng ( VPBank ) – chi nhánh thăng long (Trang 33 - 37)

2.3.3.1 Rủi ro từ phía khách hàng gây ra.

Đây là rủi ro thường gặp nhất trong q trình cung cấp tín dụng của ngành ngân hàng nói chung và VPBank nói riêng. Những rủi ro mà ngân hàng thường gặp phải là:

Tài sản đem thế chấp cầm cố có tranh chấp.

Doanh nghiệp vay tiền nhưng không sử dụng, cho nhân viên hoặc doanh nghiệp khác vay lại với lãi suất cao hơn. Khi nhân viên hoặc doanh nghiệp khác không trả được nơ, doanh nghiệp khơng có tiền trả nợ cho ngân hàng.

Khai khống giá trị tài sản, khai khống quyết toán từ lỗ thành lãi để vay tiền, đến hạn thanh tốn, doanh nghiệp khơng có tiền trả cho ngân hàng.

Tạo ra dụ án kinh doanh giả mạo, phương án kinh doanh khơng có thật để vay vốn.

Bán tài sản thế chấp nhưng không trả nợ ngân hàng mà dùng vào việc khốc.

Khách hàng giả mạo chữ kí, nhờ người khác kí hộ để được vay tiền hoặc vay với khối lượng lớn hơn.

Vay vốn sau đó bỏ trốn, đổ trách nhiệm cho người bảo lãnh.

Chủ thể vay vốn không rõ ràng, kết hợp vay giữa người bảo lãnh vói người vay.

Nhìn chung, rủi ro từ phía khách hàng gây ra có rất nhiều loại, biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, nhưng tập trung lại chủ yếu do khách hàng giả mạo giấy tớ, chữ kí, thiết lập các phương án, dự án sản xuất kinh doanh khơng có thật….

2.3.3.2 Rủi ro từ phía ngân hàng.

Trong hoạt động tín dụng của VPBank, rủi ro tín dụng phát sinh là điều khơng thể tránh khỏi. Tùy từng thời kì, từng giai đoạn mà mức độ rủi ro khác nhau, mức độ thiệt hại cũng khơng giống nhau. Có thể xuất pháp từ một số nguyên nhân sau:

Năng lực, chuyên mơn của cán bộ tín dụng:

Trong quá trình xét duyệt cho vay, thẩm định khách hàng, cán bộ tín dụng cịn chưa am hiểu rõ về chun mơn nghiệp vụ, lĩnh vực sản xuất kinh doanh của khách hàng.

Đạo đức của cán bộ tín dụng: Đạo đức của cán bộ tín dụng cũng là một nhân tố quan trong, quyết định tới hoạt động cho vay của ngân hàng.

Trong quá trình xét duyệt cho vay, cán bộ tín dụng khơng kiểm sốt chặt chẽ, sơ sài trong nguyên tắc cho vay.

Cán bộ tín dụng chủ quan, quá tin tưởng vào khách hàng, trong khi lại coi nhẹ công tác kiểm tra, giám sát khách hàng.

Chính sách tín dụng cịn chồng chéo, chưa đồng bộ, tình hình kinh tế và chính sách kinh tế thay đơi, chưa phù hợp.

Cho vay vượt mức an toàn theo tỷ lệ bảo lãnh hay tài sản thế chấp.

Có mối quan hệ với khách hàng, móc nối với khách hàng, lợi dụng sụ tín nhiệm của lãnh đạo, mặc dù biết có thể rủi ro sẽ xảy ra.

Việc thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của VPbank cịn chưa thường xun, đơn giản.

Trong q trình cho vay, khách hàng sử dụng tài sản để thế chấp với ngân hàng. Do có tài sản đảm bảo, nên cán bộ tín dụng yên tâm cho khách hàng vay, mà lỏng lẻo trong quá trình thẩm định, giám sát khoản vay.

2.3.3.3 Rủi ro khác.

Do môi trường kinh tế chưa ổn định:

Thời gian qua, nền kinh tế thế giói nói chung và kinh tế Việt Nam nói riêng gặp nhiều khó khăn, nền kinh tế đang phục hồi và đi vào phát triển. Nền kinh tế Việt Nam gặp nhiều khó khăn trong hoạt động quản lý cả vi mô và vĩ mô. Thể hiện rõ nét các mặt yếu kém như: lạm phát, chỉ số giá tiêu dụng tăng cao, chất lượng tăng trưởng cịn thấp, tỷ lệ tích lũy đầu tư cịn nhỏ, năng lực quản lý vĩ mơ cịn yếu kém, bộc lộ nhiều sơ hở và thiếu sót, sự ra đời ồ ạt của các doanh nghiệp thiếu sự kiểm soát của nhà nước. Đồng thời hiện tượng tham nhũng, thủ tục hành chính vẫn xảy ra, gây biến động cho tồn bộ nền kinh tế, ảnh hưởng đến mục tiêu tăng trưởng kinh tế.

Do môi trường pháp lý:

Do hệ thống pháp luật thiếu đồng bộ, nhiều bộ luật còn chồng chéo, chưa đáp ứng kịp với sự thay đồi của nền kinh tế. Sự phối kết hợp giữa các bộ, ban ngành còn thấp, tạo khe hở cho kẻ xấu lợi dụng.Ngành ngân hàng nói chung, VPBank nói riêng đều phải chịu những bất cập do sự thiếu đồng bộ, lỏng lẻo của hệ thống pháp luật Việt Nam.

Do sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các ngân hàng:

Do có nhiều ngân hàng mới thành lập, thị trường và tên tuổi còn thấp nên chưa cạnh tranh được với các ngân hàng lâu đời, có kinh nghiệm và mạng luới Các giải pháp phịng ngừa và giảm thiểu rủi ro tín dụng tại VPBank Thăng Long

rộng khắp nên đã cạnh tranh ngầm bằng các hình thức khơng lành mạnh, gây ảnh hưởng đến hoạt động ngân hàng nói riêng và nền kinh tế nói chung.

Do năng lực quản lý của các cơ quan Nhà nước còn yếu kém:

Trong q trình chuyển đổi cơ chế, các chính sách cần phải điều chỉnh là khơng thể tránh khỏi, do đó sự điều chỉnh đơi khi tác động gây ảnh hưởng tới hoạt động tín dụng của ngân hàng như TT13/2010/TT – NHNN. Chính sách ngoại thương chưa kịp thời, chưa đối phó với sự biến động của thị trường làm cho hàng hóa lúc thì nhập ồ ạt khơng tiêu thụ được gây kẹt vốn, lúc thì tạo thành cơn sốt.

Chương 3

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) các biện pháp phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thịnh vượng ( VPBank ) – chi nhánh thăng long (Trang 33 - 37)