Đa dạng hóa các phương thức cho vay tiêu dùng

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP GP bank chi nhánh hà thành thực trạng và giải pháp (Trang 67 - 70)

3.2 GIẢI PHẮP MỞ RỘNG CVTD TẠI GP BANK CHI NHÁNH HÀ

3.2.7 Đa dạng hóa các phương thức cho vay tiêu dùng

Cho vay tiêu dùng của Chi nhánh chủ yếu là cho vay tiêu dùng trực tiếp, với sản phẩm cho vay mua oto và thẻ tín dụng chi nhánh đã liên kết với vài hàng ô tô và một số siêu thị trên địa bàn Hà Nội. với sản phẩm cho vay mua nhà thì chưa liên kết với cơng ty nào. Việc phát triển cho vay tiêu dùng gián tiếp là rất cần thiết cho việc mở rộng cho vay tiêu dùng của chi nhánh.

Trong điều kiện hiện tại, với chính sách kích cầu tiêu dùng của nhà nước ngân hàng nên phối hợp với các siêu thị, đại lý bán hàng để triển khai cho vay tiêu dùng gián tiếp. việc cho vay này sẽ tiết kiệm chi phí cho chi nhánh trong việc tìm kiếm khách hàng. Tuy nhiên chi nhánh cũng cần phải thận trọng trong việc lừa chọn khách hàng có khả năng tài chính tốt nhằm đảm bảo an tồn cho chi nhánh. Bên cạnh đó vẫn phải tích cực phát triển cho vay tiêu dùng trưc tiếp để phát huy tính hiệu quả của nó

3.2.8 Hồn thiện và đẩy mạnh cơng tác Marketting đối với sản phẩm CVTD

Marketing được coi là chìa khóa của sự thành cơng, là vũ khí mang lại lợi thế lớn cho ngân hàng trong cạnh tranh. Hiện nay mở rộng CVTD vẫn cịn nhiều tiềm năng nhưng khơng cịn là “Mảnh Đất Trống” như trước. vì vậy, vai trị của marketing ngân hàng lại càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

Cho vay tiêu dùng là một sản phẩm tín dụng mới phát triển so với các sản phẩm tín dụng truyền thống khác. Tự nó khơng thể đến với khách hàng và tự khách hàng không thể đến với nó nếu khơng thông qua hoạt động marketing. Xây dựng một chính sách marketing phù hợp với bối cảnh phát triển CVTD là cần thiết. Có như vậy, sản phẩm CVTD mới được khách hàng biết đến và nhanh chóng đưa sản phẩm này vào khai thác một cách hiệu quả nhất.

Chính sách Marketing bao gồm: chiến lược sản phẩm, chiến lược giá, chiến lược phân phối, chiến lược xúc tiến hơ hợp. Việc hồnh thiện chính sách Marketing trong hoạt động CVTD phải xuất phát từ các chiến lược kể trên sao cho hiệu quả nhất.

-Chiến lược sản phẩm: do đặc điểm của sản phẩm mang tính vơ hình, tính khơng phân chia, khơng ổn định, khơng lưu trữ và khó xác định chất lượng nên khách hàng rất khó khăn trong việc quyết định sử dụng sản phẩm. Vì vậy khách hàng tìm kiếm dấu hiệu chứng tỏ chất lượng sản phẩm dịch vụ như địa điểm giao dịch, mức độ trang bị kỹ thuật cơng nghê, trình độ quản lý và nhân viên, đặc biệt là mối quan hệ cá nhân và uy tín hình ảnh của ngân hàng.

Vậy để nâng cao hình ảnh của ngân hàng, ngân hàng sẽ sử dụng các kỹ thuật Marketing mang tính hữu hình của sản phẩm, dịch vụ thơng qua hình ảnh, biểu tượng khi quảng cáo, hiện đại hóa cơng nghệ, tăng cường thiết bị, phương tiện phục vụ khách hàng, đổi mới phong cách giao dịch của nhân viên bằng cách chu đáo tận tình trong hướng dẫn khách hàng về quy trình vay, các tiện ích của CVTD. Cùng với đó ngân hàng cần đa dạng hóa

các hình thức CVTD, tiếp tục nghiên cứu đưa ra những sản phẩm phù hợp với nhu cầu của khác hàng.

- Chiến lược giá (lãi suất)

Các ngân hàng cạnh tranh bằng lãi suất cho vây đối với sản phẩm tín dụng và lãi suất tiền gửi, các ngân hàng đua nhau tăng lãi suất tiền gửi và giảm lãi suất tiền vay. Thông thưởng các khoản vay tiêu dùng thường có chi phí giao dịch và chi phí quản lý cao nên lãi suất cho vay cao.

Do vậy ngân hàng cần tích cực thu thập thơng tin về lãi suất cho vay đối với vay tiêu dùng của một số ngân hàng trên cùng địa bàn, phân tích đánh giá chúng, trên cơ sở đó đưa ra mức lãi suất hợp lý hơn, có tính linh hoạt cao hơn. Ngân hàng có thể chủ động căn cứ vào biên độ dao động lãi suất mà ngân hàng nhà nước cho phép để đưa ra mức lãi suất phù hợp với đặc thù mỗi khoản vay. Bên cạnh đó ngân hàng chủ động tích cực tìm kiếm nguồn vốn với lãi suất thấp, từ đó làm giảm bớt phần nào lãi suất cho vay, tăng cường quản lý nhăm tránh lãng phí để nâng cao hiệu quả hoạt động.

- Chiên lược phân phối.

o Tiếp tục mở rộng, phát triển các kênh phân phối hiện có, đồng thời nỗ lực tìm kiếm xây dựng các kênh phân phối mới nhằm mang sản phẩm CVTD của ngân hàng đến với ngân hàng.

o Đầu tư hơn nữa vào trang thiết bị cơng nghệ để tăng tính hiệu quả của các kênh phân phối từ đó làm tăng thị phần của CVTD trên đại bàn.

Xúc tiến hỗn hợp là công cụ quan trọng của marketing, được các ngân hàng sử dụng nhằm tác động vào thị trường. Nó bao gồm các hoạt động nhằm kích thích việc sử dụng các dịch vụ của ngân hàng, đồng thời tăng mức độ trung thành của khách hàng hiện tại và thu hút khách hàng tương lai, tạo điều kiện cho khách hàng tham gia vào quá trình cung ứng dịch vụ, tăng uy tín hình ảnh của ngân hàng trên thị trường.

Để khác hàng có thể hiểu và sử dụng dịch vụ của ngân hàng thì ngân hàng nên có bảng hướng dẫn khách hàng sử dụng sản phẩm, có số điện thoại để giải đáp thắc mắc, ngồi ra trong q trình cấp tín dụng, CBTD phải thường xun cung cấp cho khách hàng về tiện ích mà sản phẩm CVTD mang lại, giới thiệu các dịch vụ mới đi kèm để đảm bảo khách hàng ln gắn bó với ngân hàng.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP GP bank chi nhánh hà thành thực trạng và giải pháp (Trang 67 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)