2.2 THỰC TRẠNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI CHI NHÁNH
2.2.1 Kết quả cho vay tiêu dùng tại chi nhánh
Việc đánh giá dư nợ và cơ cấu dư nợ cho vay tiêu dùng sẽ giúp chúng ta thấy được các hoạt động mà GP Bank chi nhánh Hà Thành thực hiện, hoạt động nào mang lại hiệu quả cho chi nhánh. Ta sẽ phân tích qua bảng dưới đây:
Đơn vị: tỷ đồng
GP Bank chi nhánh Hà Thành 2011 2012 2013 2012/2011số tiền % 2013/2012số tiền %
Dư nợ cho vay tiêu dùng (1) 15.43 105.6 216.89 90.17 584.38% 111.29 105.39%
Tổng dư nợ cho vay (2) 60 420 870 360 600.00% 450 107.14%
Tỷ lệ dư nợ cho vay tiêu dùng= 1:2 25.72% 25.14% 24.93% -0.57% -0.21% Dư nợ cho vay tiêu dùng theo sản phẩm
Vay mua nhà đất và sửa chữa nhà 5 36.75 83.45 31.75 635.00% 46.7 127.07%
Vay mua xe ơ tơ trả góp 7 38.27 75.87 31.27 446.71% 37.6 98.25%
Vay thấu chi 0 0.37 1.73 0.37 1.36 367.57%
Vay du học 1.7 15.34 24.82 13.64 802.35% 9.48 61.80%
Vay tín chấp 1.2 13.5 23.24 12.3 1025.00% 9.74 72.15%
Vay khác ( cầm cố GTCG) 0.53 1.37 7.78 0.84 158.49% 6.41 467.88%
Dư nợ cho vay tiêu dùng TSĐB
Có tài sản bảo đảm 9.2 56.3 139.62 47.1 511.96% 83.32 147.99%
Khơng có tài sản bảo đảm 6.23 49.3 77.27 43.07 691.33% 27.97 56.73%
Qua bảng trên ta thấy tỷ lệ dư nợ cho vay tiêu dùng so với tổng dư nợ cho vay giảm vào năm 2012 ( 0.57 %)do nguyên nhân là sự hạn chế, các chính sách thắt chặt của NHNN trong lĩnh vực CVTD. Tuy nhiên, với tỷ lệ CVTD đạt mức 25.72 % năm 2011 và 24.93 % năm 2013 chứng tỏ hoạt động CVTD là khơng phải hoạt động chính của chi nhánh trong thời gian qua. Tỷ trọng dư nợ CVTD cịn giải thích phần doanh thu và lợi nhuận phần lớn của ngân hàng trong thời gian qua là không phải do hoạt động CVTD của ngân hàng đem lại, hoạt động CVTD của ngân hàng chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng số doanh thu và lợi nhuận của ngân hàng.
Tiếp theo là cơ cấu dư nợ cho vay tiêu dùng theo các sản phẩm của GP Bank chi nhánh Hà Thành giai đoạn 2011-2013:
- Vì tỷ trọng dư nợ CVTD giảm dần do chính sách thắt chặt của NHNN vào năm 2012 nên dư nợ các sản phẩm CVTD cũng có xu hướng giảm. Tuy nhiên chỉ giảm về tỷ trọng còn số tiền vẫn tăng cao so với năm 2011. Tốc độ tăng của các khoản cho vay tiêu dùng khá lớn tập trung chủ yếu vào các sản phẩm như cho vay mua ơ tơ trả góp, vay du học, vay tín chấp và vay khác. Nhưng sang năm 2013 dư nợ CVTD về nhà đất, vay tín chấp và vay khác đều tăng mạnh so với năm 2012. Mức độ tăng các khoản mục này năm 2013/2012 như sau: vay về nhà đất tăng 46.7 tỷ đồng (tăng 127.07 %); vay tín chấp tăng 9.74 tỷ đồng( tăng 72.15 %); vay khác tăng 6.41 tỷ đồng ( tăng 467.88%)
- Riêng khoản mục vay thấu chi mới được chi nhánh đưa vào áp dụng nhưng tổng dư nợ cho vay thấu chi so với các sản phẩm khác là rất thấp( chỉ đạt 1.73 tỷ đồng vào năm 2013)
Về cơ cấu TSĐB của các khoản cho vay tiêu dùng : chúng ta có thể thấy với các khoản vay có TSĐB, dư nợ cho vay của các khoản vay này năm 2012/2011 tăng mạnh, tăng 47.1 tỷ đồng ( tăng 511.96 %). Năm 2013/2012 cũng tăng so với năm 2012, tăng 83.32 tỷ đồng ( tăng 147.99 %). Cịn các khoản vay khơng có tài sản đảm bảo, năm 2012 so với năm 2011 tăng 43.07 tỷ đồng( tăng 691.33 %), còn năm 2013 so với 2012 tăng 27.97 tỷ đồng ( tăng 56.73 %)