Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần Nhôm Việt Pháp.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) đánh giá thực trạng tài chính và các giải pháp cải thiện tình hình tài chính công ty cổ phần nhôm việt pháp (Trang 48)

- Chưa tạo ra sự linh hoạt trong việc tổ chức sử dụng vốn

2.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần Nhôm Việt Pháp.

2.1.1. Q trình thành lập và phát triển cơng ty cổ phần nhôm Việt Pháp. 2.1.1.1. Giới thiệu chung về công ty.

Tên gọi Công ty : Công ty cổ phần Nhôm Việt Pháp - Loại hình doanh nghiệp: Cơng ty cổ phần.

- Trụ sở chính của Cơng ty : Lơ A2 – CN7, đường CN8 – KCN Từ Liêm, Hà Nội - Điện thoại :0437805194 Fax: 0337805195

- Email: info@nhomvietphap.com - Website: http://nhomvietphap.com

Công ty cổ phần Nhôm Việt Pháp được thành lập năm 2000 dựa trên sự hợp tác và liên kết giữa Việt Nam và Cộng Hịa Pháp có tư cách pháp nhân, thực hiện hạch toán kinh tế độc lập, có con dấu riêng.

Cơng ty có 1 nhà máy sản xuất trực thuộc công ty - Nhà Máy Nhôm Việt Pháp

- Địa chỉ: Lô A2 – CN7, đường CN8 – KCN Từ Liêm, Hà Nội - Điện thoại :0437805194

- Fax: 0337805195

- Email: info@nhomvietphap.com

Lĩnh vực kinh doanh: vận tải hàng hóa bằng đường thủy trong nước, mua bán vật liệu xây dựng, san lấp mặt bằng cơng trình, xây dựng cơng trình giao thơng thủy lợi quy mơ vừa và nhỏ, xây dựng cơng trình dân dụng và cơng nghiệp…

Loại hình doanh nghiệp: cơng ty Cổ phần.

Kì kế tốn năm bắt đầu từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 năm dương lịch. Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kì kế tốn: Việt Nam Đồng ( VNĐ )

Chế độ kế tốn áp dụng: Cơng ty áp dụng chế độ kế tốn doanh nghiệp Việt Nam ban hành kèm theo quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/9/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính.

Hình thức kế tốn áp dụng: Nhật kí chung.

Phương thức khấu hao: Khấu hao theo phương pháp đường thẳng.

2.1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần Nhôm Việt Pháp.

Nền kinh tế đang rất phát triển với ngày càng nhiều cơng trình xây dựng được xây mới. Điều đó đã kích thích gia tăng nhu cầu sử dụng các loạt vật liệu làm cửa tốt với giá thành thấp đồng thời đảm bảo được sự an tồn và tiện dụng cho người sử dụng. Do đó Cơng ty cổ phần Nhơm Việt Pháp được thành lập năm 2000 dựa trên sự hợp tác và liên kết giữa Việt Nam và Cộng Hòa Pháp. Được thành lập dựa trên luật doanh nghiệp, có tư cách pháp nhân, có quyền và nghĩa vụ theo luật định, tự chịu trách nhiệm về tồn bộ hoạt động kinh doanh của mình, có con dấu riêng, có tài sản và các quỹ tập trung.

Những định hướng phát triển Công ty đặt ra ngay từ khi thành lập dần dần đưa vào thực tế cuộc sống đã đặt nền móng cho sự tăng trưởng nhanh và vững chắc trong tương lai của tồn cơng ty. Trải qua 15 năm hình thành và phát triển Cơng ty cổ phần Nhơm Việt Pháp đã có nhiều thay đổi so với khi mới thành lập. Hiện nay, công ty đã từng bước đứng vững trên thị trường với mức doanh thu ngày càng lớn và gia tăng rõ rệt qua các năm.

