CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ GIẢM THIỂU RỦI RO TÍN DỤNG TẠI VPBANK THĂNG LONG
3.3.2 Đối với Ngân hàng nhà nước và các cơ quan liên quan.
Nền kinh tế muốn phát triển nhanh, mạnh, vẫn đảm bảo an tồn, địi hỏi cơ quan có thẩm quyền chú trọng tới tất cả các lĩnh vực. Trong đó, đối với lĩnh vực ngân hàng. Ngân hàng nhà nước cần tăng cường hơn nữa hiệu lực quản lý nhà nước trong lĩnh vực ngân hàng: Ngân hàng nhà nước cần tham mưu cho Chính phủ trong việc hoạnh định chính sách tiền tệ đảm bảo sự ổn định trong nền kinh tế và sự an toàn trong hệ thống các ngân hàng thương mại.
- Ban hành những văn bản hướng dẫn việc thực thi luật ngân hàng và luật các tổ chức tín dụng.
- Tăng cường cơng tác thanh tra, kiểm sốt từ phía ngân hàng nhà nước, xây dựng hệ thống thanh tra đủ mạnh cả về số lượng và chất lượng, đảm bảo thực hiện hoạt động kiểm sốt của hệ thống ngân hàng có hiệu quả và độ an toàn cao nhất.
Hình thành quỹ bảo hiểm tín dụng: Đây là một biện pháp nhằm san sẻ rủi ro, góp phần hạn chế bớt những thiệt hại do rủi ro gây ra trong quan hệ tín dụng.
Nâng cao thơng tin phịng ngừa rủi ro: Ngân hàng nhà nước cần có những chính sách và biện pháp tích cực sớm nâng cao chất lượng công tác thơng tin phịng ngừa rủi ro, phục vụ hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại.
KẾT LUẬN
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và trong hoạt động kinh doanh ngân hàng nói riêng, rủi ro tín dụng xảy ra là điều tất yếu khách quan. Hậu quả mà nó để lại cho ngân hàng là khơng nhỏ: làm giảm uy tín của ngân hàng, gây tổn thất về mặt tài chính, khơng những thế, rủi ro xảy ra còn ảnh hưởng xấu tới nền kinh tế - xã hội, phá vỡ sự ổn định của hệ thống tài chính.
Trong những năm gần đây, khi sự hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra mạnh mẽ, ngành ngân hàng cũng có những bước phát triển nhảy vọt, các ngân hàng mở rộng mạng lưới hoạt động, gia tăng tài sản và vốn điều lệ, đa dạng các sản phẩm dịch vụ để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Nhưng cũng tiểm ẩn rất nhiều rủi ro, vì mức độ rủi ro thường gắn liền với mức độ sinh lời. Vì vậy, các ngân hàng cần chú trọng công tác quản trị rủi ro, đây là một yêu cầu tất yếu đặt ra trong quá trình tồn tại và phát triển của ngân hàng thương mại.
Rủi ro tín dụng cũng là một loại rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, đây là một loại rủi ro tiềm ẩn, phát sinh trong hoạt động tín dụng. Qua quá trình nghiên cứu lý thuyết và theo dõi thực tế tại ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng – Chi nhánh Thăng Long, nhận thấy rõ nét hơn ảnh hưởng của rủi ro tới hoạt động của hệ thống ngân hàng nói riêng và nền kinh tế nói chung. Để từ đó có những biện pháp phịng ngừa và giảm thiểu rủi ro tín dụng một cách có hiệu quả.
Khi đất nước ngày càng đổi mới, nền kinh tế ngày càng phát triển thì ngành ngân hàng càng đóng vai trị quan trọng. Thêm vào đó, hoạt động của ngân hàng không chỉ dùng lại ở hai nghiệp vụ chủ yếu là huy động và cho vay mà hiện nay còn phát triển thêm nhiều nghiệp vụ mới, thuận tiện, phù hợp với điều kiện kinh tế thị trường. Vì vậy, rủi ro khơng đơn thuần như trước mà cịn
phát sinh thành các dạng khác nhau. Chính vì vậy, khơng riêng ngành ngân hàng mà các cơ quan chức năng cũng cần can thiệp để phòng ngừa, giảm thiểu và hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất.
Với mong muốn phịng ngừa và giảm thiểu rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng ( VPBank ), em hy vọng những đề xuất và giải pháp đưa ra trong luận văn tốt nghiệp này có thể góp ích được một phần nào đó cho Quý Ngân hàng trong thời gian tới.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Cô giáo – Th.s Đặng Thị Ái đã định hướng và giúp đõ em trong suốt quá trình thực hiện Luận văn tốt nghiệp. Em cũng xin cảm ơn chân thành tới các cô chú, anh chị cán bộ trong ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng – Chi Nhánh Thăng Long, đặc biệt các anh chị cán bộ tại Phòng phục vụ khách hàng doanh nghiệp, cá nhân – VPBank Thăng Long đã nhiệt tình giúp đỡ, hướng dẫn, tạo điều kiện cho em trong thời gian thực tập vừa qua.
Em xin chân thành cám ơn!
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nghiệp vụ ngân hàng thương mại – Học viện Tài Chính, nhà xuất bản Tài Chính, năm 2009,năm 2005.
2. Website: vpbank.com.vn 3. Thời báo ngân hàng
4. Báo cáo thường niên năm 2008, 2009, 2010 của VPBank Thăng Long.