Tình hình huy động vốn của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) đánh giá thực trạng tài chính và các giải pháp cải thiện tình hình tài chính công ty cổ phần nhôm việt pháp (Trang 25 - 29)

1.2 Đánh giá thực trạng tài chính của doanh nghiệp

1.2.2.1 Tình hình huy động vốn của doanh nghiệp

Đánh giá tình hình nguồn vốn của doanh nghiệp

Để huy động vốn cho sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp có thể sử dụng nhiều nguồn khác nhau.Về cơ bản, chúng được chia thành nguồn vốn chủ sở hữu và các nguồn vốn vay.

Tài sản Nợ phải trả

Vốn chủ sở hữu là phần vốn thuộc quyền sở hữu của chủ doanh nghiệp,

bao gồm số vốn chủ sở hữu bỏ ra và phần vốn bổ sung từ kết quả kinh doanh. Vồn chủ sở hữu tại một thời điểm có thể được xác định bằng cơng thức:

Vốn chủ sở hữu = Giá trị tổng tài sản – Nợ phải trả

Nợ phải trả là thể hiện bằng tiền những nghĩa vụ mà doanh nghiệp có

trách nhiệm phải thanh toán cho các tác nhân kinh tế khác nhau: Nợ vay, các khoản phải trả người bán, cho Nhà nước, cho người lao động trong doanh nghiệp…

Mục tiêu: Đánh giá thực trạng tài chính của doanh nghiệp để thấy được

doanh nghiệp đã huy động vốn từ những nguồn nào? Quy mô nguồn vốn huy động được đã tăng hay giảm? Cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp tự chủ hay phụ thuộc, thay đổi theo chiều hướng nào? Xác định các trọng điểm cần chú ý trong chính sách huy động vốn của doanh nghiệp cần đạt được các mục tiêu chủ yếu trong chính sách huy động vốn.

Chỉ tiêu đánh giá: Hai nhóm chỉ tiêu cần sử dụng để đánh giá tình hình

huy động vốn của doanh nghiệp bao gồm:

+ Các chỉ tiêu phản ánh quy mô nguồn vốn gồm giá trị tổng nguồn vốn và từng loại nguồn vốn trong bảng cân đối kế toán( B01-DN).

+ Các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp xác định theo công thức:

Tỷ trọng từng

= Giá trị của từng loại, từng chỉ tiêu nguồn vốn x 100% loại nguồn vốn Tổng giá trị nguồn vốn

Mà cụ thể ở đây là:

-Hệ số nợ: Phản ánh nợ phải trả chiếm bao nhiêu phần trăm trong nguồn vốn của doanh nghiệp hay trong tài sản của doanh nghiệp có bao nhiêu phần trăm được hình thành bằng nguồn nợ phải trả.

Hệ số nợ = Tổng số nợ Tổng nguồn vốn

Tổng số nợ của doanh nghiệp bao gồm toàn bộ số nợ ngắn hạn và dài hạn. Tổng nguồn vốn bao gồm các nguồn vốn mà doanh nghiệp sử dụng.

Thơng thường các chủ nợ thích tỷ lệ vay nợ vừa phải vì tỷ lệ này càng thấp thì khoản nợ được đảm bảo trong trường hợp doanh nghiệp bị phá sản. Trong khi đó, các chủ sở hữu lại ưa thích tỷ lệ nợ cao vì họ nắm trong tay một lượng tài sản lớn mà chỉ đầu tư một lượng vốn nhỏ và các nhà tài chính sử dụng nó như một chính sách tài chính để gia tăng lợi nhuận. Tuy nhiên nếu hệ số nợ quá cao, doanh nghiệp sẽ dễ rơi vào tình trạng mất khả năng thanh tốn.