2.1.1.3. Chức năng, ngành nghề kinh doanh của công ty.

2.1.1.3.1. Chức năng, nhiệm vụ của công ty.A, Chức năng. A, Chức năng.

Chức năng chính của cơng ty là gia cơng, sản xuất các loại cửa nhôm, cửa cuốn mang thương hiệu riêng của công ty như Frandoor, thanh nhơm định hình mang thương hiệu Fran aluminium.

Vận chuyển, thi cơng và hồn thiện lắp đặt ở các cơng trình xây dựng mà cơng ty cung cấp các sản phẩm do mình sản xuất.

B, Nhiệm vụ:

- Thực hiện đầy đủ thủ tục đăng ký kinh doanh và hoạt động theo quy định của Nhà nước. nghĩa vụ đối với Nhà nước. Thực hiện nghiêm túc chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, phát luật về bảo vệ mơi trường và giữ gìn an ninh trật tự và an toàn xã hội, hoàn thành tốt nhiệm vụ quốc phịng tồn dân. Thực hiện tốt nghĩa vụ thuế và các khoản phải nộp ngân sách

- Tạo lập và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn kinh doanh.

- Tổ chức bộ máy quản lý làm việc hiệu quả hơn, tuyển dụng những người có trình độ chun mơn, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vu cho nhân viên

- Chủ động đi sâu nghiên cứu thị trường, tạo dựng những mối quan hệ tốt với đối tác.

- Xác định rõ phương hướng nhiệm vụ chiến lược kinh doanh để hồn thành mục tiêu của cơng ty. Xây dựng và thực hiện kế hoạch kinh doanh trên cơ sở tôn trọng pháp luật.

- Tạo dựng môi trường làm việc thân thiện và chuyên nghiệp, kỉ luật lao động cao. Không ngừng nâng cao đời sống của cơng nhân viên trong tồn cơng ty, quan tâm tốt tới công tác xã hội và từ thiện, góp phần làm cho xã hội tốt đẹp hơn.

2.1.1.3.2. Ngành nghề kinh doanh của công ty.

Các ngành nghề kinh doanh chính của cơng ty Nhơm Việt Pháp:

Sản xuất nhôm thanh định hình mang thương hiệu FRAN ALUMINIUM.

Sản xuất cửa nhôm, cửa cuốn mang thương hiệu FRANDOOR. Thi cơng và hồn thiện cơng trình xây dựng.

Xuất nhập khẩu các mặt hàng cơng ty kinh doanh.

Tất cả các Quy trình sản xuất của nhà máy Nhơm Việt Pháp trực thuộc công ty cổ phần Nhôm Việt Pháp được thực hiện theo tiêu chuẩn ISO 9001 : 2008.

2.1.2. Đặc điểm hoạt động của cơng ty cổ phần nhơm Việt Pháp.

2.1.2.1. Quy trình sản xuất kinh doanh.

Công ty cổ phần nhôm Việt Pháp được thành lập với chức năng chính là sản xuất các sản phẩm để thu lợi nhuận. Cơng ty có nhiều loại sản phẩm khác nhau với các quy trình sản xuất và lắp đặt khác nhau phù hợp với yêu cầu cao của từng khách hàng.

Sơ đồ khái quát quy trình sản xuất kinh doanh của công ty:

Nhập nguyên liệu: Công ty sẽ nhập các nguyên liệu từ các nhà cung cấp để sản xuất. Tùy vào mục đích sản xuất là cửa nhơm, cửa cuốn hay nhơm thanh định hình để từ đó nhập các nguyên liệu cho phù hợp.

Tổ chức sản xuất tại nhà máy: Các nguyên liệu đã nhập sẽ được đưa vào nhà máy sản xuất để cho ra các sản phẩm. Tùy vào mục đích sản xuất mà thời gian hồn thành sản xuất cũng khơng giống nhau.

Nhập kho thành phẩm: Sau khi đã sản xuất xong các thành phẩm hoàn thiện sẽ được đưa vào nhập kho.

Vận chuyển và lắp đặt: Công ty sẽ vận chuyển hàng cho các đại lý tại các tỉnh thành hay cho các khách hàng có nhu cầu mua sản phẩm. Cơng ty có hỗ trợ việc vận chuyển và lắp đặt các sản phẩm đảm bảo các sản phẩm hoạt

Vận chuyển và lắp đặt cho khách hàng Nhập kho các thành phẩm. Tổ chức sản xuất tại nhà máy. Nhập nguyên liệu sản xuất.

2.1.2.2. Nguồn nhân lực.

Nguồn lao động của công ty được lấy từ nhiều địa chỉ khác nhau phù hợp loại hình cơng việc với chun ngành và cấp độ khác nhau. Lao động làm việc tại cơng ty được phân loại theo từng phịng ban cụ thể.

Các công nhân, kĩ sư trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất ở nhà máy được công ty đào tạo bài bản. Thường xuyên được đi học các khóa tập huấn giúp nâng cao hiệu quả làm việc cũng như từ đó nâng cao chất lượng sản phẩm.

2.1.3. Tình hình tài chính chủ yếu của cơng ty cổ phần nhôm Việt Pháp.

2.1.3.1. Những thuận lợi, khó khăn trong hoạt động của cơng ty.

a,Thuận lợi: Là đơn vị đã nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực sản xuất

nhôm nên công ty nhận được sự giúp đỡ, quan tâm của chính quyền các cấp, các cơ quan, ban ngành cũng như sự tín nhiệm của khách hàng, đối tác. Hệ thống khách hàng quen thuộc là một ưu thế lớn của công ty so với những doanh nghiệp cùng hoạt động trong lĩnh vực trong nước và đặc biệt là trên địa bàn tỉnh.

Bên cạnh đó, sự năng động của Giám đốc, đội ngũ cán bộ các bộ phận trong cơng ty với những cá nhân có năng lực, tận tâm với công việc, công nhân các đội, các tổ là những người thợ lành nghề, tất cả điều đó đã góp phần tích cực vào kết quả hoạt động của doanh nghiệp.

b, Khó khăn: Trong điều kiện đất nước bước vào thời kỳ hội nhập kinh

tế quốc tế, bên cạnh những thuận lợi, Công ty cũng phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức như:

-Thị trường thu hẹp do sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp;

-Sự biến động về giá vật tư, nguyên liệu đầu vào: giá nhiên liệu thường xun biến động và ln ở mức cao, bình quân là tăng, đặc biệt trong những năm gần đây. Giá vật tư, nguyên liệu, nhân công, dịch vụ cũng đều tăng rất cao.

-Lực lượng lao động có trình độ chun mơn ngày càng thiếu, do tính chất đặc thù của ngành vận tải và xây dựng.

-Khơng chỉ có vậy, việc thanh quyết tốn các đơn hàng cịn gặp rất nhiều khó khăn, nhiều đơn hàng đã lắp đặt xong nhưng vẫn chưa được quyết tốn hết dẫn đến cơng ty thiếu vốn để nhập nguyên liệu sản xuất gây thiệt hại không nhỏ cho công ty.

2.1.3.2. Kết quả hoạt động kinh doanh trong một số năm gần đây.

Theo phụ lục 01- Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2013-2015 ta có thể thấy kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2013 – 2015 ngày càng hiệu quả và ổn định. Điều đó thể hiện qua doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh thu tài chính tăng nhanh qua các năm từ đó làm cho lợi nuận sau thuế của công ty cũng tăng. Cơng ty làm ăn có lãi đồng thời mở rộng vốn kinh doanh giúp công ty phát triển và lớn mạnh hơn.

2.2. Đánh giá thực trạng tài chính tại cơng ty cổ phần nhơm Việt Pháp. 2.2.1. Đánh giá tình hình huy động vốn của cơng ty.

2.2.1.1. Đánh giá sự biến động nguồn vốn của công ty.