-Hệ số vốn chủ sở hữu: Phản ánh vốn chủ sở hữu chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp

Hệ số vốn chủ sở hữu = Vốn chủ sở hữu Tổng nguồn vốn

Hệ số vốn chủ sở hữu lại đo lường sự góp vốn của chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn hiện nay của doanh nghiệp. Hệ số vốn chủ sở hữu càng lớn, chứng tỏ doanh nghiệp càng độc lập tự chủ về mặt tài chính. Tuy nhiên, hệ số vốn chủ sở hữu ở mức quá cao mà không mạnh dạn đi vay vốn sẽ không tận dụng và phát huy được tác dụng của địn bẩy tài chính. Hệ số nợ =1- Hệ số vốn chủ

sở hữu

Hay Hệ số vốn chủ sở hữu= 1- Hệ số nợ

Ngồi ra cơ cấu nguồn vốn cịn được phản ánh qua hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu:

Hệ số nợ trên vốn chủ

sở hữu =

Tổng số nợ Vốn chủ sở hữu

Phương pháp đánh giá: So sánh cả tổng số và từng loại, từng chỉ tiêu

của tổng số, từng loại , từng chỉ tiêu nguồn vốn. Xác định tỷ trọng từng loại, từng chỉ tiêu nguồn vốn chiếm trong tổng nguồn vốn ở đầu kì và cuối kì, so sánh tỷ tọng của từng loại, từng chỉ tiêu giữa cuối kì và đầu kì.

Khi phân tích cơ cấu và sự biến động của nguồn vốn ta lập bảng sau:

BẢNG 1.1: PHÂN TÍCH CƠ CẤU VÀ SỰ BIẾN ĐỘNG CỦA NGUỒN VỐN (ĐVT:…)

Chỉ tiêu

Cuối kỳ Đầu kỳ Chênh lệch

Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tỷ lệ (%) PHẦN NGUỒN VỐN A.NỢ PHẢI TRẢ I.Nợ ngắn hạn ……………………… B. Vốn chủ sở hữu I.Vốn chủ sở hữu ……………………… TỔNG CỘNG

Đánh giá hoạt động tài trợ của doanh nghiệp.

Để đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh của cơng ty được tiến hành thường xun, liên tục thì tương ứng với một quy mô kinh doanh nhất định thường xuyên phải có một lượng TSLĐ nhất định nằm trong các giai đoạn luân chuyển như các tài sản dự trữ về nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang, thành phẩm, bán thành phẩm, và nợ phải thu của khách hàng. Những tài sản này gọi là TSLĐ thường xuyên, nó là một bộ phận của tài sản thường xuyên.

Nguồn vốn lưu động thường xuyên tạo ra mức độ an toàn cho doanh nghiệp trong kinh doanh, về cơ bản, nguồn vốn lưu động thường xuyên đảm

bảo cho vốn lưu động thường xuyên, còn nguồn vốn lưu động tạm thời sẽ đảm bảo cho nhu cầu vốn lưu động tạm thời, song không nhất thiết phải hoàn toàn như vậy. Để tạo điều kiện cho việc sử dụng linh hoạt nguồn tài chính, ta sẽ xem xét một số mơ hình tài trợ vốn sau:

Mơ hình tài trợ vốn

TSLĐ tạm thời Nguồn vốn tạm thời TSLĐ thường xuyên

Nguồn vốn thường xuyên TSCĐ

Mơ hình tài trợ thứ nhất: Tồn bộ TSCĐ và TSLĐ thường xuyên

được đảm bảo bằng nguồn vốn thường xuyên, toàn bộ TSLĐ tạm thời được đảm bảo bằng nguồn vốn tạm thời. Lợi ích của áp dụng mơ hình này:

- Giúp cho doanh nghiệp hạn chế được rủi ro trong thanh tốn, mức độ an tồn cao hơn

- Giảm bớt được chi phí trong sử dụng vốn Hạn chế của việc sử dụng mơ hình này:

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) đánh giá thực trạng tài chính và các giải pháp cải thiện tình hình tài chính công ty cổ phần nhôm việt pháp (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)