Qua phụ lục 02- bảng 2.2: phân tích cơ cấu và sự biến động của nguồn vốn cơng ty ta thấy cơng ty cổ phần Nhơm VIệt Pháp có tổng nguồn vốn cuối năm 2015 đạt hơn 35,7 tỷ đồng, tăng hơn 14,9 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm 2015 (tương ứng với tỷ lệ tăng là 71,44%). Chứng tỏ công ty đã gia tăng nhanh nguồn vốn huy động để mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh. Trong cơ cấu nguồn vốn năm 2015, Nợ phải trả có xu hướng tăng nhanh vào cuối năm, đồng thời nguồn vốn chủ sở hữu cũng tăng nhưng với một lượng rất nhỏ so với nợ phải trả. Cuối năm 2015 Nợ phải trả chiếm tỷ trọng trong tổng nguồn vốn cao hơn rất nhiều so với tỷ trọng nợ phải trả trong tổng nguồn vốn thời điểm đầu năm (tăng 899.44% so với đầu năm) cho thấy doanh nghiệp huy động vốn có xu hướng tăng mạnh nguồn huy động vốn từ bên ngoài, cụ

thể là từ các khoản Nợ ngắn hạn nhằm tận dụng địn bẩy tài chính, khuếch đại ROE. Do vậy, mức độ tự chủ về tài chính của doanh nghiệp đang có xu hướng giảm, nếu các khoản vốn vay khơng được sử dụng hiệu quả sẽ làm tăng rủi ro cho doanh nghiệp, doanh nghiệp cần thận trọng trong việc sử dụng địn bẩy tài chính. Để đánh giá sự biến động này có hợp lý hay khơng ta đi sâu vào phân tích cụ thể các chỉ tiêu trên Bảng cân đối kế toán:

Nợ phải trả: Nợ phải trả thời điểm cuối năm 2015 tăng mạnh so với

đầu năm (tăng hơn 14.7 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 899.44%). Có sự tăng mạnh là do ảnh hưởng của sự tăng nhanh của nợ ngắn hạn. Nợ ngắn hạn tăng chủ yếu do tăng các khoản Phải trả cho người bán (cuối năm tăng 121.29% so với đầu năm), Thuế và các khoản phải nộp nhà nước (cuối năm tăng 22,43% so với đầu năm) và đặc biệt là khoản người mua trả tiền trước (cuối năm tăng mạnh 2,127.77% so với đầu năm). Đây là khoản doanh nghiệp đi chiếm dụng vốn. Như khoản người mua trả tiền trước thay vì trả tiền theo từng giai đoạn trong hợp đồng đồng. Để có thể chiếm dụng khoản vốn này cơng ty đã áp dụng nhiều chính sách chiết khấu háp dẫn đối với các khách hàng thanh toán sớm trước thời hạn. Tuy nhiên khoản vốn chiesm dụng này lại bị hạn chế về mặt thời gian, chỉ có thể sử dụng tạm thời, trong thời gian ngắn cần quản lí chặt chẽ để tránh xảy ra các rủi ro như khi chiếm dụng lương nếu khơng thanh tốn được sẽ làm mất uy tín của cơng ty cũng như làm mất khả năng thanh tốn. Cịn về phần phải trả người bán nếu quá hạn vẫn chưa thanh tốn sẽ dẫn đến tình trạng bị phạt vì q hạn gây thiệt hại cho cơng ty.

Nguồn Vốn chủ sở hữu: Qua bảng phân tích cho thấy, Vốn chủ sở hữu

của cơng ty trong năm 2015 có xu hướng tăng nhẹ về số lượng, tuy nhiêm lại giảm mạnh về tỷ trọng trong tổng nguồn vốn. Vốn chủ sở hữu của công ty tại thời điểm đầu năm 2015 đạt 19.219 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 92.13% trong tổng nguồn vốn. Đến cuối năm 2015, Vốn chủ sở hữu tăng nhẹ 137.67 triệu

đồng lên mức 19.356 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 54.13% trong tổng Nguồn vốn của công ty. Cụ thế:

+Vốn đầu tư của chủ sử hữu của công ty trong năm 2013 tại thời điểm đầu năm và cuối năm đều là 19 tỷ đồng. Tuy nhiên tỷ trọng của Vốn đầu tư của chủ sử hữu tại thời điểm cuối năm là 98.16% trong tổng vốn chủ sở hữu, giảm 0.7 % so với thời điểm đầu năm.

+ Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của doanh nghiệp thu được lại có xu hướng tăng. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của doanh nghiệp tài thời điểm đầu năm 2015 là 219.314 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 1.14% trong Vốn chủ sở hữu. Đến thời điểm cuối năm 2015 Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của doanh nghiệp là 356.984 triệu đồng, tăng 137.67 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng lên đến 62.77%, chiếm tỷ trọng 1.84%trong Vốn chủ sở hữu. Điều này cho thấy, doanh nghiệp đã có nhiều nỗ lực trong sản xuất kinh doanh nên lợi nhuân sau thuế tăng khá cao. Tuy nhiên so với sự tăng của vốn kinh doanh thì vẫn chưa phù hợp. Do đó doanh nghiệp phải có những chính sách phù hợp hơn để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Tóm lại, qua phân tích cơ cấu nguồn vốn và sự biến động nguồn vốn của công ty cho thấy doanh nghiệp đang thực thi chính sách huy động nợ, trong đó chủ yếu là Nợ ngắn hạn sẽ mang lại cho doanh nghiệp cơ hội để tận dụng tính chất địn bẩy tài chính với chi phí thấp, và chứng tỏ uy tín của doanh nghiệp khá cao. Tuy nhiên, tỷ trọng nợ cao trong cơ cấu nguồn vốn gây áp lực thanh toán rủi ro tài chính tăng. Do đó, các nhà quản trị doanh nghiệp cần xem xét thận trọng sự biến động của các khoản nợ, thời hạn thanh toán nợ để kịp thời xử lý nhằm tránh gây mất khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp trong năm tài chính tiếp theo. Bên cạnh đó, nguồn Vốn chủ sở hữu lại có xu hướng giảm mạnh tỷ trọng trong tổng nguồn vốn chứng tỏ mức độ tự chủ về tài chính của doanh nghiệp có xu hướng giảm tỷ trọng vốn chủ.

2.2.1.2. Đánh giá cơ cấu nguồn vốn

Qua phụ lục 03 - Bảng 2.3 ta có thể thấy cơ cấu nguồn vốn của cơng ty đã có sự thay đổi từ năm 2014 đến cuối năm 2015. Trong đó, tổng nguồn vốn đã tăng lên hơn 14.942 tỷ đồng (tương ứng với tỷ lệ tăng là 71.44%) cho thấy quy mô kinh doanh của công ty đã tăng lên. Hệ số nợ của công ty đến cuối năm 2015 tăng nhanh chóng lên 0.3801 đạt 0.4587 lần so với năm 2014 (tăng mạnh 482.97%). Cuối năm 2014 tỉ trọng nợ phải trả nhỏ hơn rất nhiều so với tỉ trọng của vốn chủ sở hữu, tuy nhiên tỷ trọng nợ tăng mạnh về cuối năm thể hiện mức độ tự chủ về tài chính khá cao và tự chủ về tài chính có xu hướng giảm mạnh, rủi ro tài chính tăng lên cho công ty. Trong cơ cấu nợ phải trả của công ty không hề tồn tại các khoản vay nợ mà chỉ là các khoản công ty tạm thời chiếm dụng.

2.2.1.3. Đánh giá hoạt động tài trợ của công ty cổ phần nhôm Việt Pháp.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) đánh giá thực trạng tài chính và các giải pháp cải thiện tình hình tài chính công ty cổ phần nhôm việt pháp (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)